Sự phá sản của Vinashin và trách nhiệm của Nguyễn Tấn Dũng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 3 tháng 8 năm 2010, Bộ công an đã chính thức bắt giữ Phạm Thanh Bình, 57 tuổi, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu Thủy (Vinashin) về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”. Trước đó một tháng, ngày 5 tháng 7, Ủy ban kiểm tra trung ương đảng đã ra thông cáo tố cáo rằng Phạm Thanh Bình đã làm cho Vinashin lỗ 4 tỷ Mỹ Kim. Một tuần sau đó, Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định đình chỉ chức chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin của Phạm Thanh Bình và cử Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ giao thông vận tải kiêm nhiệm chức chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin.

Qua một loạt những diễn tiến nói trên cho thấy là việc bắt giữ và truy tố Phạm Thanh Bình không phải là một sự tình cờ ngẫu nhiên mà đã được sắp đặt từ trước, nhất là tung ra vào lúc Hà Nội đang chuẩn bị danh sách ứng viên Trung ương đảng cho đại hội đảng lần thứ 11 sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 1 năm 2011. Nhiều dư luận cho rằng sự phá sản Vinashin là nhằm tấn công vào trách nhiệm và uy tín của Nguyễn Tấn Dũng?

Vinashin là một trong một số rất ít tập đoàn công nghiệp lớn mà Hà Nội đã bắt chước Trung Quốc cho lập ra từ năm 1996 với mục tiêu làm đầu tàu xây dựng nền công nghiệp Việt Nam. Khởi động từ số vốn non 100 triệu đồng Việt Nam với công nghiệp lạc hậu, Vinashin đã được thổi lên như tập đoàn có khả năng xây dựng nền công nghiệp đóng tàu sánh vai cùng với thế giới. Đặc biệt là từ năm 2006, khi lên làm Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã dành rất nhiều vốn ưu đãi cho Tổng công ty Vinashin để phát triển ngành đóng tàu hầu có thể cạnh tranh với Nhật và Nam Hàn. Nguyễn Tấn Dũng còn vận động Trung ương đảng khóa X trong kỳ họp cuối năm 2007 đưa ra một nghị quyết coi ngành đóng tàu là trọng điểm, là định hướng chiến lược của đảng trong quá trình công nghiệp hóa. Nghị quyết này còn coi Vinashin là một tập đoàn kinh tế chiến lược của Cộng sản Việt Nam để phát triển kinh tế biển và thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng.

Để thực hiện cái gọi là “nhiệm vụ chiến lược” này, Nguyễn Tấn Dũng đã giúp cho Vinashin vay vốn thông qua Bộ giao thông vận tải. Ngoài nguồn vốn trái phiếu phát hành ra quốc tế là 750 triệu Mỹ kim dành riêng cho Vinashin, Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho Bộ giao thông vận tải đứng ra bảo trợ cho Vinashin phát hành 3 tỷ Mỹ kim trái phiếu nội địa. Vốn trái phiếu nội địa mà chính quyền bảo trợ là loại trái phiếu phải giải ngân ngay, nhận đủ số tiền đồng thời cũng tính lãi luôn. Nói cách khác, Nguyễn Tấn Dũng đã dành mọi ưu đãi về nguồn vốn nhà nước cho Vinashin để phát triển cái gọi là ngành công nghiệp đóng tàu tại Việt Nam. Tính từ năm 2006 đến cuối năm 2009, Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị đưa cho Vinashin một nguồn vốn lên đến 4 tỷ Mỹ kim. Với tiền vốn ưu đãi này, Vinashin đã phát triển ào ạt, xây dựng hệ thống các nhà máy lắp ráp động cơ tàu thủy, nhà máy sơn tàu thủy, các khu công nghiệp đóng tàu tại khắp ba miền Nam, Trung và Bắc… với hơn 200 công ty con ra đời. Đó là chưa kể những loại dự án nhiệt điện, thủy điện, xi-măng, thép, bảo hiểm, các khu nghỉ mát, triển lãm… mà tập đoàn Vinashin góp vốn đầu tư.

Những dự án phát triển của Vinashin đã báo cáo lên Nguyễn Tấn Dũng, người chịu trách nhiệm cao nhất về sự vận hành của hệ thống tổng công ty mà Hà Nội đã xây dựng hiện nay như Tập đoàn Than và Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Hàng hải, Tập đoàn Vận tải, Tập đoàn Xây dựng v…v… Đương nhiên, Nguyễn Tấn Dũng sẽ dựa trên những báo cáo “hoành tráng” này mà báo cáo lại cho Ban bí thư để sau đó báo cáo cho Trung ương đảng. Chính vì dựa theo những báo cáo của Nguyễn Tấn Dũng, Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 11 vào trung tuần tháng 10 năm 2009 vẫn tiếp tục coi ngành đóng tàu là ngành công nghiệp mũi nhọn và tuyên dương Vinashin là tập đoàn công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Chỉ hai tháng sau khi được tuyên dương, những sự thật về “sự lớn mạnh” của Vinashin bắt đầu loan truyền trong nội bộ đảng. Vinashin đang đứng bên bờ vực phá sản vì không có dự án nào mang lại hiệu quả kinh tế.

