Sợ hay không sợ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kể từ khi ông Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng Sản ở Việt Nam vào năm 1930, đặc biệt là vào những thập niên 1940, 1950 và sau đó cho tới thời gian gần đây, thì Đảng CSVN đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng người Việt qua các cuộc Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, thảm sát Huế Tết Mậu Thân, vô vàn những cuộc pháo kích, giật mìn vào trường học tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, tù cải tạo sau 1975 và biết bao nhiêu vụ ám sát, thủ tiêu dân lành và những người bị họ quy cho tội “phản cách mạng”.

Tất cả những hành động giết hại người Việt tàn bạo và bất nhân đó Đảng CSVN đã lạnh lùng thực hiện trong khung cảnh một đất nước Việt Nam bị bưng bít thông tin gần như tuyệt đối.

Trong nhiều thập niên nắm quyền, Đảng CSVN tự tung tự tác, bất chấp dư luận thế giới và bất chấp sự phản kháng gần như không còn nữa của người dân Việt Nam vì bị đàn áp quá sức tàn bạo.

Nhưng trong thời gian gần đây, kể từ cuộc biểu tình chống Đuốc Bắc Kinh vào cuối năm 2007, và những cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Cộng xâm lược vào đầu Tháng 6/2011, thì tất cả đã thay đổi và thay đổi tận gốc.

Với tiến bộ kỹ thuật thông tin điện tử phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới mà không một chế độ độc tài nào có thể ngăn chặn, thì Đảng CSVN không còn khả năng che giấu những tội ác đối với người dân. Tội ác, tham nhũng, đàn áp, bóc lột, … tất cả dần dần đã được phơi bày trước công luận trong nước và trên toàn thế giới. Khả năng dấm dúi giết người, thậm chí khả năng tra tấn hay bịt miệng, của CSVN cũng không còn nữa. Nhất cử nhất động của CSVN đều lập tức được cả thế giới biết đến và trở thành áp lực khiến CSVN như bị ngộp thở.

Nếu CSVN an nhiên tự tại bao nhiêu khi giết hàng triệu người dân Việt trong những giai đoạn trước đây thì bây giờ CSVN lại tỏ ra vô cùng hoảng hốt, bấn loạn hơn khi chỉ bắt một vài người về đồn công an để thẩm vấn.

Tại sao lại như vậy? Cái gì làm cho CSVN hoảng hốt như vậy?

Đó chính là ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG (ĐTBBĐ).

Khi ĐTBBĐ chưa được người dân Việt Nam áp dụng thì cuộc đối đầu giữa CSVN và người dân là “bạo động đối đầu với bạo động”. Và trong cái thế “bạo động đối đầu bạo động” CSVN nắm chắc phần thắng trong tay và thản nhiên triệt tiêu tất cả những tổ chức hay cá nhân lẻ loi dùng bạo lực chống lại họ trong khi cả thế giới khoanh tay nhìn sự thất bại chua cay đó của những phong trào chống đối vì không có chính nghiã để can thiệp.

Nhưng, khi người dân Việt Nam áp dụng ĐTBBĐ thì thế trận hoàn toàn đổi khác.

Trước tiên, dưới con mắt của toàn dân tộc Việt và cả thế giới, CSVN hoàn toàn mất chính nghiã khi đàn áp những người ôn hoà đứng lên đòi hỏi những quyền tự do căn bản của con người đã được cả thế giới chấp nhận và chính CSVN cũng đã cam kết.

Kế đến, ĐTBBĐ là việc mà mọi người ai ai cũng có thể làm được, không cần vũ khí, không cần can đảm, không cần khả năng siêu vượt, mà chỉ cần hiểu biết lẽ tất thắng của ĐTBBĐ và sự cần thiết của số đông.

Từ đó, CSVN không còn đối tượng trước mắt để đàn áp.

Hơn thế nữa, trong ĐTBBĐ, CSVN càng đàn áp thì phong trào ĐTBBĐ càng lớn mạnh và lớn mạnh tỷ lệ thuận, và theo cấp lũy thừa, với mức độ đàn áp.

CSVN đã bị đặt vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Đó là lý do tại sao CSVN SỢ ĐTBBĐ.

Từ vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng với vài chục công an khiến chính Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng phải đích thân xuống tận nơi để giải quyết, tới vụ Văn Giang với 3 ngàn công an và côn đồ đưa đến việc đánh đập cả nhà báo lề phải, cũng chỉ với mục tiêu bịt miệng dư luận để tin tức và sự bất mãn của người dân không lan rộng.

Nhưng mọi nỗ lực của CSVN đều vô ích. Cả nước đều đã biết. Người ta không nhìn thấy sự sợ hãi của người dân Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, mà ngược lại, người ta đọc được sự sợ hãi và hoảng hốt của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng và những lãnh đạo chóp bu Đảng CSVN qua những việc làm hết sức “loạn chiêu” như việc giam giữ trái pháp luật blogger Điếu Cày, bắt giam vô cớ người yêu nước Bùi Hằng, bắt giam Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân và vu khống cho ông Quân tội khủng bố một cách trơ trẽn và … vô ích, cho vài người xưng danh cựu chiến binh xông vào tấn công Viện Hán Nôm một cách thô tục, v.v.

CSVN biết rằng khi người dân hiểu ra lẽ tất thắng của ĐTBBĐ, hiểu ra rằng chỉ cần người dân đồng ý và kết hợp với nhau, thì chế độ không còn khả năng để dập tắt và phải sụp đổ.

Nhìn ra được nguy cơ đó, CSVN đang cố làm tất cả những gì trong khả năng để mong dập tắt phong trào ĐTBBĐ của người dân Việt.

Nhưng, cái nguy cơ mà CSVN nhìn thấy không còn là một “nguy cơ’ nữa mà là một thực tế hiển hiện vì phong trào đấu tranh ôn hoà bất bạo động đang lớn rất nhanh và càng lớn nhanh hơn khi CSVN ra sức trấn áp.

Tình trạng nhà cầm quyền CSVN cướp đất cướp ruộng của dân phổ quát trên cả nước. Ngày hôm kia là Tiên Lãng, ngày hôm qua là Văn Giang, ngày hôm nay là Vụ Bản, và ngày mai là hàng trăm hàng ngàn những Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản khác. Liệu CSVN có đủ hàng trăm hàng ngàn lần 3 ngàn công an để đàn áp tất cả những nơi người dân đứng dậy quyết liệt đòi đất đòi ruộng hay không? Chắc chắn là không!

Đó là ngày chế độ CSVN cáo chung.

Kinh nghiệm trước mắt là các chế độ độc tài tại Đông Âu, Khối Liên Sô cũ, Bắc Phi, Trung Đông đã lần lượt sụp đổ vì ĐTBBĐ.

Vì vậy, đây chính là lúc mà tất cả những người yêu nước, mọi nhà dân chủ, mọi đoàn thể trong và ngoài nước, cần nỗ lực tối đa trong việc quảng bá kiến thức về ĐTBBĐ đến từng đồng bào chúng ta để cùng cấp thời đứng dậy chấm dứt cái chế độ độc tài CSVN vô lý hiện nay.

Rõ ràng Cộng Sản Việt Nam sợ Đấu Tranh Bất Bạo Động!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.