Quá tam ba bận

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những cuộc cách mạng trên thế giới trong thời gian vừa qua đã cung cấp cho người Việt Nam nhiều bài học quý giá để áp dụng cho chính mình.

Nếu hai cuộc cách mạng đã thành công tại Tunisia và Ai Cập đem lại nhiều hứng khởi lạc quan thì hai cuộc cách mạng tại Libya và Syria đem lại nhiều ưu tư lo lắng.

Trong giòng thác của cuộc cách mạng hoa lài vào mùa xuân năm nay, cách mạng tại Libya khởi đầu vào ngày 15 tháng 2 bằng những cuộc biểu tình ôn hoà, và ngay lập tức đã bị các lực lượng vũ trang của đại tá Gaddafi đàn áp đẫm máu, đưa Lybia vào một cuộc nội chiến. Cho đến nay, sau 7 tháng chiến tranh tương tàn khiến cho ít nhất 50 ngàn người dân Lybia thiệt mạng cùng những con số thương vong và sự tàn phá vật chất khác không kể xiết, cuộc cách mạng của người dân Lybia vẫn chưa hoàn toàn kết thúc. Đối đầu với bạo lực quân sự của chính quyền độc tài Gaddafi, người dân Libya đã đáp trả bằng bạo lực. Đây là điều chẳng đặng đừng, dù rằng như thế thiệt hại sẽ trở nên to lớn hơn.

Nhờ vị trí đặc biệt về địa lý chính trị và quân sự trong vùng, lực lượng nổi dậy tại Libya đã được sự hỗ trợ ào ạt về quân sự của khối NATO, giúp cho họ sức mạnh để dồn chế độ Gaddafi vào bước đường cùng hiện nay. Tuy nhiên, nhìn về mục tiêu tối hậu của cách mạng là đem lại một nền dân chủ thật sự và bền vững, thì người ta chưa biết tương lai của Libya sẽ như thế nào. Một điểm son ghi nhận được từ phiá lực lượng nổi dậy là họ đã có nhiều nỗ lực để giảm thiểu đổ máu qua việc án binh bất động để tạo cơ hội cho chế độ buông súng. Sau khi gia đình đã chạy thoát được sang nước lân cận, đại tá Gaddafi, dù đang đào tẩu và lẩn trốn ở đâu đó, vẫn ngoan cố hô hào thuộc cấp chiến đấu đến chết cho ông. Tuy nhiên, một số đơn vị và sĩ quan cấp cao trong quân đội đã buông súng và được an toàn trở về với gia đình. Trong tuần qua, người đứng đầu cơ quan an ninh của Đại tá Gaddafi là ông Mansour Daw cùng một số quan chức hàng đầu của chế độ cũng đã bỏ chạy sang các nước láng giềng.

Tại Syria tình hình cũng ngày càng tồi tệ với những báo cáo và hình ảnh về những cuộc đàn áp biểu tình khốc liệt đã khiến hơn 2.200 người thiệt mạng. Các lực lượng vũ trang của tổng Thống Assad đã dùng hơi cay, đạn thật, xe tăng và thậm chí cả tàu pháo kích để đàn áp người dân. Tuy thế, người dân Syria kiên trì đấu tranh bất bạo động và tiếp tục biểu tình trong ôn hoà. Những hình ảnh trấn áp tàn bạo của chế độ Assad đã được người dân phơi bày trước công luận thế giới khiến Liên Hiệp Quốc đặc biệt quan tâm và đã có những phát biểu mạnh mẽ cũng như một số hành động cụ thể trước tình hình vi phạm nhân quyền và giết hại những người biểu tình ôn hoà tại quốc gia này. Hoa Kỳ đã đông lạnh tài khoản nhà băng của 3 viên chức cao cấp của chế độ Syria là Ngoại Trưởng Muallem, nữ phát ngôn nhân của Tổng Thống Assad là bà Shaban và Đại Sứ Syria ở Lebanon là Karim Ali. Tuy cái giá mà người dân Syria đang phải trả rất cao nhưng bù lại thì cơ hội để thực hiện dân chủ cũng sáng sủa hơn.

