Quanh Đại hội Toàn đảng thứ 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc (2)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản tin cập nhật số 2

(RadioCTM)

Trước ống kính TV, 97% dân Hoa Lục đành phải nói là có hạnh phúc

Mấy ngày trước khi đảng Cộng sản Trung quốc tổ chức Đại hội lần thứ 18, Ban Tuyên giáo Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc phát động chiến dịch “Đảng quan tâm đến đời sống của người dân’’ bằng cách chỉ thị cho các cơ quan truyền thông của họ thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn người dân ngoài đường phố qua câu hỏi: “Hiện nay ông, bà, anh, chị có hạnh phúc không?”

Chương trình phỏng vấn này được phát liên tục mỗi đêm vài phút vào những giờ cao điểm suốt trong thời kỳ Đại hội đảng họp. Để cho có vẻ trung thực, các ban đi phỏng vấn được phép mời một vài phóng viên nước ngoài đi theo để thấy tận mắt và có quyền đề nghị phỏng vấn người này, người kia nếu muốn.

Một nữ ký giả trẻ người Nhật được phép đi theo ban phỏng vấn đã ghi lại thống kê là 75% trả lời rất hạnh phúc, khoảng 16% trả lời là hạnh phúc, 6% nói là bình thường thôi và chừng 3% chỉ mỉm cười, bỏ đi, từ chối trả lời. Những lý do được nêu vì sao mà hạnh phúc là vì đời sống được đầy đủ hơn so với mấy chục năm trước đây, kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh đứng hàng thứ nhì thế giới, vượt qua Nhật, chỉ thua Hoa Kỳ, nhưng chỉ cần thêm một thập niên nữa là leo lên ngôi vị số một, hạnh phúc là vì đảng và nhà nưóc thực tâm lo đời sống cho dân, v.v…

Nữ ký giả trẻ này thuộc đài truyền hình Mainichi, kênh số 6 của Nhật, khi tường thuật về cho đài có đơn cử một trường hợp của một người đàn ông trung niên khi được phỏng vấn đã nói rằng: “về phần tôi thì đương nhiên là hạnh phúc rồi, nhưng tôi đố cô tìm ra được một người dám đứng trước ống kính truyền hình nói rằng sống dưới chế độ Cộng sản Trung quốc tôi không có hạnh phúc.” Người nữ ký giả này cũng nêu ra một thắc mắc của cô là tại sao nhiều người sau khi trả lời lại luôn kèm theo một câu là tất cả đều nhờ ơn Đảng.

Qua ngày 08/11/2012, tức là đúng thời điểm Đại hội đảng Cộng sản Trung quốc khai mạc, cũng người nữ ký giả này tiếp tục tường trình về cuộc phỏng vấn thăm dò đó và số người trả lời có hạnh phúc vẫn giữ ở mức rất cao như ngày hôm trước. Tuy nhiên cũng cùng một câu hỏi đó mà thăm dò qua nhiều mạng Internet, tức là người trả lời không bị lộ tông tích, thì chỉ có 27% trả lời là có hạnh phúc, số còn lại trên 70% trả lời là không. Ngay đến Portal site của một xí nghiệp lớn của Trung quốc cũng làm cuộc điều tra này và kết quả có đến 2 phần 3 (tức hơn 60%) trả lời cuộc sống không có hạnh phúc.

Lý do có hạnh phúc thì như những gì đã trình bày, còn không có hạnh phúc là vì bị bóc lột sức lao động, bị cán bộ, quan chức cưỡng chiếm đất đai, nạn tham nhũng, hối lộ quá lộng hành, đạo đức con người xuống cấp thật khủng khiếp, v.v…

Cùng một câu hỏi nhưng với cách hỏi khác nhau lại cho ra kết quả trái ngược nhau, như thế cũng đủ cho thấy tình trạng tự do ngôn luận trong xã hội Trung Quốc như thế nào. Đứng trước cái ống kính truyền hình nhà nước thì chẳng ai dám nói sự thật. Còn núp sau mạng thì người ta mạnh dạn hơn nhiều. Cho đến khi nào đứng đằng trước hay đằng sau ống kính mà câu trả lời như nhau thì xã hội Trung Quốc mới thăng tiến được.

Tìm bắt “phản động” được thưởng tiền

Trong lúc Đại hội đảng Cộng sản Trung khai diễn, ngoài lực lượng an ninh, chính quyền Bắc Kinh còn huy động đến 1 triệu 400 ngàn người từ những đoàn thể ngoại vi của đảng như đoàn thanh niên Cộng sản, đoàn thanh niên Xung phong, các tổ dân phố và kéo rất nhiều người tình nguyện ở các tỉnh về thủ đô để giữ an ninh cho Đại hội đảng.

Ngoài tiền công mỗi ngày, người nào thông báo kịp thời cho công an đến bắt những kẻ muốn phá hoại Đại hội Đảng sẽ được thưởng 100 đồng nguyên, tham gia việc bắt giữ sẽ được thưởng 500 đồng và 1000 đồng cho những ai tích cực làm cả hai công chuyện trên. Bởi vậy 1,4 triệu người này mặt mày đầy sát khí còn hơn cả công an đi lục lọi khắp nơi, gặp ai mà họ khả nghi là cả mấy chục người xúm lại hạch hỏi như kẻ phạm tội để mong nếu đúng thì sẽ được tiền thưởng.

