Tại sao CSVN chụp mũ Việt Tân là khủng bố?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong thời gian qua, Tổng cục an ninh thuộc Bộ công an Cộng sản Việt Nam đã đạo diễn liên tiếp một số vở kịch chụp mũ những tổ chức đấu tranh tại hải ngoại là những “nhóm khủng bố”. Trong những tổ chức này, bộ công an Cộng sản Việt Nam chiếu cố nhiều đến đảng Việt Tân. Ngay cả trong việc dàn dựng cái gọi là lời phát biểu nhận tội và xin khoan hồng của Luật sư Lê Công Định hôm 18 tháng 6 năm 2009, bộ công an cũng cố nhét hai chữ khủng bố vào để Luật sư Lê Công Định phải đọc là đã có tham dự khóa tập huấn về đấu tranh bất bạo động do “đảng khủng bố Việt Tân” tổ chức.

Vì cố gán ghép chữ “khủng bố” cho đảng Việt Tân, bộ công an đã bất chấp những điều phi lý và mâu thuẫn trong sự dàn dựng của họ. Một đàng thì họ bắt Luật sư Lê Công Định nói theo những cáo buộc của công an: đảng Việt Tân là khủng bố, nhưng lại đồng thời buộc anh thú nhận là đã tham dự khóa tập huấn về đấu tranh bất bạo động do đảng Việt Tân tổ chức, và đưa ra tài liệu “Từ Độc Tài tới Dân Chủ” của Tiến sĩ Gene Sharp do Việt Tân dịch qua tiếng Việt – một tài liệu nghiên cứu về phương pháp đấu tranh bất bạo động – như là một dẫn chứng “khủng bố” của Việt Tân. Tại sao Tổng cục an ninh của Bộ công an lại dàn dựng quá kém như vậy? Phải chăng, họ đã cùng đường trong việc tìm kiếm bằng chứng “khủng bố” của đảng Việt Tân!

Động lực gì khiến CSVN đã phải cố gắng gán ghép và làm trò cười cho thế giới như vậy?

Thứ nhất, dùng chữ khủng bố để gán ghép cho đảng Việt Tân và một số tổ chức khác, đồng thời còn thú nhận là đã khai báo cho Cảnh sát quốc tế để… nhờ truy lùng dùm Cộng sản Việt Nam, cho thấy là bộ công an muốn tạo ấn tượng trong dư luận quốc tế rằng đảng Việt Tân là một lực lượng đấu tranh vũ trang nguy hiểm. Thế nhưng khi các báo chí quốc tế và đại diện của một số quốc gia hỏi Bộ công an về những bằng chứng nào cho thấy đảng Việt Tân là khủng bố thì Cộng sản Việt Nam đã không đưa ra được. Thậm chí khi bị nhiều báo chí quốc tế dí hỏi, bộ công an đã trả lời rằng: những hoạt động của đảng Việt Tân đã “khủng bố tinh thần” của những nhân sự đang phục vụ trong guồng máy của chế độ. Thật tội nghiệp và đáng thương thay cho guồng máy đang khủng bố nhân dân lại dễ dàng bị uy hiếp bởi những người tay không tấc sắt với chủ trương đấu tranh bất bạo động!

Thứ hai, gán ghép hình ảnh khủng bố lên đảng Viêt Tân, bộ công an còn nhắm đến khối quảng đại quần chúng ở trong nước, hy vọng là vì bị bưng bít thông tin nên họ sẽ không nhìn ra được trò hề của chế độ, sẽ lo sợ và tránh né không dám tham gia, liên hệ, hợp tác hay ủng hộ đảng Việt Tân. Mục tiêu của Bộ công an là cô lập đảng Việt Tân với các nhà đấu tranh và với các đoàn thể quần chúng. Đây là thủ đoạn rất gian manh của Bộ công an nhằm vô hiệu hóa sự xuất hiện vận động đồng bào đấu tranh của đảng Việt Tân tại Việt Nam. Trước đây, vì không có những luồng thông tin nào khác ngoài những tin tức do báo, đài của chế độ loan tải, người dân sẽ bán tín bán nghi và chọn phản ứng đứng ngoài cuộc đấu tranh. Ngày nay, nhờ có mạng Internet và các đài Việt ngữ như BBC, VOA, RFA, Chân Trời Mới (CTM) loan tải tin tức vào Việt Nam nên những thủ đoạn chụp mũ nói trên của bộ công an đã không còn hiệu nghiệm.

