Sinh Hoạt Ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại Paris

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 61 ngày Quốc Tế Nhân Quyền, Hiệp hội các Quốc Gia Á Châu (Fédération des Pays Asiatiques pour les Droits de l’Homme) gồm các cộng đồng Tây Tạng, Miến Điện, Đài Loan, Tân Cương, Trung Hoa dân chủ, và Việt Nam đã tổ chức hai sinh hoạt vào ngày 10/12 và ngày 13/12/2009.

Sinh hoạt đầu tiên là một đêm thắp nến diễn ra tối ngày 10/12/2009. Mặc dù tổ chức trong tuần với sự đình công hệ thống xe điện ngầm cuối năm, các đoàn người thuộc các cộng đồng trong hiệp hội đã tề tựu đông đảo tại công viên Place de la Reine Astride Paris quận 8; cách đó 100 thước cảnh sát Pháp bao quanh sứ quán Trung Cộng. Mở đầu vị đại diện Hiệp hội đã cám ơn sự hưởng ứng ngoài dự trù của ban tổ chức, cũng như nói lên ý nghĩa của buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân các chế độ cộng sản Trung cộng, cộng sản chư hầu VN, Tây Tạng, Miến Điện, Tân Cương… Về phía cộng đồng VN với phần cầu an của thượng tọa Thích Quãng Đạo cùng ban tụng niệm thuộc chùa Khánh Anh Paris.

Buổi lễ được chấm dứt sau phần thắp nến, mỗi người một ngọn nến lung linh trong các lọ thủy tinh được thắp lên, như sưởi ấm các linh hồn oan khiên chết tức tưởi trong các chế độ CS, cùng các khẩu hiệu: «Trung cộng bá quyền», «Trung cộng xâm lăng», «Tự do dân chủ cho Tây Tạng», «Tự do dân chủ cho Miến Điện», «Tự do dân chủ cho VN», đã được các tham dự viên hô to vang vọng vào bên trong tòa đại sứ Trung cộng.

Sinh hoạt thứ nhì diễn ra ngày chủ nhật 13/12/2009 với hình thức một buổi văn nghệ đấu tranh, triển lãm và hội thảo, được tổ chức tại viện bảo tàng Musée des Arts et Traditions Populaires, Paris, quận 16.

Buổi lễ bắt đầu vào lúc 14giờ với phần triển lãm các tranh ảnh về các cuộc đấu tranh chống độc tài CS, các bảng ghi từng điều khoản trong hiến chương Liên Hiệp Quốc về các quyền căn bản của con người, cùng các sách báo, ấn phẩm, cờ vàng VN, băng nhạc đấu tranh, áo thung… và một quầy ẩm thực gồm các món ăn thuần túy VN được quan khách chiếu cố nhiệt tình. Về phía Việt Nam, Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ đã lập một gian hàng để vận động trả tự do cho nhà dân chủ trẻ Nguyễn Tiến Trung, bị CSVN giam cầm từ tháng 07/2009. Đảng Việt Tân đã trình chiếu cũng như trình bày nhiều bản triển lãm về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, cũng như các vấn đề liên quan đến bô-xít, tự do Internet v.v…

Đúng vào 14giờ30 chương trình được bắt đầu với lễ rước các Quốc kỳ, các vị đại diện các cộng động thứ tự đi sau cờ của quốc gia mình bước lên sân khấu. Lễ chào Quốc kỳ bắt đầu bằng quốc ca Pháp với cờ Pháp, Miến Điện, Đài Loan, Tây Tạng, Trung hoa dân chủ, Việt Nam và cờ Vàng Tự Do. Được biết, vì tình hình căng thẳng đang xảy ra tại Tân cương, với các biến cố dồn dập, cộng đồng Tân Cương đã vắng mặt giờ cuối.

Về phía quan khách tham dự có sự hiện diện đặc biệt của phái đoàn hùng hậu của tổ chức Ân Xá Quốc Tế cùng các vị chuyên biệt từng quốc gia như bà Mireille Boisson (Miến Điện); Ông Guy Castéran (Việt Nam); Ông Joseph de Macedo (Trung Quốc); và một vị chuyên về quốc gia Ấn Độ; Văn Bút Pháp (Pen Club Français) đại diện bởi bà Fanny de Roquigny; bà Marcelle Roux thuộc tổ chức France-Tibet; cùng các Ông Jacques Boutault, quận trưởng quận 2 Paris; Ông Jean Marc Brûlé, thị trưởng thành phố Cesson; bà Lydie Labertrandie, phó thị trưởng Cesson, phụ trách bang giao quốc tế; cùng các đại diện các tổ chức, hiệp hội tranh đấu nhân quyền cho Tây Tạng, Miến Điện, Việt Nam, Trung Hoa dân chủ hải ngoại với 2 đài truyền hình New Tang Dynasty TV và Planète.

Trong phần hội thảo, xen kẽ các phần trình bày về những đàn áp, vi phạm nhân quyền của từng quốc gia – như Việt Nam hiện nay với tình trạng đàn áp người dân xử dụng Internet để nói lên nguyện vọng của mình – là các phát biểu bày tỏ ủng hộ của các đại diện chính quyền địa phương, đại diện Ân Xá Quốc Tế cùng các hội đoàn người Pháp ủng hộ phong trào Tây Tạng France-Tibet. Phần chiếu phim tố cáo các vi phạm, đàn áp cùng văn nghệ đấu tranh của các quốc gia trong Hiệp hội làm cho buổi hội thảo thêm phần sinh khí và phấn khởi. Phần văn nghệ đấu tranh gồm có những màn múa của Hội Thanh Thiếu Niên Việt Nam tại Paris, cộng đồng Miến Điện và đoàn múa Trung Hoa Lotus Sacré. Buổi lễ được chấm dứt vào lúc 19giờ với phần chụp ảnh lưu niệm. (TND-Paris)

JPEG - 47.9 kb

JPEG - 50.4 kb

JPEG - 42.8 kb

– Xem các hình ảnh Đêm Thắp Nến ngày 10.12.2009

– Xem các hình ảnh buổi Hội Thảo ngày 13.12.2009

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.