Radio CTM trao đổi với ông Lý Thái Hùng về việc phát áo thun và mũ nhân ngày tưởng niệm trận chiến Trường Sa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thanh Thảo thực hiện

Thanh Thảo: Kính thưa quý thính giả, nhân ngày tưởng niệm trận chiến Trường Sa xẩy ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988 khi hải quân Trung Quốc tung lực lượng xâm chiếm quần đảo Trường Sa khiến cho 64 chiến sĩ thuộc quân đội nhân dân VN hy sinh, một số đảng viên đảng Viêt Tân đã xuất hiện công khai tại cầu Thê Húc lối dẫn vào đền Ngọc Sơn trong khu vực Hồ Hoàn Kiếm vào sáng ngày 14 tháng 3 vừa qua, để phát áo thun và mũ có hàng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”. Công tác này đã được đồng bào tại chỗ bày tỏ sự đồng tình khi họ được anh chị em Việt Tân giải thích, giúp hiểu rõ hơn về mục đích cao đẹp của công tác này. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin mời quý vị đón nghe những chia sẻ của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân, liên quan đến công tác này.

Xin kính chào ông Lý Thái Hùng và xin mời ông lên tiếng chào quý thính giả nghe đài.

Lý Thái Hùng: Chúng tôi là Lý Thái Hùng, xin kính chào chị và xin kính chào quý vị thính giả của đài phát thanh CTM.

Thanh Thảo: Thưa ông, trước hết xin ông vui lòng chia sẻ cùng quý thính giả vì sao Đảng Việt Tân đã chọn ngày 14 tháng 3 để làm công tác vừa qua, thưa ông.

Lý Thái Hùng: Thưa quý vị thính giả, như chúng ta biết là ngày 14 tháng 3 năm 1988 là ngày Trung Quốc đã xua quân xâm chiếm quần đảo Trường Sa, nằm về phía Nam trong khu vực 200 hải lý thềm lục địa của Việt Nam. Và trong trận hải chiến này, phía CSVN đã mất 3 tàu vận tải có vũ trang và 64 lính hải quân đã bị hy sinh. Biến cố này cũng giống như biến cố Trung Quốc đã tấn công chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 19 tháng Giêng năm 1974, khiến cho 58 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Đây có thể nói là hai biến cố quan trọng đánh dấu sự xâm lăng của Trung Quốc khi cướp 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, cách đây hơn 2 thập niên; tuy CSVN đã cố tình bưng bít và che dấu, thậm chí còn tìm mọi cách ngăn chặn những ai đã đứng lên đấu tranh để bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa hay là phản đối Trung Quốc trong việc họ đã xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. Và chính vì lý do đó, để tạo tác động, hỗ trợ và kêu gọi đồng bào nhớ về những người đã từng hy sinh bảo vệ những quần đảo của đất nước Việt Nam, thì đảng Việt Tân đã chọn ngày 14 tháng 3 vừa qua để phát áo mũ mang dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”, nhằm 3 mục tiêu: Mục tiêu thứ nhất là để vinh danh những người đã nằm xuống trong việc bảo vệ 2 quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và Trường Sa năm 1988. Mục tiêu thứ hai là nhằm phá vỡ sự bưng bít của CSVN đang bị quan thầy Trung Quốc xỏ mũi để nhắc nhở người Việt Nam – đặc biệt là tại thủ đô Hà Nội, ngay tại Hồ Hoàn Kiếm – về cái nguy cơ mà lịch sử Việt Nam đang đối diện: đó là sự tiếp tay của CSVN để bưng bít việc Trung Quốc đã cưỡng chiếm hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa của đất nước chúng ta. Và mục tiêu thứ 3 là những đảng viên Việt Tân muốn tiếp nối những tấm gương yêu nước của giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà văn Phạm Toàn, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, linh mục Nguyễn Văn Lý hay là luật sư Lê Thị Công Nhân, để tiếp tục dấy lên ngọn lửa đấu tranh để bảo vệ đất nước. Nói tóm lại, thưa chị và thưa quý thính giả, việc đảng Việt Tân chọn ngày 14 tháng 3 để làm công tác, chính là ngày để xiển dương sự hy sinh của những người đã nằm xuống để bảo vệ đất nước; và một lần nữa chúng tôi muốn nhắc nhở mọi người ngay tại thủ đô Hà Nội cùng nhau tiếp tục đấu tranh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Thanh Thảo: Thưa ông, phải nói là khi một số độc giả và thính giả nghe được tin này thì họ rất phấn khởi, và trong số các thư từ của thính giả gửi đến đài cũng có chia sẻ những lo âu. Không biết trong số các đàng viên Việt Tân thực hiện công việc này có ai bị thiệt hại gì không? Và nếu không thì Việt Tân đã làm cách nào để không bị công an CSVN bắt bớ vì những hành động tuyên nhận chủ quyền Hoàng Sa Hoàng Sa trong quá khứ đều bị họ phản ứng rất mạnh tay?

