Phỏng vấn ông Lý Thái Hùng về sự đàn áp mới nhất tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
MP3 - 1.6 Mb
Âm thanh phỏng vấn ông Lý Thái Hùng

(06.08.2011) – Sài Gòn – Đây là cuộc phỏng vấn giữa Thomas Việt với ông Lý Thái Hùng vào lúc 10 tối ngày 05.08.2011, nhân sự kiện các vụ đàn áp mới nhất của CSVN hiện nay. Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn sau:

Thomas Việt: Qua việc cộng sản Việt Nam đưa linh mục Nguyễn Văn Lý trở lại nhà tù, blogger Điếu Cày bị mất tay, kết quả phiên xử phúc thẩm tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và phiên tòa sắp tới với giáo sư Phạm Minh Hoàng, Việt Tân nhận định như thế nào về những sự kiện đó thư ông?

Lý Thái Hùng: Thư anh, liên quan đến việc hàng loạt những người yêu nước đang bị nhà cầm quyền CSVN bức hại trong thời gian vừa qua như anh vừa đề cập, trên bề nổi thì ai cũng thấy là

CSVN đang mạnh tay đàn áp và bất chấp những phản đối của dư luận. Điều này cho thấy là dường như CSVN muốn gửi một tín hiệu ra bên ngoài là họ vẫn còn mạnh và sẵn sàng ra tay trấn áp những ai chống lại họ. Nói cách khác là sau những dàn xếp ổn thỏa vấn đề nhân sự, hoàn tất vấn đề chia ghế và chia phần cho các nhóm quyền lực ở trong đảng, trong quốc hội, trong chính phủ và trong bộ máy nhà nước, CSVN đã ra tay đàn áp để thị uy và cho rằng họ còn đang mạnh và có khả năng kiềm chế các bất ổn xã hội.

Tuy nhiên từ bên trong của chế độ nhìn ra, chúng ta thấy có sự khác thường. Đó là chế độ không mạnh như họ cố gắng tạo ấn tượng mà trái lại, ngày càng lo âu về sự bất ổn định chính trị có thể dẫn đến tình trạng đột biến khó lường. Họ ra tay để che dấu sự lúng túng đối phó những cuộc biểu tình chống Trung Quốc đang diễn ra lien tục tại Hà Nội và Sài Gòn và nhất là che dấu những mầm móng bất ổn phát sinh từ 4 vấn đề rất nghiêm trọng hiện nay:

Thứ nhất là tình trạng suy thoái kinh tế với nạn lạm phát lên đến hai con số, khoảng 23%. Vật giá gia tăng trong khi các ngành sản xuất đình đọng, doanh nghiệp khốn đốn. Mặc dù chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đưa ra chính sách giảm chi, cắt đầu tư công và kiểm soát tín dụng; nhưng hoàn toàn không có hiệu quả vì lãnh đạo thiếu khả năng và không nhất quán trong hành động.

Thứ hai là nạn tham nhũng đã trở thành bướu hoại sinh ngày một phình lớn vô phương cứu chữa. Tập đoàn Vinashin phá sản làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng mà Bộ chính trị đảng CSVN đã không truy cứu trách nhiệm của bất cứ ai đứng đầu bộ máy nhà nước; Đó là dấu hiệu bất thường. Tình trạng nợ nần dây dưa lên đến hàng ngàn tỷ đồng của hai tập đoàn dầu khí và hàng không Việt Nam cũng cho thấy lãnh đạo đảng CSVN hiện nay không lên lên tiếng và cố tình bao che lẫn nhau.

Thứ ba là nạn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đã gia tăng đáng kể. Việt Nam đã thoát khỏi hạng mức của quốc gia nghèo, tức là đang ở vào hàng ngũ của những quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp theo cách tính của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên trong thực tế, mức thu nhập của người dân cách biệt rất lớn. Theo điều tra của Bộ lao động thương binh xã hội thì khoảng cách thu nhập và tiêu dung giữa 25% giàu nhất và 25% nghèo nhất gia tăng rất nhanh.

Thứ tư là vấn đề chủ quyền Biển Đảo của Việt Nam đang bị Trung Quốc xâm lấn một cách trắng trợn mà phía lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN lại núp sau 16 chữ vàng để khỏa lấp vấn đề. Sự thiếu nhất quán của lãnh đạo Hà Nội trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, khi hội họp với Mỹ hay với ASEAN thì chủ trương đàm phán đa phương; nhưng khi họp với Trung Quốc thì chấp nhận đàm phám song phương, đã tạo ra làn sóng bất mãn trong quần chúng và ngay chính trong nội bộ đảng CSVN.

