Tham Nhũng Trong Ngành Dầu Khí Tại Việt Nam Bị Phanh Phui Nhưng Chưa Hết

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tiếp theo hai vụ án hình sự lớn liên quan đến những vụ tham ô là Năm Cam (Sài Gòn) và Lã Thị Kim Oanh (Hà Nội), nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang đối diện với một vụ án tham ô hàng triệu Mỹ kim tại Tổng công ty dầu khí Việt Nam, liên hệ hàng chục cán bộ cao cấp trong đảng và nhà nước. Dầu Khí là một trong số hai loại ’sản phẩm’ gồm gạo và dầu thô, đang mang lại ngoại tệ cho nhà cầm quyền Hà Nội hàng năm; nhưng cũng chính hai loại ’sản phẩm; trời cho này, đã mang lại cho cán bộ cao cấp những số tiền hàng triệu Mỹ Kim, do sự bao che lẫn nhau để biển thủ tài sản quốc gia thành của riêng, trong hàng thập niên qua. Vụ án tham nhũng trong Tổng Công Ty Dầu khí được phát hiện một cách rất tình cờ khởi đầu là vụ hỏa hoạn ’bất ngờ’ tại Phòng Thương Mại của Liên doanh Việt -Xô Petro ở tỉnh Bà – Rịa Vũng Tàu vào ngày 16 tháng 5 năm 2003. Đó là thời điểm mà cơ quan an ninh điều tra Bộ công an đang tiến hành vụ điều tra và bắt giữa một số cán bộ thuộc công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Vũng Tàu về hành vi cố ý làm trái gây nguy hại nghiêm trọng. Sau vụ hỏa hoạn, có dư luận cho rằng một số tài liệu , hồ sơ, hợp đồng rất quan trọng liên quan việc đấu thầu không ít hàng mục công trình của ngành dầu khí đã tan theo tro bụi. Thực ra mắc xích đầu tiên của vụ án này là khi cơ quan điều tra phát hiện một hợp đồng rởm có giá trị tới 17 triệu Mỹ Kim được ký giữa Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Vũng Tàu và Viện thiết kế Coranll Ukraina. Vào thời điểm đó, ông Nguyễn Quang Thường là giám đốc của Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Vũng Tàu. Sau đó, ông Thưởng được ông Nguyễn Xuân Nhậm cất chức lên làm Phó tổng giám đốc công ty Dầu khi Việt Nam.

Vụ giả mạo giấy tờ nói trên đã bị phát hiện và cơ quan điều tra đã đến làm việc với Nguyễn Xuân Thuởng; nhưng Phó Tổng giám đốc Thưởng khẳng định không hề hay biết các hợp đồng này. Nhưng từ những chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, ngày 1 tháng 6 năm 2003, Nguyễn Quang Thưởng đã bị bắt giữ. Đến ngày 9 tháng 6, cơ quan điều tra bộ công an lại bắt tạm giam, khám xét nơi ở của Phó tổng giám đốc dầu khí Vietsovpetro Dương Quốc Hà, phụ trách về thương mại do liên hệ đến những tiêu cực trong công trình xây dựng block nhà 140 chỗ ngoài giàn khoang trên biển của Tổng công ty dầu khí. Liền sau đó, Thủ tướng Phan Văn Khải ra lệnh cách chức Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Nhậm. Sau khi cơ quan điều tra bắt giữ những cán bộ chủ chốt nói trên, vụ án tham nhũng của Tổng Công ty Dầu Khí đã bị phanh phu, trong đó có những vụ việc đã được cố tình ’gói kín’ suốt từ đầu những năm 1990.