Qua kinh nghiệm những chế độ độc tài đã sụp đổ và qua hai chế độ độc tài đang trên bờ vực (hoặc đang tiến đến bờ vực) của sự sụp đổ là Libya và Syria, người ta thấy lộ rõ ra sự u mê và ngu dốt của những nhà độc tài khát máu, vì chỉ có họ là người không nhìn thấy được xu thế dân chủ và nhân quyền của nhân loại ngày nay; mà hệ quả tất yếu là trước sau gì những chế độ độc tài cũng sẽ phải chấm dứt dưới hình thức này hay hình thức khác. Vì vậy họ vẫn trông cậy vào bạo lực để nuôi ảo tưởng duy trì được quyền thế vĩnh viễn, mà hậu quả là chỉ gây thêm tang tóc cho người dân.

Tương lai của Lybia và Syria sẽ tùy thuộc rất nhiều vào những gì mà lực lượng cách mạng sẽ làm sau khi chiến thắng. Họ có thực tâm và có đủ quyết tâm để hoà hợp, đoàn kết dân tộc và xây dựng dân chủ hay không sẽ là yếu tố quyết định cho tương lai của đất nước họ.

Cuộc nội chiến Nam – Bắc của Hoa Kỳ kết thúc vào năm 1865 và cách hành xử của phe thắng trận sau cuộc chiến cho đến nay vẫn là tấm gương, khiến người ta khâm phục tinh thần mã thượng, lòng yêu nước và biết đặt quyền lợi đất nước lên trên hận thù từ chiến tranh, của Tướng Ulysses Grant, người lãnh đạo quân đội chiến thắng của miền Bắc. Bên cạnh đó, dù bại trận, những người lính miền Nam, qua hình ảnh kiêu hùng của người lãnh đạo là Tướng Robert E. Lee, đã được quân miền Bắc đón chào trong danh dự (thậm chí còn được tiếp tục đeo súng bên hông) và phe thắng trận đã hoàn toàn không có bất cứ hình thức trả thù nào. Tuy đây không phải là yếu tố duy nhất, nhưng cách hành xử của cả hai phe sau cuộc chiến đã là một trong những yếu tố nền tảng để nước Mỹ mau chóng hồi phục và trở thành một đất nước vĩ đại ngày hôm nay.

Bài học từ chiến thắng của Cộng Sản Việt Nam năm 1975 thì ngược lại, đầy cay đắng. Phe thắng trận, với những người lãnh đạo đầu óc hẹp hòi, nông cạn, chất chứa đầy hận thù, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân, đã đổ lên toàn thể quân dân cán chính miền Nam nói riêng và tuyệt đại đa số nhân dân miền Nam Việt Nam nói chung, những chính sách trả thù hèn hạ, hiểm độc; khiến cho đến tận ngày hôm nay, dù chiến tranh đã chấm dứt 36 năm, nhưng hố sâu ngăn cách lòng người do chế độ tạo ra vẫn chưa được lấp đầy. Không những thế, cùng với những lời kêu gọi đãi bôi, điều đáng tủi hổ này vẫn đang được nhà cầm quyền Hà Nội tiếp tục khơi sâu hàng ngày qua hệ thống thông tin độc quyền và sự bưng bít của họ. Cùng với những chính sách cai trị lầm lạc mà chính giới lãnh đạo đảng CSVN đã nhiều lần thừa nhận, thì sự hận thù dai dẳng do họ gây ra, đã là những nguyên nhân khiến đất nước Việt Nam ngày càng tụt hậu trong sự thống khổ, nghèo nàn lạc hậu. Đại hội đảng CSVN vừa rồi tiếp tục xác định chủ nghĩa Mác – Lê là kim chỉ nam cho Việt Nam là một chỉ dấu cho thấy đảng CSVN tiếp tục những chính sách sai lầm vừa kể. Đặc biệt là gây thù hận lẫn nhau trong dân tộc. (*)

Đó là hai bài học đối nghịch mà người ta cần ghi nhớ.