Nói tóm lại, khi một chính quyền mạnh, kiểm soát được tình hình thì lãnh đạo nhà nước không cần phải có những biện pháp mạnh để răn đe người dân. Chỉ khi nào chính quyền bị suy yếu, lúng túng đối phó trước nhiều sức ép của xã hội, thì họ phải ra tay đàn áp những tiếng nói phản kháng để mong tìm cách cô lập phong trào đấu tranh. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp giai đoạn, về lâu dài họ sẽ bị những phong trào phản kháng quật ngã như chúng ta đã từng chứng kiến các cuộc cách mạng Màu tại Serbia, Georgia, và mới đây là cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia và Ai Cập.

Thomas Việt: Các việc trên điều diễn ra sau khi cộng sản Hà Nội vừa tự bầu bán chính phủ mới, tức là ổn định xong vấn đề nhân sụ. Điều này có thể là họ muốn nói cho người dân Việt biết là Hà Nội sẽ thẳng tay đàn áp và không có dân chủ theo thời gian phải không thưa ông?

Lý Thái Hùng: Đúng như vậy thưa anh. Với những kết quả sắp xếp nhân sự vừa qua, các phe đã mặc cả với nhau những vị trí quyền lực như ông Trương Tấn Sang từ Thường trực Ban bí thư sang làm Chủ tịch nước; đưa ông Lê Hồng Anh từ Bộ công an sang làm Thường trực ban bí thư; đưa ông Nguyễn Sinh Hùng từ Phó thủ tướng lên làm Chủ tịch quốc hội và giữ ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng thêm 1 nhiệm kỳ nữa, cho thấy là các phe quyền lực trong đảng CSVN cố thoả hiệp hầu có thể kéo dài khoảng thời gian độc quyền của họ được ngày nào hay ngày đó. Và để duy trì sự thoả hiệp này, các phe sẽ phải có cùng chủ trương đàn áp triệt để các tiếng nói đối kháng. Do đó, chúng ta không nên chờ đời thiện chí thay đổi và chấp nhận bối cảnh sinh hoạt dân chủ từ những phe nhóm quyền lực này. Chỉ có sự tranh đấu của người dân yêu chuộng dân chủ và công lý thì mới đẩy thiểu số lãnh đạo rơi vào thế lung túng đối phó và tan rã như đã nhìn thấy tại Đông Âu hay Bắc Phi.

Thomas Việt: Sự đàn áp người biểu tình chống Trung Cộng ngày càng mạnh, cũng như mức tù cho những người lên tiếng cảnh báo về hiểm họa xâm lăng từ Trung Cộng là khá cao, điều này có thể nói Trung Cộng đã thành công trong việc điều khiển chính phủ của Việt Cộng?

Lý Thái Hùng: Sau Hội Nghị Thành Đô vào tháng 10 năm 1990, hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc nối lại mối quan hệ hữu nghị sau hơn 1 thập niên xung đột đẫm máu từ năm 1979, đảng Cộng sản Việt Nam đã coi Trung Quốc là ngọn cờ đầu của phe xã hội chủ nghĩa còn sót lại sau khi khối Liên Xô tan rã và là chỗ dựa an toàn từ kinh tế, chính trị, xã hội, thương mại, quân sự… để duy trì chế độ độc đảng tại Việt Nam.

Với mối quan hệ mang tính chất nô lệ vào quan thầy như vậy, chúng ta thấy rõ là lãnh đạo đảng CSVN không thể nào làm trái ý đối với Bắc triều. Liên quan về vụ biển Đông, Tôn Quốc Tường, một tên đại sứ của Trung Quốc tại Việt Nam trong cuộc họp báo tại Hà Nội vào đầu năm 2011 đã từng nói rằng “hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại”. Câu nói này mang ý nghĩa là CSVN muốn tồn tại thì phải hợp tác song phương với Trung Quốc; còn chống lại thì sẽ bị những sức ép phá hoại từ Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng Trung Cộng hiện nay không những thành công trong việc điều khiển chính phủ tại Hà Nội mà còn có thể sai khiến chính phủ này làm những điều để phục vụ các lợi ích của Bắc Kinh và càng ngày đi ngược lại với quyền lợi của dân tộc Việt Nam.

Thomas Việt: Theo nhận định của Việt Tân thì cộng sản Hà Nội sẽ xét xử giáo sư Hoàng ở mức án như thế nào, có lớn hơn mức án của tiến sĩ Vũ hay không thư ông?

Lý Thái Hùng: Thưa anh, chúng tôi không phải là quan tòa của CSVN nên không thể nào biết được mức án đối với anh Phạm Minh Hoàng sẽ xét xử vào ngày 10.08 tới đây. Tuy nhiên CSVN đã kết tội anh Phạm Minh Hoàng vi phạm điều 88 (tuyên truyền chống nhà nước) của Luật hình sự dựa trên ba điểm: 1/ Viết 33 bài nhận định dưới tên Phan Kiến Quốc, mà cộng sản Việt Nam nói là có nội dung tuyên truyền xấu cho chế độ; 2/Tổ chức các lớp huấn luyện kỹ thuật mềm cho thanh niên sinh viên; 3/Tham gia khóa tập huấn về đấu tranh bất bạo động do đảng Việt Tân tổ chức tại Mã Lai.