Lý Thái Hùng: Thưa chị, xin cám ơn chị đã nêu câu hỏi này, và chúng tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm kích đối với những quan tâm của quý vị thính giả đài phát thanh CTM về sự an nguy của anh chị em đảng viên Việt Tân đang hoạt động tại quốc nội, đặc biệt là những đảng viên tham gia vào công tác phát áo thun và mũ vào ngày 14 tháng 3 vừa qua. Xin được phép chia xẻ đến quý vị là cho đến ngày hôm nay, sau gần một tuần lễ làm công tác thì tất cả các anh chị em tham gia vào công tác ngày 14 tháng 3 vừa rồi được an toàn, dù rằng chúng tôi biết là CSVN hiện nay vẫn đang truy lùng tung tích những anh em tham gia công tác.

Thưa quý vị, nhân dịp trao đổi về câu hỏi này, chúng tôi muốn được chia sẻ với quý vị là chúng ta khi đi đấu tranh thì không muốn bất cứ ai bị bắt. Nhưng nếu có bị bắt thì đó cũng là một sự hy sinh, và đương nhiên, nếu chúng ta tránh được thì tốt hơn, phải không, thưa quý vị. Trở lại câu hỏi của chị là đảng Việt Tân đã làm cách nào để không bị công an bắt trong công tác 14 tháng 3 vừa qua. Chúng tôi xin được chia xẻ một vài suy nghĩ như sau:

Thứ nhất là việc một số anh em làm công tác lần này có lẽ là vì nhờ hồn thiêng sông núi và nhờ Tổ tiên phù trợ, cho nên đã tai qua nạn khỏi và gặp được sự may mắn là không bị công an gây khó khăn. Vấn đề thứ hai là để tiến hành công tác vừa qua, chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng các khâu công tác trong thời gian trước đó. Tuy nhiên, cũng thưa với chị là tất cả các anh chị em khi thực hiện công tác này đều được chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể xẩy ra; ví dụ trong trường họp công an hỏi thì phải trả lời như thế nào, hay nếu công an bắt bớ thì phản ứng như thế nào v.v… Những việc đó đều phải được chuẩn bị. Và sau hết, chúng tôi nghĩ rằng một yếu tố rất quan trọng là vì chúng ta bày tỏ lòng yêu nước là chuyện quá đúng, quá hiển nhiên và quá bình thường trong quảng đại quần chúng. Chính vì việc biểu hiện lòng yêu nước là việc quá đúng, quá hiển nhiên ngay trong ngày 14 tháng 3, là ngày chúng ta tưởng niệm những người đã hy sinh để bảo vệ quần đảo Trưòng Sa như vậy, cho nên được đồng bào hoan nghênh vui vẻ và tán đồng, cũng như là bao vây chung quanh anh em để cùng hỗ trợ và cùng chia sẻ, cùng đồng tình như vậy… thì chính những hình ảnh như vậy, khi một người giữ trật tự bảo vệ Hồ Hoàn Kiếm đến hỏi anh em và được anh em giải thích như vậy, thì chính người trật tự cũng đã hiểu ra vấn đề và không báo cho công an. Rõ ràng khi chúng ta làm việc đúng, hợp với truyền thống dân tộc, thì chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cũng đã tác động vào lòng người nên mọi người cùng hỗ trợ, cùng hưởng ứng. Chính nhờ những sự hỗ trợ hưởng ứng của đồng bào như vậy mà anh em chúng tôi đã không gặp khó khăn trong công tác vừa qua đó thưa chị.

Thanh Thảo: Thưa ông, hôm đầu năm Tết Canh Dần, đảng Việt Tân đã cùng với 3 tổ chức khác phát truyền đơn “Ngàn Năm Thăng Long” tại 8 thành phố, và lần này đảng Việt Tân phát áo thun và mũ “Hoàng Sa Trường Sa của VN”. Xin ông có thể cho biết trong chuyến công tác này có phối hợp với các tổ chức bạn hay không và liệu trong tương lại có kế hoạch nào quý vị làm chung nữa hay không, thưa ông?