Thứ ba, tạo một hình ảnh bạo lực nơi các tổ chức đấu tranh để Bộ công an tự nâng giá vai trò của họ lên mức quan trọng trong việc bảo vệ chế độ, từ đó có thể xin Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam cấp cho họ những ưu đãi về ngân khoản, nhân sự, kể cả một số quyền hạn để tạo thành một vương quốc riêng. Đây là những thủ thuật của Bộ công an nhằm tranh giành sự ảnh hưởng ở trong đảng đối với những bộ phận khác trước cái gọi là chống “diễn biến hòa bình” từ những thế lực bên ngoài mà họ thường hay rêu rao.

Tất cả những dàn dựng này, trong thực tế chỉ là để tô vẽ sự quan trọng của bộ công an trong bối cảnh suy thoái của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, và cố gắng kéo dài ngày tàn của chế độ mà thôi. Khi họ gán ghép đảng Việt Tân là khủng bố, rồi lại nói rằng đảng Việt Tân đã tổ chức những buổi huấn luyện về đấu tranh bất bạo động, cho thấy Bộ công an đang bị rơi vào tình thế loạn chiêu. Đấu tranh bất bạo động là một phương pháp đấu tranh bằng mọi phương tiện – ngoại trừ súng ống và những hành động giết người, bạo loạn – để đạt một mục tiêu nào đó, hoàn toàn khác xa với phương thức đấu tranh bằng vũ lực, khủng bố mà chính Cộng sản Việt Nam đang áp dụng để đàn áp dân oan, tấn công các nhà dân chủ như hiện nay.

Nếu nói về hành vi khủng bố thì chính đảng Cộng sản Việt Nam mới là tập đoàn khủng bố, chuyên sử dụng bạo lực để đàn áp và thủ tiêu những người không đồng ý kiến qua rất nhiều vụ án khủng bố nổi tiếng trong lịch sử như vụ Cải cách ruộng đất, vụ Nhân văn giai phẩm, vụ Đánh công thương nghiệp miền Bắc, vụ Tết Mậu Thân, vụ Tập trung cải tạo, vụ Kinh tế mới, vụ đánh tư sản mại bản miền Nam sau năm 1975, vụ cưỡng bức người Hoa tại miền Nam…. đã giết hại hàng triệu người dân vô tội, phải chết oan uổng qua những vụ án dã man nói trên.

Lấy chính nghĩa dân tộc để vận động toàn dân vùng lên chấm dứt ách độc tài cộng sản bằng phương pháp đấu tranh ôn hòa bất bạo động.

Trong khi đó, đảng Việt Tân từ ngày thành lập vào năm 1982 cho đến nay đã tiến hành cuộc đấu tranh vận dụng: Lấy chính nghĩa dân tộc để vận động toàn dân vùng lên chấm dứt ách độc tài cộng sản bằng phương pháp đấu tranh ôn hòa bất bạo động. Đấu tranh bất bạo động là một phương thức tổng hợp kinh nghiệm của nhiều dân tộc tranh đấu ở nhiều nơi, qua nhiều thời kỳ lịch sử nhân loại, đặc biệt là từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Ngày nay người ta hay nhắc đến cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Thánh Gandhi, phong trào dân quyền của Người Mỹ Đa Đen dưới sự lãnh đạo của Mục Sư Martin Luther King, hay phong trào dân chủ của Người Ba Lan dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan Lech Walesa.

Bộ công an Cộng sản Việt Nam cố tình chụp mũ đảng Việt Tân là khủng bố vì họ đang lo sợ và muốn tìm cách ngăn chận sự lan rộng các ảnh hưởng của đảng Việt Tân trong nhiều giới quần chúng ở trong nước. Công an biết rất rõ sự ảnh hưởng này là vì phương thức đấu tranh bất bạo động mà đảng Việt Tân đề nghị đến mọi người quá hữu hiệu và gây lúng túng cho chế độ. Chính vì thế họ nghĩ đơn giản rằng chụp cho đảng Việt Tân cái mũ khủng bố là xong, mọi người sẽ xa lánh. Chính thái độ kiêu ngạo và coi thường dư luận của bộ công an qua việc chụp cho đảng Việt Tân là khủng bố, đã không làm giảm đi sự ủng hộ của đồng bào đối với các hoạt động của đảng Việt Tân mà còn giúp cho mọi người nhìn thấy rằng hơn lúc nào hết, đấu tranh bất bạo động là phương thức khả thi nhất để chấm dứt ách cai trị độc tôn của đảng Cộng sản tại Việt Nam.

Trung Điền
Ngày 2 tháng 7 năm 2009

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.