Trong khi ở hội trường thì Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đang đọc báo cáo và tán dương về chủ thuyết một Xã hội Hài Hòa do ông đề ra thì ngay giữa thủ đô Bắc Kinh lại diễn ra nhiều cảnh chẳng hiền hòa chút nào cả.

Phóng viên Ngô Quảng tường thuật.

— –

Bản tin cập nhật số 1
Quanh Đại Hội Toàn Đảng thứ 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc

(RadioCTM)

Chuyện lạ: nhiều bô lão “bỗng nhiên” xin vào Đảng Ngay trước và trong thời gian đảng Cộng sản Trung quốc tổ chức Đại hội toàn đảng, hệ thống truyền thông ở Hoa lục bỗng nhiên liên tục loan tin các vị bô lão từ 70 tuổi trở lên xin vào.

Cụ thể như ông Trần Chiếu Mỹ, 88 tuổi, ở tỉnh Triết Giang vừa mới được kết nạp vào đảng hôm 08/11/2012, tức là ngay ngày khai mạc Đại hội đảng CSTQ. Sau khi tuyên thệ vào đảng, cụ Trần Chiếu Mỹ thều thào phát biểu rằng: «Hôm nay tôi rất hãnh diện vì được trở thành một đảng viên đảng Cộng sản để cùng với các đồng chí bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước».

Cũng trong ngày 8/11/2012, tỉnh Hồ Nam còn vượt xa hơn, thông báo cụ Lương Thạch Cương, 91 tuổi, vào Đảng. Ngay cả khu «tự trị» Tân Cương bị Bắc Kinh đàn áp bầm dập suốt mấy năm qua, còn có cụ Yahab Zaitie, 105 tuổi, «được kết nạp» vào Đảng.

Theo báo đài nhà nước, chỉ nội trong một tuần lễ đã có 50 cụ xin vào đảng để chào mừng Đại hội đảng lần thứ 18 và tất cả đều đã được kết nạp.

Một số đảng viên trung cấp tiết lộ ra mạng Internet. Từ nhiều tháng trước Tổ chức Trung ương đảng đã ra thông tư chỉ thị các tỉnh phải ra sức «động viên những người lớn tuổi vào đảng». Trong số các phần thưởng được hứa hẹn có (1) mỗi năm đến ngày Tết Nguyên Đán sẽ nhận được lịch, (2) Tết Trung Thu sẽ được bánh và (3) nếu có con cháu đang là công nhân viên sẽ được Đảng «chiếu cố».

Người Tây Tạng trong nước cố gắng biểu tình trong tuần Đại Hội 18

Bất chấp lực lượng công an và quân đội Trung quốc dầy đặc đang gia tăng kiểm soát ngặt nghèo các khu tự trị và khu vực đông người Tây Tạng, trong hai ngày 8 và 9/11/2012 gần 10 ngàn người Tây Tạng ở thành phố Hoàng Nam, tỉnh Thanh Hải đã xuống đường biểu tình phản đối chính sách đồng hóa của Bắc Kinh.

Những người biểu tình đã hô to khẩu hiệu hãy để cho người Tây Tạng tự do học tiếng Tây Tạng. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi bộ Giáo dục Trung quốc ra lịnh cho mọi trường học trong các vùng có người Tây Tạng phải dạy tiếng Trung quốc là chính. Tiếng Tây Tạng bị xếp loại «ngoại ngữ» và chỉ được dạy cho có mà thôi.

Những người Tây Tạng can đảm ở Hoàng Nam cho biết họ cố ý chọn đúng ngày ĐCSTQ tổ chức đại hội để biểu tình nhằm nhấn mạnh sự dối trá của giới lãnh đạo chế độ. Một người biểu tình xin dấu tên thố lộ với phóng viên nước ngoài tác nghiệp lén rằng: «Bắc Kinh luôn tuyên truyền rằng tất cả các dân tộc thiểu số đều được đối xử bình đẳng như người Hán để đất nước sống trong hài hòa. Chúng tôi, những người Tây Tạng biết rằng biểu tình trong thời gian này sẽ bị đàn áp thẳng tay, nhưng đành phải chấp nhận để vạch trần cho thế giới thấy rõ bộ mặt láo khoét của chế độ. Chúng tôi mong mỏi mọi người ai biết được việc chúng tôi biểu tình hãy loan truyền cho cả thế giới biết».

Trong ngày 7/11/2012, tức một ngày trước lễ khai mạc Đại Hội 18, ba người Tây Tạng đã tự thiêu trước ty công an tỉnh Tứ Xuyên. Cũng trong ngày này, ba người Tây Tạng khác ở Hoàng Nam cũng đã tự thiêu với cùng mục đích như trên.

Phóng viên Ngô Quảng tường thuật.

Nguồn: DienDanCTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?