Lý Thái Hùng: Thưa chị, trong thời gian qua, nhiều đảng phái và lực lượng dân chủ tại Việt Nam đã có những trao đổi để tiến đến việc phối hợp công tác đấu tranh hầu đi đến việc chúng ta xây được một lực đầu tàu cho phong trào dân chủ tại Việt Nam. Vì hoàn cảnh của đất nước và sự khống chế thô bạo của CSVN trong thời gian qua, cho nên sự hoạt động của các tổ chức và các lực lượng rất đa dạng. Do đó, để tạo ra được những nỗ lực phối hợp công tác hiệu quả và an toàn thì chúng tôi đã đồng ý với nhau một số nguyên tắc. Nguyên tắc thứ nhất là các tổ chức sẽ cùng nhau làm chung một số công tác, nhưng cách tiến hành hoàn toàn tùy theo khả năng và tùy theo địa bàn hoạt động của mỗi tổ chức. Nguyên tắc thứ hai là ngoài những công tác cùng làm chung, mỗi tổ chức đảng phái sẽ tự tiến hành riêng những công tác đấu tranh theo chủ trương của mình ở một địa bàn hay một khu vực mà không cần những sự phối hợp của những tổ chức khác, để làm sao đạt được hiệu quả và đạt được sự an toàn. Nguyên tắc thứ 3 là mỗi tổ chức có thể yêu cầu sự tiếp sức của một hay nhiều tổ chức khác nếu thấy có nhu cầu và không cần phải kéo hết tất cả các tổ chức cùng các hội đoàn tham gia hỗ trợ, vì điều này có thể không cần thiết và để dành xử dụng cho những đợt công tác khác. Từ một số nguyên tắc mà chúng tôi đưa ra như vậy thì có thể nói là các tổ chức cũng đã cùng nhau tiến hành phối hợp lẫn nhau.

Trong vụ rải truyền đơn vừa rồi vào đầu năm Canh Dần 2010 thì có 4 tổ chức gồm có đảng Dân Chủ Nhân Dân, Tập Hợp vì Công Lý, Phong Trào Lao Động Việt và Đảng Việt Tân để mà tiến hành công tác rải truyền đơn tại 8 thành phố. Riêng về công tác phát áo thun và mũ “Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam”, thì đó là một hoạt động công khai xuất hiện trước quần chúng. Mà cái khâu quan trọng nhất là việc chuẩn bị nhân sự xuất hiện và cần phải kín đáo, cần phải giữ an toàn trong lúc chuẩn bị. Tuy nhiên sau khi tiến hành công tác thì đương nhiên Đảng Việt Tân sẽ chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm của các lực lượng khác để rút tỉa kinh nghiệm cho những lần phối hợp sắp đến đây như tôi vừa trình bày bên trên. Việc chúng ta xây dựng lực đầu tàu để điều hướng phong trào dân chủ trong thời gian sắp đến đây là vấn đề rất quan trọng, trên việc phối hợp công tác giữa các lực lượng và các tổ chức, là nhu cầu sẽ phải tiến hành trong thời gian trước mặt. Chúng tôi nghĩ rằng trong thời gian tới đây sẽ có những công tác cùng làm chung với các lực lượng, thưa chị.

Thanh Thảo: Thưa ông, vấn đề kêu gọi chống Trung Quốc, bảo vệ Hoàng Sa và Truờng Sa qua những hành động như rải truyền đơn, phát áo mũ là điều rất cần thiết. Nhưng theo chúng tôi thì những hoạt động này cần được lan rộng, tạo thành một phong trào quần chúng tự phát ở nhiều nơi và lúc đó mới thật sự tạo ra sức ép lên chế độ CSVN. Ông nghĩ sao về vấn đề này thưa ông?

Lý Thái Hùng: Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với điều chị nêu lên. Trách nhiệm giành lại Hoàng Sa Trường Sa phải là trách nhiệm của mọi người; và vì thế chúng ta cần phải làm sao để quần chúng trong và ngoài nước cùng tham gia một cách tích cực và biến nó thành một phong trào quần chúng đấu tranh. Nhưng để quần chúng có thể tham gia một cách dễ dàng và có đông đảo người tham gia thì chúng tôi nghĩ phải có 2 điều kiện. Điều kiện thứ nhất là phải tìm ra những công tác thật đơn giản mà ai cũng có thể tham gia, ai cũng có thể làm được. Thứ hai là công tác đó phải nói lên được nguyện vọng của người dân một cách hợp pháp để công an CSVN không có lý cớ gì để đàn áp. Và đương nhiên, ngoài cuộc vận động đó thì trong giai đoạn khởi đầu rất là khó, bởi vì chắc chắn phía công an CSVN sẽ tìm mọi cách để trù dập và đàn áp. Thế nhưng từng bước từng bước, nếu chúng ta tạo được cho mọi người dễ dàng thoải mái tham gia thì tôi nghĩ rằng nó sẽ trở thành một phong trào rộng lớn.

Thanh Thảo: Xin thành thật cảm ơn ông Lý Thái Hùng đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Xin cám ơn quý thính giả đã theo dõi và xin hẹn lại quý vị trong chương trình kỳ tới.

http://radiochantroimoi.wordpress.com

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.