Phán quyết của Liên Hiệp Quốc về Dân Oan Bến Tre và Cù Huy Hà Vũ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáu tháng trước đây, ngày 30/5/2011, Tòa Án Nhân Dân tỉnh Bến Tre trong phiên sơ thẩm đã đưa ra xét xử 7 Dân Oan, trong số có ba thành viên của Đảng Việt Tân:

1 – Mục sư Dương Kim Khải. 2 – Bà Trần Thị Thúy. 3 – Bà Phạm Ngọc Hoa. 4 – Ông Nguyễn Thành Tâm. 5 – Ông Phạm Văn Thông. 6 – Ông Nguyễn Chí Thành. 7 – Ông Cao Văn Tỉnh.

Tất cả bị tuyên án tổng cộng 60 năm tù cho tội “âm mưu lật đổ chính quyền” theo điều 79 của Bộ Luật hình sự. Người nặng nhất là bà Trần Thị Thúy bị 8 năm tù, và 5 năm quản chế.

Đảng Việt Tân cho biết ngay sau đó, ngày 9/6/11, đã đưa toàn bộ hồ sơ vụ án đến Ủy Ban Kiểm Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention). Trong hồ sơ này, Đảng Việt Tân vạch rõ trước dư luận quốc tế sự kiện nhà cầm quyền Việt Nam liên tục sử dụng điều 79 của Bộ Luật hình sự để trấn áp và giam cầm các công dân tranh đấu ôn hòa cho các quyền căn bản của họ như đã ghi rõ trong các điều khoản của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Universal Declaration of Human Rights) của Liên Hiệp Quốc và Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị (International Covenant on Civil and Political Rights), bao gồm cả các quyền tự do tham gia đoàn thể, quyền tự do lập hội và tự do hội họp trong ôn hòa.

Sau một thời gian điều tra, trong bức thư đề ngày 28/11/2011, Ủy Ban đã công bố phán quyết liên quan đến vụ án bảy Dân Oan. Phán quyết của Ủy Ban Kiểm Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc nói rõ việc nhà cầm quyền Việt Nam cáo buộc những Dân Oan nói trên tham gia hoặc có liên hệ với Đảng Việt Tân để kết án họ một cách nặng nề là vi phạm quyền tự do tham gia đảng phái cũng như sinh hoạt chính trị.

Phán quyết của Ủy Ban cũng khẳng định việc toà án Việt Nam dùng điều 79 của Bộ Luật hình sự để kết án bảy Dân Oan nói trên tội “âm mưu lật đổ chính quyền” là vi phạm Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, vì những người này chỉ thực hiện những quyền dân sự của họ một cách ôn hòa.

Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã vi phạm các quyền căn bản trong 2 văn kiện trên khi ngăn trở không cho các Dân Oan tiếp xúc với luật sư; không cho luật sư tham khảo hồ sơ tố tụng theo đúng quy định; ngăn cản dân chúng và thân nhân của họ tham dự phiên tòa mà nhà cầm quyền nói là xử công khai.

Cũng như phán quyết của Ủy Ban trong tháng trước về việc bắt giữ Luật sư Cù Huy Hà Vũ do người Việt Nam và các tổ chức vô vị lợi quốc tế đệ nạp hồ sơ, phán quyết lần này của Ủy Ban Kiểm Tra được dư luận đánh giá là một thắng lợi chung của cả phong trào đấu tranh bất bạo động cho mục tiêu dân quyền và dân chủ tại Việt Nam.

Thật vậy, công luận thế giới chỉ cần nhìn lại tiến trình vu cáo đê hèn và bắt bớ Luật sư Cù Huy Hà Vũ, cũng như quá trình xét xử trong vụ án bảy Dân Oan Bến Tre sẽ thấy ngay cái gọi là “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” chỉ là một thứ dùi cui của tình trạng vô pháp luật. Các cơ quan công quyền đã tùy tiện dựng đứng chứng cớ để bắt giữ người vô căn cứ, trắng trợn ngăn trở quá trình xét xử, cáo buộc các nạn nhân những tội danh tưởng tượng nhưng dẫn đến các bản án rất nặng nề. Hiện nay, trong đa số vụ án liên quan đến chính trị, tòa án Việt Nam đã liên tục sử dụng điều 79 của Luật hình sự. Đây là một điều luật rất mơ hồ nhằm mục đích khống chế người dân trong một khung hình phạt tối đa với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền” nghe rất ghê gớm. Nhưng điều luật này không hề diễn giải thế nào là hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia, tùy tiện đồng hóa nhà cầm quyền với quốc gia, và không phân biệt với những nỗ lực vận động thay đổi một cách ôn hòa, như của bảy Dân Oan Bến Tre. Điều luật này, do đó, chỉ biểu hiện sự lạm dụng quyền lực và chính sách đàn áp khi đuối lý.