VỤ THỨ NHẤT: MUA MÁY VI TÍNH DZỔM:

JPEG - 47.3 kb
Đặng Hữu Quý, Nguyễn Trọng Nhưng (hình VNExpress)

Để thiết kế các công trình trên biển, năm 1991 Tổng công ty dầu khí có kế hoạch mua sắm một loạt máy vi tính loại mạnh, được cài đặt sẵn các chương trình phần mềm chuyên dụng. Hội đồng quản trị Tổng công ty sau khi xem xét đã chấp nhận chi 400.000 USD cho việc mua sắm này. Trong một chuyến đi công tác tại Singapore tháng 7 năm 1991, ông Đặng Hữu Quý, lúc đó là kỹ sư quyền phó Viện Nghiên cứu khoa học và thiết kế, thuộc Tổng công ty , không được giao nhiệm vụ đã “sốt sắng” thay mặt Tổng công ty đàm phán với một nhà cung cấp nước ngoài. Đặng Hữu Quý cùng Nguyễn Trọng Nhưng,giám đốc Xí nghiệp Xây lắp của Tổng công ty lúc đó và một số thành viên trong đoàn công tác đã thương thảo mua máy vi tính của Hãng Bureau Veritas, có đại diện tại Singapore. Việc mua bán được thông qua Công ty liên doanh Dịch vụ dầu khí PSA, trụ sở tại Vũng Tàu. Điều đặc biệt là PSA được ra đời trên cơ sở hợp tác giữa một đơn vị của Petro VN với Cannamtrimex Inc., do ông Nguyễn Đức, Việt kiều Canada làm giám đốc. Ngày 30 tháng 7 năm 1991, Quý cùng ông Đức và ông Huỳnh Đức Báu, Giám đốc chi nhánh của Bureau Veritas tại Singapore, ký văn bản thỏa thuận VSP “mời Bureau Veritas vào Bà Rịa – Vũng Tàu để thỏa luận mua máy vi tính”.

Vụ giả mạo giấy tờ nói trên đã bị phát hiện và cơ quan điều tra đã đến làm việc với Nguyễn Xuân Thuởng; nhưng Phó Tổng giám đốc Thưởng khẳng định không hề hay biết các hợp đồng này.

Khoảng 2 tháng sau, PSA thay mặt Tổng công ty dầu khí ký hợp đồng số 048 (ngày 5/9/1991) mua máy tính của Bureau Veritas. Theo đó Bureau Veritas cung cấp các máy tính loại 486/33MHz, RAM (bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên) 32Mb được sản xuất tại Nhật Bản. Máy được cài đặt 4 chương trình thiết kế chuyên dụng có mua bản quyền,trị giá gần 237.000 USD. Tháng 4 năm 1992, hàng về tới Vũng Tàu và được chuyển cho Viện Nghiên cứu khoa học và thiết kế. Ba tháng sau, Tổng công ty dầu khí lập hội đồng nghiệm thu hợp đồng trên. Kết quả, thiết bị không đồng bộ, nhiều chi tiết không tuân thủ đúng hợp đồng mua sắm đã ký mà đã bị thay bằng đồ kém chất lượng hơn, phần cứng máy tính cấu hình không đạt yêu cầu, chưa kể toàn bộ các phần mềm chuyên dụng đều là hàng… copy, không hề có bản quyền. Thiệt hại trong vụ mua sắm này ở thời điểm đó được xác định khoảng 200.000 USD, tức 50% ngân sách đầu tư cho dự án này.

VỤ THỨ HAI: THIỆT HẠI 350.000 USD VÌ… THÉP ỐNG.