Trước sự phá sản này, từ đầu năm 2010 người ta mới khám phá ra rằng, Vinashin không có khả năng đóng tàu thủy như báo chí đã thổi phồng qua các báo cáo của nhà nước. Sau 15 năm đầu tư cho ngành đóng tàu, Vinashin chỉ có thể làm công việc gia công. Tức là tất cả máy móc, các bộ phận trong ngoài của tàu đều nhập từ nước ngoài, Vinashin chỉ lắp ráp và sơn lại thành “con tàu”. Hà Nội gọi đó là “công nghiệp đóng tàu”. Theo kết luận sơ khởi của Ủy ban kiểm tra trung ương thì Vinashin đã mang nợ khoản 85 ngàn tỷ đồng tức 4 tỷ Mỹ kim. Trước sự phá sản của Vinashin, Nguyễn Tấn Dũng đã làm ba việc:

Thứ nhất là cách chức Phạm Thanh Bình khỏi trách vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin và truy tố ra tòa về tội “quản lý yếu kém làm thất thoát tiền nhà nước.

Thứ hai phân thây Vinashin làm nhiều mảnh và chuyển giao một số mảnh chưa giải quyết được cho Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Hàng hải tiếp tục “nuôi” một thời gian trước khi khai tử.

Thứ ba là tiếp tục duy trì Vinashin để kiểm kê tài sản dưới cái gọi là “tái phối trí” cho qua đại hội đảng XI, để vừa giúp duy trì được chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa ngành đóng tàu cho Trung ương đảng, vừa tránh xáo trộn hàng ngũ đảng viên, vì Vinashin hiện có trên 20 ngàn công nhân viên đang làm việc.

Những biện pháp của Nguyễn Tấn Dũng chỉ là đẩy tất cả trách nhiệm cho Phạm Thanh Bình như con dê tế thần, và phân tán Vinashin thành nhiều mảnh, cho “tan biến” vào hệ thống Tập đoàn công nghiệp mà chính Nguyễn Tấn Dũng đã dựng ra. Cách làm của Nguyễn Tấn Dũng không chỉ nhằm chạy trốn trách nhiệm của y trước sự phá sản của Vinashin, mà còn bao che cho những tay đàn em dính líu đến Vinashin. Vinashin không thể nào điều hành bởi một mình Phạm Thanh Bình mà là một nhóm người trong Hội đồng quản trị do Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm. Do đó việc phá sản Vinashin không thể nào chỉ là trách nhiệm của riêng Phạm Thanh Bình. Ngoài ra, trong mối quan hệ giữa đảng và các tổ chức kinh tế, xã hội thì Phạm Thanh Bình tuy là chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vinashin, nhưng lại chịu hai tròng “áp bức”. Một là từ phía Nguyễn Tấn Dũng (qua Bộ giao thông vận tải về phương diện kinh doanh). Hai là Trương Tấn Sang (qua hệ thống Ban bí thư vì Phạm Thanh Bình là Bí thư Đảng bộ Vinashin).

Chắc chắn cả Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang đều biết rõ sự phá sản của Vinashin từ hơn một năm trước, không cần phải chờ những báo cáo của Phạm Thanh Bình để kết luận. Thế nhưng cả Dũng lẫn Sang đều ém nhẹm vụ phá sản này đối với Trung ương đảng cho đến cuối năm 2009. Câu hỏi đặt ra là tại sao vụ phá sản Vinashin lại xì ra trong dư luận đúng vào lúc các Đảng bộ cấp trung ương bầu cử bí thư và chuẩn bị nhân sự cho ứng viên trung ương đảng? Nhiều dư luận cho rằng, chính phe Trương Tấn Sang đã “bày vẽ” cho Ủy ban kiểm tra trung ương mà Nguyễn Văn Chi, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra lại là đàn em của Sang nằm trong ban bí thư, tiết lộ vụ vỡ nợ của Vinashin để quy trách nhiệm cho Nguyễn Tấn Dũng và những đàn em của Dũng. Trương Tấn Sang tin chắc là với vụ phá sản lên đến 4 tỷ Mỹ Kim của Vinashin, Trung ương đảng sẽ không thể im lặng mà phải lên tiếng về trách nhiệm chỉ đạo của Nguyễn Tấn Dũng đối với Vinashin. Chỉ cần sự phê phán này của Trung ương đảng, Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị yếu thế, trong khi Sang có thêm triển vọng được bầu vào chức Tổng bí thư.

Tóm lại, vụ vỡ nợ của Tập đoàn Vinashin là hậu quả tất nhiên trong hệ thống cai trị độc tài, bưng bít và bao che của Hà Nội. Tuy nhiên, vụ vỡ nợ này chắc chắn phải có ít nhiều sự chỉ đạo ngầm của Trương Tấn Sang để phá hoại uy tín của Nguyễn Tấn Dũng, sau khi Dũng đã vung tay quá trán về chiến lược công nghiệp hóa ngành đóng tàu được xây dựng trên sự tham lam và ngu dốt của đàn em.

Trung Điền
Ngày 5/8/2010

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.