Tham nhũng ở Việt Nam không còn là chuyện riêng của Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trước đây người Nhật cũng biết là nạn tham nhũng, hối lộ tha hồ hoành hành dưới chế độ cộng sản Việt Nam, nhưng biết để mà biết, chứ chẳng hề quan tâm. Cùng lắm thì với nếp suy nghĩ của người dân ở một nước dân chủ, họ chỉ thắc mắc tại sao dân tộc Việt Nam lại để cho cái chế độ thối nát đó tồn tại mãi. Thế nhưng, sau khi vụ PCI bị đưa ra ánh sáng thì dân Nhật không còn xem chuyện tham nhũng, hối lộ ở Việt Nam là chuyện riêng của Việt Nam, mà có liên can đến họ nữa. Điều này cũng dễ hiểu, vì chẳng người dân Nhật nào chấp nhận việc đem tiền thuế đóng góp của họ đút vào túi cán bộ, quan chức CSVN.

Nắm được tâm lý này, nên nhiều đạo diễn của Nhật đã dựng lên những phim kịch (drama) nói về cách làm ăn bất chính của những công ty Nhật, đặc biệt là các hãng kiến thiết, cấu kết với một vài chính trị gia hay quan chức của Nhật bị tai tiếng trong việc đấu thầu ở Việt Nam. Tuy các phim kịch này không nêu rõ tên PCI ra, nhưng người xem ai cũng hiểu đó là PCI. Những phim kịch này được trình chiếu vào lúc 9 giờ tối, tức là giờ cao điểm có nhiều khán giả, và sau đó được phát lại nhiều lần.

Chính vì dân Nhật quan tâm đến vụ PCI như vậy nên chính phủ nước này không thể nào để cho nhà cầm quyền CSVN tự ý muốn xử vụ PCI như thế nào cũng được. Họ đã đề nghị thẳng với Hà Nội là phải xử phạt thật nặng các quan chức tham nhũng, hối lộ liên quan đến tiền viện trợ ODA của Nhật qua vụ PCI. Bình thường thì Hà Nội sẽ lớn tiếng bác bỏ, và lu loa rằng Nhật xen vào chuyện nội bộ của Việt Nam. Nhưng họ đã không dám làm như vậy, vì có nguy cơ Tokyo sẽ đình chỉ viện trợ, như đã làm vào cuối năm 2008. Mặt khác, nếu đem xử một cách rốt ráo các cán bộ, quan chức tham nhũng trong vụ PCI, mà đứng đầu là ông Huỳnh Ngọc Sĩ, thì lâm vào cảnh ”bứt dây động rừng” (*), vì một mình ông Sĩ không thể nuốt trôi được cả mấy triệu mỹ kim của công ty PCI một cách êm thắm, mà phải có ô dù lớn ở đàng sau để chia chác và bảo vệ. Trong tình trạng như vậy, Hà Nội không còn cách nào khác hơn là câu giờ, với hy vọng theo ngày tháng dân Nhật sẽ quên đi vụ PCI.

Ngày 8 tháng 2 năm 2010, hệ thống báo đài của chế độ CSVN đồng loạt loan tin tòa án Nhân dân phúc thẩm tối cao tại Sài Gòn đã quyết định đình hoãn việc đem ông Huỳnh Ngọc Sĩ ra xử theo đề nghị của luật sư bào chữa, vì tình trạng sức khỏe của ông Sĩ không khả quan. Đại diện viện Kiểm Sát Nhân Dân (VKSND) tối cao giữ quyền công tố tại tòa, cũng đồng ý với đề nghị này.

Theo ông Phan Trung Hoài, luật sư bào chữa cho bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ, thì suốt cả tuần, sau khi nhận được quyết định khởi tố của VKSND tối cao về tội nhận hối lộ, thân chủ của ông bị huyết áp cao, không thể ngủ được khiến tình trạng sức khỏe suy yếu. Thế nhưng, cũng cái hệ thống toà án đó đã “kiên quyết” phải xử tướng công an Trần Văn Thanh vào ngày 13/12/2009, dù rằng hôm đó người ta phải khênh tướng Thanh nằm bất động trên băng ca đến toà án. Xem ra hệ thống toà án cộng sản Việt Nam thật là “nhân đạo” đối với những kẻ tham nhũng nhưng lại vô cùng “kiên quyết trừng trị” những người chống tham nhũng. Hẳn nhiên là hai hành vi trái ngược vừa kể của toà án cộng sản Việt Nam đều là sự thi hành những chỉ đạo của lãnh đạo đảng CSVN, vì hệ thống tư pháp Việt Nam không độc lập, mà chỉ là bộ phận thực hiện sự phân công của đảng cũng như hành pháp và lập pháp.