Cũng năm 1992, Tổng công ty dầu khí tiến hành một thương vụ mua sắm khác. Đó là hợp đồng mua 2.600 tấn ống thép xây dựng của Hãng Islawd trị giá 1.677.000 USD. Theo hợp đồng này, Islawd cung cấp cho VSP ống thép loại 326 x 16 mm với giá 645 USD/tấn. Bộ phận kỹ thuật của Tổng công ty dầu khi được giao nhiệm vụ đàm phán và ký kết có Đặng Hữu Quý, Nguyễn Trọng Nhưng. Không hiểu có phải do năng lực non kém hay thiếu tinh thần trách nhiệm, bộ phận kỹ thuật này đã không thực hiện đầy đủ các bước tính toán về mặt kỹ thuật, do đó đã không xác định chiều dài của mỗi ống (theo yêu cầu của công trình lẽ ra phải là 12 m). Phát hiện khiếm khuyết này, hãng Islawd đã cẩn thận 2 lần điện gửi Phòng thương mại. Đích thân phó tổng giám đốc VSP Bùi Hải Ninh yêu cầu xác nhận độ dài ống, nhưng rốt cuộc không có một hồi âm nào. Do vậy, Islawd đã giao hàng cho Tổng công ty dầu khí đủ số lượng theo hợp đồng nhưng độ dài của mỗi ống là… tùy ý, trong đó có nhiều ống dài quá 13 m và có 24 ống chỉ đạt chiều dài dưới 10 m, thậm chí 6 m. Tới phần thi công, chỉ khổ cho công nhân của VSP đã phải liên tục cắt, ráp nối các ống dài ngắn khác nhau ấy. Còn Tổng công ty dầu khí thiệt mất 350.000 USD và nhận về một công trình không nguyên vẹn, chưa dám bàn đến chất lượng không bảo đảm….

VỤ THỨ BA: 8 ĐOẠN XÍCH NEO GIÁ 292.000 USD TRỞ THÀNH ĐỒ… “LƯU NIỆM”.

Năm 1992, khi Tổng công ty dầu khí đang chuẩn bị đưa tàu chứa dầu Chi Lăng vào hoạt động, phía Tổng công ty dầu khí dự định tận dụng hệ thống xích neo sẵn có của tàu Chí Linh. Số xích neo này được cắt bỏ 8 đoạn (mỗi đoạn 20 m) bị hư hỏng. Tổng công ty dầu khí đã đặt mua 8 đoạn xích neo mới bằng thép đặc chế ORQ cùng với hợp đồng mua tàu Chi Lăng. Nhận được tin báo tàu Chi Lăng chưa về kịp, Tổng công ty buộc phải thuê tàu Java để chứa dầu trong giai đoạn chờ đợi và đặt hàng Công ty Thương mại dầu khí (Petechim) mua 8 đoạn xích neo để bù vào đoạn xích neo cũ của tàu Chí Linh bị cắt bỏ. Điều bất thường ở chỗ, trong khi Petechim đang tiến hành thương thảo, mua của Brisat Submarine 8 đoạn xích neo bằng thép đặc chế ORQ, bộ phận kỹ thuật của Tổng công ty gồm Đặng Hữu Quý và Nguyễn Trọng Nhưng vẫn mời 2 công ty khác (Sing Seng Huat và Pranglin) vào thảo luận mua xích neo. Mặc dù Sing Seng Huat chào hàng loại xích bằng thép không bảo đảm yêu cầu ORQ, nhóm kỹ thuật vẫn viện lý do “giao hàng nhanh” để trình quyền Tổng giám đốc Ngô Thường San ký phê duyệt (vào ngày 21/8/1991). 8 ngày sau, phía Petechim cũng có văn bản gửi Tổng công ty dầu khí thông báo 8 đoạn xích neo bằng thép ORQ sẽ được chuyển về Vũng Tàu trong nửa đầu tháng 10 năm 1991. Biết việc này nhưng Đặng Hữu Quý, Nguyễn Trọng Nhưng lại vẫn tiếp tục đề nghị ông San cho mua 8 đoạn xích neo của Sing Seng Huat. Ông Ngô Thường San cuối cùng đã chấp nhận và ủy thác cho Công ty PSA ký hợp đồng mua 8 đoạn xích neo của Sing Seng Huat trị giá 292.000 USD. Khi tàu Chi Lăng về tới Vũng Tàu, số xích neo này không dùng được (không phải thép ORQ), buộc Tổng công ty phải dùng tới xích neo ORQ do Petechim mua về. Cả 8 đoạn xích neo kém chất lượng trên được đưa vào kho, trở thành… đồ “lưu niệm”. Đáng lưu ý, dù đã rõ hành vi thiếu trách nhiệm của những cán bộ trên, Tổng công ty dầu khí sau đó vẫn không có bất cứ một hình thức xử lý nào. Ông Đặng Hữu Quý lại được “cất nhắc” lên làm giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư xây dựng dầu khí. Vụ việc trên, theo đánh giá của Công an Bà Rịa – Vũng Tàu là có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, cần phải điều tra làm rõ. Công an Bà Rịa – Vũng Tàu đã báo cáo cấp trên về việc khởi tố điều tra vụ án, thế nhưng sau đó không có… hồi âm.

