Quang – Trọng húc nhau, làng báo Việt Nam tử

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau đại hội 12 đầy sóng gió, giai cấp lãnh đạo mới của đảng và nhà nước Việt Nam tập trung vào vai trò của “tứ trụ” trên sân khấu triều đình cộng sản.

Ngoại trừ ghế Chủ tịch Quốc hội giao cho bà Kim Ngân mang hình thức trang trí không có nhiều ảnh hưởng chính trị nội bộ, 3 nhánh quyền lực còn lại Trọng – Phúc – Quang thường xuyên tung ra nhiều đòn bẩn để hạ bệ lẫn nhau. Ông Trọng trong thế đang lên của “người đốt lò vĩ đại”, không ngừng tạo thêm vây cánh nhằm thu tóm quyền lực về phe mình.

Mới đây, dư luận xôn xao và bàn tán nhiều về tin làng báo Việt Nam lãnh đạn của Cục Báo chí, Bộ 4T khi đăng tin có liên quan đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Sự việc xảy ra giữa lúc Bộ 4T đang rối mù vì Bộ trưởng Trương Minh Tuấn rớt đài và được thay bởi Thiếu tướng quân đội kiêm doanh gia Nguyễn Mạnh Hùng.

Được biết trong cuộc tiếp xúc với cử tri Thành Hồ hôm 19 Tháng 6, báo Tuổi Trẻ online và báo Vietnamnet cùng loan tin rằng ông Quang “ghi nhận” sự quan tâm của cử tri và sẽ “trình quốc hội thông qua Luật Biểu tình”. Trong cương vị Chủ tịch nước, nếu ông Quang có tuyên bố một câu để vuốt ve cử tri cũng là chuyện bình thường. Và cũng chẳng có mấy ai tin vào những tuyên bố đường mật của lãnh đạo cộng sản về Luật biểu tình vốn bị đảng quyết ngâm tôm trong hơn 10 năm qua. Nhưng phe ông Trọng không hài lòng với phát biểu nói trên của ông Quang vì cho rằng ông Quang tự nâng cao uy tín cá nhân, đi ngược lại chủ trương của đảng là dìm luật biểu tình.

Sau đó, cả hai tờ báo đăng tin trên đều bị phạt tiền vì tội loan tải tin thất thiệt, gây ảnh hưởng “rất nghiêm trọng”, bởi phía ông Quang bị áp lực phải phủ nhận là chủ tịch nước không nói điều này. Ngoài phạt tiền, báo Tuổi Trẻ online còn bị đình bản 3 tháng. Nhưng trong khi ấy, Vietnamnet chỉ bị phạt số tiền tượng trưng 50 triệu so với 220 triệu phạt Tuổi Trẻ và không bị ngưng xuất bản.

Trong vấn đề này người ta thấy có mấy điều:

– Giữa một cuộc tiếp xúc công khai với cử tri, ít ra ông Quang phải có nói thì phóng viên nhà báo mới loan tin. Ở đây, không chỉ phóng viên Tuổi Trẻ mà còn có báo Vietnamnet. Phóng viên hai tờ báo này không thể toa rập nhau để bịa ra câu nói nhét vào mồm Chủ tịch nước, một trong tứ trụ triều đình. Vả lại ngày nay khi đi hành nghề, phóng viên nào cũng có trang bị máy ghi âm để khỏi phải viết sai lời những nhân vật cao cấp. Tuy nhiên trong hiện tình báo chí nằm dưới chiếc roi của Ban Tuyên giáo Trung ương, báo Tuổi Trẻ cũng chỉ dám “nhận tội” và thi hành lệnh đình bản. Còn phản ứng của phóng viên cũng nằm trong giới hạn của sự bảo vệ nồi cơm mà bỏ qua sự thật.

Như vậy anh Quang hẳn có nói đến điều này nhưng bị áp lực của phe Nguyễn Phú Trọng buộc phải rút lại. Dĩ nhiên sau đó anh Quang đành phải nói dối rằng không tuyên bố “ủng hộ luật biểu tình” và nhà báo mắc tội “loan tin thất thiệt”. Chỉ đáng thương cho “báo chí cách mạng” thỉnh thoảng phải chịu cảnh roi đòn của tuyên giáo chỉ vì lỡ đăng tin thiết thật. Đảng muốn nhắc lại một điều, báo chí là công cụ trong tay nhà nước và tự do báo chí được hiểu là không được phép nói điều gì trái ý đảng.

Rõ ràng là trong thế trận này, anh Trọng đã vớt anh Quang bằng cách buộc Bộ 4T phải ra lệnh đóng cửa tờ báo điện tử Tuổi Trẻ vốn ủng hộ anh Quang để dằn mặt. Ngón đòn này được Trọng áp dụng khéo léo để ghìm đối thủ, tỏ ra một tay gian hùng có hạng.

– Trong trường hợp nếu báo Thanh Niên đăng mà không phải là Tuổi Trẻ online thì chắc chắn Thanh Niên chỉ bị phạt nhẹ nhàng giống như Vietnamnet, cùng lắm là cảnh cáo mà thôi. Báo Tuổi Trẻ từ lâu đã là tờ báo hạch toán kinh tế độc lập nhưng từng được bảo bọc nuôi dưỡng bởi Ba Dũng nên Nguyễn Phú Trọng không ưa gì. Giữa cuộc đấu đá hiện nay, Tuổi Trẻ lại chọn theo phò anh Quang nên là cái gai trong mắt Trọng, tuy nhiên muốn nhổ đi cũng khó nhất là chưa đến lúc.

Nay nhân cơ hội này anh Trọng đã ép Bộ 4T phải đóng cửa Tuổi Trẻ, làm cho tờ báo này thế nào cũng mất độc giả. Vì hiện nay con số độc giả truy cập vào Tuổi Trẻ bỏ xa các báo Thanh Niên và Vietmamnet, do thỉnh thoảng có những bài vượt ngoài lề đảng không được Bộ 4T ưa thích, như loạt bài vạch trần vụ MobiFone mua AVG có liên quan đến Trương Minh Tuấn. Đóng cửa báo 3 tháng, tức đánh vào túi tiền tờ báo cũng như người viết, Bộ 4T hy vọng những con ngựa bất kham khác lăm le xé rào sẽ hiểu ra vấn đề.

Như vậy cùng một tội với Tuổi Trẻ mà Vietnamnet chỉ bị phạt nhẹ, cho thấy là anh Trọng và phe Tuyên giáo chơi không đẹp. Nhưng sự phân biệt đối xử cũng có lý do của nó. Báo của bộ phải khác báo của đoàn. Tuy cùng một rọ, nhưng Vietnamet là cơ quan do Bộ 4T làm chủ quản còn Tuổi Trẻ là của Đoàn Thanh niên cộng sản.

Rõ ràng là nội bộ Quang – Trọng húc nhau, ruồi muỗi không chết mà mấy anh nhà báo chết trưóc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”