Nhìn về tình hình đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam, với những biến chuyển rất nhanh và rất lớn trong mấy năm vừa qua, có thể nói trong 20 năm qua, đây là thời điểm mở ra những thuận lợi chưa từng có. Sự kiện nhà cầm quyền Hà Nội phải gia tăng đán áp, bắt bớ gần đây là chỉ dấu cho thấy những áp lực đòi hỏi thay đổi đang đè nặng hơn bao giờ hết lên chế độ, khiến họ phải phản ứng. Tuy nhiên, chỉ cần nhìn lại những đợt đàn áp của chế độ trong 5 năm trở lại đây, người ta sẽ thấy ngay một xu hướng là, sau mỗi lần đàn áp, lực lượng đấu tranh đã khai dụng thực tế để tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực đấu tranh, mà hệ quả là chế độ ngày càng phản ứng lúng túng và sai lầm hơn. Bên cạnh đó thì lực lượng đấu tranh ngày càng nhân rộng cùng với những phương thức đấu tranh ngày càng tinh vi hơn. Đây là xu thế không thể đảo ngược được. Dần dần chế độ độc tài tại Việt Nam sẽ phải bị chấm dứt giống như Libya và Syria. Đây là điều tất yếu.

Nhưng để đạt được mục tiêu đó thì phải có sự tiếp tay của tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang làm việc trong guồng máy của chế độ; từ các cơ quan hành chính, giáo dục xã hội, đến lực lượng an ninh, cảnh sát, công an, quân đội. Mỗi người và mọi người không cần phải làm gì hơn là làm đúng chức năng của mình là phục vụ và bảo vệ người dân.

Riêng những nhân viên cảnh sát công an an ninh mọi ngành mọi cấp thì cần nhìn vào hai sự kiện sau để suy nghĩ cho cách hành xử của mình đối với dân chúng. Trung Tá Nguyễn văn Ninh đang bị ngồi tù vì đã gây ra cái chết của ông Trịnh Thanh Tùng; đại uý Phạm Hải Minh bị đình chỉ công tác (theo lời của tướng Nguyễn Đức Nhanh). Cả hai chỉ là những người thừa hành lệnh trên và đều là những con dê tế thần, còn cấp trên của họ được thăng cấp.

Chúng ta đang sống vào những ngày tháng cuối cùng của chế độ độc tài CSVN. Cùng với những biến chuyển của đất nước, nhiều người đã chuyển từ vị trí quan sát viên sang vị trí tham dự viên của những biến chuyển này. Rút ngắn thời gian để giảm thiểu khổ đau là bổn phận của mọi người. Có hai việc mà những người thật sự yêu nước, kể cả những người hiện đang phục vụ trong guồng máy của chế độ, phải làm là tránh đổ thêm máu và tránh tạo thêm hận thù. Chúng ta đã để lỡ hai đợt sóng cách mạng dân chủ ở cuối thập niên 1990 và 2000. Người Việt thường nói “quá tam ba bận”, chúng ta có nên để lỡ thêm một lần nữa không?

— –

(*) Một điểm căn bản của chủ nghĩa Mác – Lê là “đấu tranh giai cấp”. Tạo hận thù giai cấp để giai cấp này tiêu giệt giai cấp kia là một chính sách mà CSVN đã chủ trương từ khi mới cầm quyền, qua cuộc cải cách ruộng đất, vụ Nhân Văn Giai Phẩm, v.v… Do đó, đây là một nguyên nhân tạo ra hận thù, đổ vỡ trong dân tộc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.