Quân đội Nhân dân cũng biết sợ Tàu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi bỏ tiền tỷ đô-la mua được vài chiến hạm Gepard và tàu ngầm Kilo trang bị cho lực lượng hải quân, thỉnh thoảng Hà Nội cho báo chí lên giọng khoe khoang sức mạnh trên biển của mình. Nhưng khi nhìn kỹ, sức mạnh đó chỉ là một đội tàu ra sức bám bờ đánh hơi “tàu lạ”. Ngoài ra có một lần hai chiếc HQ-011 và HQ-012 đi thăm hữu nghị 3 nước Đông Nam Á mà báo trong nước mô tả là rất “uy dũng”.

Tuy thích phô trương nhưng Hà Nội cũng biết kiêng dè ông bạn láng giềng của mình vì đã lãnh quá nhiều bài học lớn nhỏ trong quá khứ. Chẳng hạn mới đây, báo Quân đội Nhân dân bỗng dưng lên tiếng cho rằng thiên hạ vu khống Việt Nam đang “tham dự” liên minh để chống Tàu. Nếu có thực như vậy, đây quả là một sự vu khống kỳ diệu khiến đảng phải chết rét, lập tức hùng hổ đả kích kẻ khác hòng thanh minh và chạy tội trước… Thiên triều.

Bài báo của một cán bộ tuyên giáo lấy bút hiệu Ngọc Minh cho rằng các thế lực xấu đã xuyên tạc đường lối ngoại giao của đảng khi nói rằng vụ ông Trần Đại Quang đi thăm Ấn Độ, cùng thời điểm hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đến Đà Nẵng là tiếp tay cho Liên Minh Tứ Trụ chống lại Trung Cộng. Trên bàn cờ đang gài vào thế, Tứ Trụ ở đây chính là Mỹ – Ấn – Nhật – Úc, những quốc gia có quyền lợi song hành trong tự do lưu thông hàng hải nhưng khác với những gì Trung Cộng ứng xử ở Biển Đông.

Đúng là báo Quân đội Nhân dân không bị đánh mà đã tự khai ra chuyện này. Vì Việt Nam chống Tàu hay không thì chỉ có lãnh đạo CSVN biết, làm sao những người bên ngoài biết. Những người mà báo gán ghép là thế lực xấu xuyên tạc sự thật chỉ là những nhà quan sát, phân tích tình hình và đưa ra nhận định riêng của họ. Nếu nó không hợp khẩu vị với ai đó thì cũng là chuyện thường tình không có gì đáng phải lu loa, giẫy nẩy như đỉa phải vôi.

Tục ngữ Việt Nam có câu “lạy ông con ở bụi này”, thật đúng vào trường hợp của tờ báo được mô tả là của Quân ủy Trung ương và là Tiếng nói của Lực lượng vũ trang. Nếu tác giả bài báo “Đốt đuốc, soi chân mình” không nói ra, làm sao ai biết Quân ủy Trung ương lo sợ muốn né cơn thịnh nộ của Bắc Kinh.

Nhưng sự già mồm của báo Quân đội Nhân Dân còn để lộ sự ấu trĩ của một cơ quan ngôn luận loại tầm cỡ của đảng. Vì trước những sự kiện rõ như ban ngày thì thà im lặng để người ngoài hiểu như thế nào cũng được. Nay Quân ủy Trung ương chỉ đạo cho báo lên tiếng, vừa tự đánh bóng thành tích ngoại giao vừa phê phán lung tung thì rõ ràng là… “u mê”. Quả thật tờ báo đã đốt đuốc soi vào chính sự sợ hãi của mình còn lên giọng trịch thượng khuyên dạy người khác thế này thế nọ. Tâm trạng của kẻ chơi trò đu dây, bắt cá hai tay lúc nào cũng hoang mang lo sợ không khác người nước Đằng thời Xuân Thu “Ngoảnh mặt sang Tề, e Sở giận; Quay đầu về Sở, sợ Tề ghen”! Nhưng Hà Nội giờ đây tự cho mình khôn ngoan hơn người, không đứng về phía Mỹ nhưng vẫn hào hứng nhận hỗ trợ của Mỹ trong lúc có thừa sự ngoan ngoãn để Trung Cộng hài lòng.