Ở một quốc gia có tự do dân chủ và tôn trọng nhân quyền, không bao giờ có hai điều luật quái đản mà CSVN đang áp dụng hiện nay để bắt giữ người dân một cách tùy tiện là Điều 79 (tham gia đảng phái là có âm mưu lật đổ chế độ) và Điều 88 (có ý kiến khác với chính quyền là tuyên truyền chống chế độ). Chúng ta thấy là CSVN đã tùy tiện kết tội anh Phạm Minh Hoàng là tuyên truyền chống nhà nước chỉ vì viết 33 bài nêu lên quan điểm hay tổ chức các khóa huấn luyện cho sinh viên; thì chắc chắn CSVN cũng sẽ tùy tiện ấn định mức án đối với anh Phạm Minh Hoàng. Sự tùy tiện này cho thấy là dù mức án nặng nhẹ như thế nào, mọi người đều là nạn nhân của hệ thống chính trị độc đảng mà chúng ta phải có nhiệm vụ mau chóng dẹp bỏ nó.

Thomas Việt: Trước tình hình nhiều nhà dân chủ, đặc biệt là những người trực tiếp nói về hiểm họa xâm lăng từ Trung Cộng như giáo sư Hoàng, tiến sĩ Vũ, linh mục Lý, blogger Điếu Cày… đang bị đàn áp nặng nề, đảng Việt Tân có những nỗ lực nào mạnh mẽ hơn để vạch trần tội chống lại nhân dân, dân tộc và Quốc Gia Việt Nam của cộng sản Hà Nội không?

Lý Thái Hùng: Thưa anh, đảng Việt Tân đã và đang tiến hành một số nỗ lực mà chúng tôi xin được chia sẽ như sau:

Thứ nhất là chúng tôi đã nộp đơn để yêu cầu Nhóm Đặc Trách Chống Giam Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention) để yêu cầu bộ phận này điều tra và ra những khuyến cáo đối với các vụ đàn áp và bắt giữ người dân tùy tiện của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đặc biệt là đối với CSVN. Các kết luận của bộ phận này sẽ là bước khởi đầu để dẫn đến những hình thức trừng phạt của thế giới đối với những cá nhân vi phạm.

Thứ hai là truyền đạt đến đồng bào toàn quốc những sự yếu hèn của CSVN đối với Trung Quốc và những tin tức, hình ảnh ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc trấn lột, để kêu gọi mọi người tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh chống chế độ CSVN và tẩy chay Trung Quốc.

Thứ ba là vận động các tổ chức nhân quyền quốc tế, chính phủ và chính giới các quốc gia tự do quan tâm lên tiếng và nhất là tạo áp lực lên chế độ Hà Nội để trả tự do cho những người đang bị bắt. Những người dân dám nói lên sự xâm lấn của Trung Quốc để bảo vệ biển đảo cũng như bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Thomas Việt: Vừa qua, Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế đã loan một số tin tức liên quan đến việc công an cộng sản Việt Nam đã bắt cóc một số thanh niên thuộc giáo phận Vinh. Ông nghĩ sao về những vụ bắt cóc này?

Lý Thái Hùng: Chúng tôi có theo dõi những tin tức này và được biết là CSVN đang bắt giữ 6 người đều là những người trẻ tham gia vào các sinh hoạt rất là tích cực của Giáo Hội Công Giáo tại Vinh và Hà Nội. CSVN đã bắt giữ anh Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Oai, Trần Hữu Đức, Đâu Văn Duong là những sinh viên công giáo tại Vinh và anh Paulus Lê Văn Sơn, thành viên của nhóm Doanh Trí công giáo Hà Nội và là phóng viên của Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam.

Chúng tôi rất đồng tình với việc Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế cho đây là vụ bắt cóc vì nó diễn ra một cách rất là mờ ám và thân nhân họ không hề được biết cho đến hôm nay. Tôi nghĩ rằng đây là vụ đàn áp vừa mang tính chất tôn giáo, vừa mang tính chất ngăn chận làn sóng đấu tranh chống Trung Quốc hiện nay. Như chúng ta biết là giáo phận Vinh và Thái Hà đã có nhiều buổi lễ cầu nguyện cho Biển Đông và có rất đông giáo dân, đặc biệt là các anh chị em sinh viên Công Giáo đã tham gia biểu tình chống Trung Quốc vào mỗi Chúa Nhật ở Hà Nội. Để ngăn chận làn sóng tham gia biểu tình và răn đe các buổi lễ cầu nguyện cho Biển Đông này mà họ đã dàn dựng ra những vụ bắt cóc để răn đe dư luận trong thời gian tới.

Thomas Việt: Cảm ơn ông Lý Thái Hùng đã cho Truyền Thông Chúa Cứu Thế chúng tôi cuộc phỏng vấn về việc đàn áp mới nhất của cộng sản Hà Nội cho tới lúc này. Chúc bình an ông!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?