Ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại London: Biểu tình trước Sứ quán CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày Chủ Nhật 10/12/2017, đúng ngày Quốc Tế Nhân Quyền (QTNQ), hơn 300 thanh niên VN tại Anh Quốc đồng loạt kéo tới biểu tình vây chặt Đại sứ quán CSVN tại London, bất chấp trời đang mưa tuyết và gió Đông lạnh giá. Cuộc biểu tình do phong trào Con Đường Việt Nam và Đảng Việt Tân đồng tổ chức và được Ân Xá Quốc Tế UK (Amnesty International) hỗ trợ.

Nhiều hình ảnh các tù nhân lương tâm như Nguyễn Văn Hóa, Trần Thị Nga, Mẹ Nấm, Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Thuý, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, v..v… cùng với nhiều khẩu hiệu viết tay được giơ cao suốt 2 tiếng đồng hồ biểu tình như: “Democracy for Vietnam”, “Human Rights for VN”, “Release all Political Prisoners!”, “Freedom for Vietnam”, “Stop Crackdown on Activists!” Các khẩu hiệu tiếng Anh nầy đã được hơn 300 bạn trẻ đồng loạt hô vang khắp khu phố bao quanh Sứ quán CSVN.

Mở đầu cuộc biểu tình cô Ánh Hằng, một bạn trẻ tại London chia sẻ về tình trạng nhà cầm quyền CSVN kềm kẹp tôn giáo, tước đoạt trầm trọng quyền lên tiếng, quyền bày tỏ thái độ qua biểu tình. Cô Ánh Hằng nhắc đến những nhà hoạt động như Ls Nguyễn Văn Đài, Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Trần Thị Nga, bà Trần Thị Thúy và vô số những người lên tiếng ôn hòa cho tự do và nhân quyền đang bị bắt bớ và đàn áp một cách tàn bạo. Cô tin rằng với nỗ lực và quyết tâm tranh đấu thì tự do nhân quyền chắc chắn sẽ đến với đất nước và dân tộc chúng ta.

Vào giờ cao điểm của cuộc biểu tình, đại diện Việt Tân tại Vương Quốc Anh là ông Trung Nguyễn đã lên diễn đàn đọc bản thông điệp của cuộc biểu tình nhắn gởi nhà cầm quyền CSVN, trong đó đòi nhà CSVN: phải chấm dứt ngay lập tức chiến dịch bóp nghẹt quyền tự do biểu đạt, tự do tôn giáo và các quyền căn bản khác của người dân; phải thả ngay lập tức các tù nhân lương tâm; thoát ly ra khỏi sự lệ thuộc đối với Trung Cộng.

Vì Ban tổ chức loan báo rộng rãi trên mạng xã hội về cuộc biểu tình QTNQ đặc biệt nầy nên Đại sứ quán CSVN biết trước và e sợ phải nhận thông điệp phản đối từ người biểu tình. Do đó, Đại sứ quán đã cầu cứu Bộ ngoại giao Vương Quốc Anh và Bộ nầy đã nhờ cảnh sát London chuyển một yêu cầu đến Ban tổ chức biểu tình như sau: “Xin đừng bỏ bất cứ văn bản nào vào hộp thư bưu điện của Sứ quán ” (Nguyên văn: Please do not throw or put any literatures in the Embassy mailbox). Vì vậy, thông điệp nói trên được gởi bằng bưu điện đến Đại sứ quán CSVN tại London, Bộ Ngoại Giao CSVN, Thủ tướng CSVN, Chủ tịch nước CSVN và Tổng Bí Thư CSVN.

Suốt hơn 2 tiếng đồng hồ biểu tình, trời London vẫn trút mưa tuyết và gió Đông về vùng Đại sứ quán CSVN tại London. Tuy nhiên hơn 300 thanh niên tham gia biểu tình vẫn bám chặt hiện trường hô vang khẩu hiệu và hát hùng ca tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ VN.

Lúc 2g30 chiều, đoàn biểu tình tự giải tán trong ôn hòa và trật tự.

Dưới đây là một vài hình ảnh từ cuộc biểu tình:

Một phần của đoàn biểu tình QTNQ 10/12/2017 đứng trước cổng chính của đại sứ quán CSVN tại London.
Một phần của đoàn biểu tình QTNQ 10/12/2017 đứng trước cổng chính của đại sứ quán CSVN tại London.

 

JPEG - 56.5 kb
Một phần đoàn biểu tình trên lề đường đối diện với cánh trái của đại sứ quán CSVN tại London (trái). Một phần của đoàn biểu tình đứng cuối con đường băng ngang trước sứ quán CSVN tại London.
Một phần đoàn biểu tình trên lề đường đối diện với cánh trái của đại sứ quán CSVN tại London (trái). Một phần của đoàn biểu tình đứng cuối con đường băng ngang trước sứ quán CSVN tại London.
Băng tuyết và gió Đông không làm chùn bước hơn 300 thanh niên VN tại Anh quốc biểu tình Ngày QTNQ 10/12/2017 trước Đại sứ quán CSVN tại London.
Băng tuyết và gió Đông không làm chùn bước hơn 300 thanh niên VN tại Anh quốc biểu tình Ngày QTNQ 10/12/2017 trước Đại sứ quán CSVN tại London.
Đan Tâm tường trình từ London
chiều ngày 10/12/2017
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.