Sau khi Trần Đại Quang đi thăm Ấn Độ xác nhận việc nối vòng tay hậu thuẫn cho Ấn mở rộng ảnh hưởng tới Biển Đông, Nguyễn Xuân Phúc liền có chuyến công du Úc Châu. Hành động này không khác gì Hà Nội mượn tay Tứ Trụ đưa ra một thách thức đối với tham vọng của Trung Cộng. Như thế, Nguyễn Xuân Phúc cũng làm giống Trần Đại Quang thì có khác nào đó là bản song ca tiếp lửa cho liên minh Tứ Trụ hay không? Cho dù Việt Nam không công khai liên minh với ai để chống một nước thứ ba thì trong tình thế hiện nay con đường sống còn của Việt Nam là phải giữ cho mình một phần nào đó hơi thở của Biển Đông.

Thử hỏi tại sao báo Quân đội Nhân dân lại có một bài viết dở hơi như vậy?

Ảnh chụp đoạn đầu bài báo của bút hiệu Ngọc Minh đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 26-3-2018.

Dĩ nhiên trên bàn cờ tranh chấp Biển Đông, giống như một sân chơi giữa hai thế lực lớn mà Việt Nam đang ở trong thế kẹt khó gỡ. Trần Đại Quang cũng như Nguyễn Xuân Phúc không thừa thì giờ để ngao du thiên hạ mà không mang theo một thông điệp của người trong cuộc. Lý do khiến cho Quân đội Nhân dân luôn tự cao tự đại nhưng bây giờ cũng biết sợ Tàu, vì Bắc Kinh trong những ngày qua đã mang Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh cùng với 40 chiến hạm khác xuống tập trận ở Biển Đông. Và Bắc Kinh cũng thẳng thừng tuyên bố là sẽ tập trận hàng tháng.

Chuyện này xảy ra sau khi USS Carl Vinson rời Đà Nẵng, Trung Cộng muốn bắn ra một tín hiệu từ chính sách ngoại giao pháo hạm cho các bên liên quan. Đồng thời đó cũng là lời khẳng định lại câu nói của Tập Cận Bình khi thăm Singapore năm 2015 “Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ xưa.” Thế nên Hà Nội cũng hơi ngán vì Trung Cộng bất cứ lúc nào cũng có thể dạy cho Việt Cộng thêm một bài học. Chính sách “ba không” đầy hoang tưởng của một tiểu quốc đứng chót về tiềm lực quân sự không đủ đỡ đòn từ Bắc Kinh trong cuộc đọ sức giữa đôi bên.

Nếu Trung Cộng ra tay kỳ này, CSVN khó đỡ và sẽ tháo chạy so với kỳ đánh nhau ở biên giới phía Bắc năm 1979. Vì trong trận ấy, bộ chiến đóng vai trò chính và Hà Nội chống cự mãnh liệt nhờ binh lính còn chút hào quang thắng Mỹ. Còn hiện nay dù có vài chiếc Gepard và Kilo làm cảnh, tiềm lực quân sự Việt Nam vẫn quá yếu, nhất là về hải quân và không quân. Đó là chưa nói đến hệ thống chỉ huy phối hợp Hải – Lục – Không Quân hầu như không có hay quá non yếu. Biết mình sẽ thua nên bài viết của Quân đội Nhân dân rõ ràng là chối tội đi theo Mỹ và Ấn Độ để chống Trung Cộng.

Hóa ra Quân đội Nhân dân cũng rất biết sợ Tàu, nhưng dù có thanh minh đến đâu những hành động rõ ràng của Hà Nội như vừa qua làm sao Trung Cộng tin được.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.