Ngay cả cáo trạng của Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Bến Tre cũng như điều tra của Công an đều ghi nhận các hoạt động của những người dân này chỉ là khiếu nại đòi công lý về đất đai, một hoạt động rất ôn hòa theo đúng pháp luật, không ảnh hưởng gì đến an ninh quốc gia. Những hoạt động đó cũng thuộc lãnh vực sinh hoạt xã hội dân sự mà Công ước Liên Hiệp Quốc công nhận và không thể bị xét xử như một âm mưu lật đổ chế độ. Chính hình ảnh những người dân oan với hai bàn tay trắng đứng trước đội ngũ công an, mật vụ lăm lăm với đủ loại dụng cụ trấn áp tàn nhẫn đủ nói lên sự vô lý của các bản án theo điều luật 79.

Chẳng những vậy, những Dân Oan ấy còn không được xét xử một cách công khai và công bằng như lời nhà nước Việt Nam thường rêu rao, vi phạm Điều 10 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền “Mọi người đều có quyền được xét xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư”. Trong tiến trình tố tụng, luật sư bị ngăn trở gặp các Dân Oan để chuẩn bị các luận cứ bào chữa và sau phiên xử các Dân Oan cũng không được cho gặp luật sư để tính việc kháng án. Luật sư Huỳnh Văn Đông, một trong số các luật sư bào chữa, ngay tại phiên tòa đã đòi hỏi tòa án cung cấp “văn bản khẳng định Việt Tân là tổ chức khủng bố chống nhà nước” nhưng không được thỏa mãn. Khi ông cố gắng giải thích sáu chữ HS.TS.VN để chỉ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam thì bị đẩy ra khỏi phòng xử án và bị công an dẫn đi khắp phố như để bêu rếu. Sau đó, khi trả lời một cuộc phỏng vấn, Luật sư Huỳnh Văn Đông đã nói: “Người ta muốn che đậy một sự thật mà đa số người dân Việt Nam yêu nước muốn nói lên, đó là sự bành trướng của Trung Quốc đối với chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.” Một tòa án hành xử tùy tiện, thiếu văn minh như vậy không thể là một tòa án công bằng. Sáu chữ HS.TS.VN không thể là bằng chứng về một âm mưu lật đổ chính quyền. Nhìn chung, khó chối cãi được Việt Nam đã lạm dụng chính hệ thống pháp luật của mình để chà đạp nhân quyền, một điều thường thấy ở các chế độ độc tài.

Phán quyết của Uỷ Ban Kiểm Tra việc Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc tạo ra một tiền lệ rất tích cực để sau này, các vụ bắt giam và xét xử các nhà đấu tranh dân chủ vì điều 79 và các cáo buộc chính trị khác sẽ phải được đưa ra trước các diễn đàn quốc tế. Ngày nay, những người cầm quyền ở Việt Nam phải nhận thức được rằng nhân quyền mang một giá trị phổ biến chung cho mỗi người và cho mọi người trên khắp thế giới và họ có bổn phận phải tôn trọng. Mọi thủ đoạn lạm dụng hệ thống luật pháp để đàn áp và chà đạp nhân quyền nhất định sẽ bị đưa ra ánh sáng.

Các phán quyết của Uỷ Ban Kiểm Tra việc Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc vừa mở ra một diễn đàn mới mà người Việt Nam cần tận dụng. Đã đến lúc hồ sơ về những kẻ đang chà đạp nhân quyền tại Việt Nam cần được chính thức thiết lập. Đây là bước đầu cần thiết cho các phiên tòa hình sự quốc tế tại La Hague trong tương lai.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.