JPEG - 23.6 kb

Trở lại chiến thuật câu giờ của Hà Nội để từ từ cho chìm xuồng vụ xử ông Huỳnh Ngọc Sĩ, thì từ trước đến nay lãnh đạo đảng CSVN vẫn làm thế, bất chấp dư luận và luật pháp, nhưng lần này thì hơi bị kẹt, vì có sự phản đối mạnh mẽ của ông Sakaba, Đại sứ Nhật tại Việt Nam. Trong một cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 3 tháng 3 vừa qua, Đại sứ Sakaba chẳng những phản đối việc Hà Nội muốn dây dưa kéo dài vụ xử án này, mà còn đề nghị phải xử phạt ông Huỳnh Ngọc Sĩ theo đúng luật Phòng chống tham nhũng của Việt Nam, chứ không thể viện lẽ ông Huỳnh Ngọc Sĩ có “nhân thân” tốt, hay vì ông ta và gia đình đã đóng góp nhiều cho đảng CSVN, mà xử nhẹ tay được.

Ông Sakaba chẳng có thù oán gì với ông Huỳnh Ngọc Sĩ, hơn nữa với tư cách của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, ông Sakaba chắc chắn không muốn tạo sự căng thẳng với nhà nước CSVN. Nhưng ông ta không thể làm khác được, vì người dân Nhật không bằng lòng để cho bất kỳ ai lấy tiền thuế đóng góp của họ bỏ túi mà vẫn sống an nhiên phè phỡn trong xã hội; hoặc nếu có bị xử phạt thì cũng chỉ xử tượng trưng cho qua chuyện. Trước đây, khi còn ở vị thế đối lập, đảng Dân Chủ Nhật đã công kích đảng Tự Do đang cầm quyền lúc đó rất mạnh mẽ về vụ PCI, khiến Tokyo phải ra lệnh cho Đại sứ Sakaba ở Hà Nội loan báo quyết định ngưng mọi viện trợ ODA cho Việt Nam đến khi nào nhà cầm quyền Hà Nội có được các biện pháp hữu hiệu và đúng đắn để phòng chống tham nhũng. Nay đảng Dân chủ lên nắm quyền ở Nhật mà lại xem nhẹ việc xử ông Sĩ, thì khó mà tránh khỏi sự phản đòn của đảng Tự Do. Hơn nữa, hiện nay Nhật đang gặp khó khăn về tài chánh, nên người dân nước này sẽ dễ bất mãn hơn nếu chính quyền của họ không lên tiếng phản đối việc Hà Nội xử nhẹ tay đối với ông Sĩ. Báo chí Nhật chỉ mới đăng tin, chưa bình luận gì về việc tạm hoãn phiên xử ông Huỳnh Ngọc Sĩ, thế mà đã nổi lên sự bất mãn trong dư luận Nhật. Lãnh đạo đảng CSVN đang lo sợ một ngày nào đó Đại sứ Sakaba lại tuyên bố đình chỉ viện trợ ODA cho Hà Nội như họ đã làm hồi đầu tháng 12 năm 2008. Đây không phải là một nỗi lo vô căn cứ, mà là nỗi lo có nhiều xác xuất sẽ xẩy ra.

— –

(*) Có nhiều câu thành ngữ khác nhau trong ý này. Theo TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ & TỤC NGỮ VIỆT NAM của giáo sư Nguyễn Lân do nhà xuất bản khoa học xã hội biên soạn. Ở trang 269 viết : “rút dây động dừng”. “Dừng” là cốt để trát bức vách (bằng bùn trộn rơm); ý là: “đả động đến điều này thì ảnh hưởng đến điều khác”. Cũng có sách cho rằng “Bứt mây động rừng”; mây là một loại cây leo rất dai và dài, mọc chằng chịt trong rừng. Khi kéo sợi dây mây thì rung động cả rừng.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.