VỤ THỨ TƯ: XÂY NHÀ TRÊN BIỂN..CÁT

Sau vụ hỏa hoạn “bất ngờ” tại Phòng Thương mại của Liên doanh Việt – Xô Petro ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào tháng 5 năm 2003, cơ quan điều tra đã phát hiện một hợp đồng dổm có giá trị tới 17 triệu USD được ký giữa Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Vũng Tàu và Viện Thiết kế Coranll Ukraina (đơn vị chuyên ngành về thi công các hạng mục khai thác dầu khí ngoài biển của nước ngoài). Hợp đồng trị giá 17 triệu USD nói trên được ký kết với nội dung: Viện Thiết kế Coranll Ukraina sẽ cung cấp vật tư, thiết bị để thi công xây dựng một khối nhà ở (khối nhà Bloc) bằng vật liệu đặc chủng trên giàn khoan dầu ngoài khơi của Liên doanh Việt – Xô Petro. Đây là khối nhà ở cao tầng với kết cấu đặc biệt chịu đựng được thời tiết mưa bão khắc nghiệt ngoài biển khơi, nhằm cung cấp những “căn hộ” tiện nghi phục vụ cho việc nghỉ ngơi của cán bộ, công nhân đang làm việc ngày đêm trên giàn khoan. Nhưng “phi vụ” mờ ám 17 triệu USD đã bị phanh phui khi qua điều tra xác minh, cơ quan công an đã phát hiện Viện Thiết kế Coranll không ký hợp đồng nào với Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí và đây là một bản hợp đồng dổm 100% từ con dấu, chữ ký, đến nội dung thiết bị, vật tư cung cấp. Thực tế việc cung cấp vật tư, thiết bị để thi công xây dựng khối nhà Bloc trị giá 17 triệu USD do một công ty tư nhân Việt Nam ở Bà Rịa – Vũng Tàu có tên là Công ty Interpet Vũng Tàu đảm nhận. Công ty Interpet đã thu mua các loại thiết bị, vật tư (cũng do Nga sản xuất) đang trôi nổi trên thị trường (với giá rẻ hơn so với nhập khẩu chính ngạch từ Nga) cho Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Vũng Tàu triển khai thi công khối nhà Bloc. Mục đích cuối cùng để là để hai bên nhau chia hưởng số tiền chênh lệch khá lớn trong số 17 triệu USD ký trên “danh nghĩa” với Viện Thiết kế Coranll Ukraina. Họ tin rằng phi vụ làm ăn mờ ám này sẽ chẳng bao giờ bị phát hiện vì chẳng có cơ quan chức năng nào cất công ra nước ngoài để tìm hiểu, xác minh về việc Viện Thiết kế Coranll Ukraina đã cung cấp vật tư, thiết bị cho Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Vũng Tàu. Do vậy, sau khi thi công khối nhà Bloc, họ ngang nhiên làm giả con dấu và chữ ký của Viện Thiết kế Coranll Ukraina để chỉ định Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Vũng Tàu chuyển tiền vào ngân hàng nước ngoài, rồi rút tiền ra chia chác.

VỤ THỨ NĂM: DỰ ÁN CẢNG THỊ VẢI THÀNH… THỊ LỘ

JPEG - 7 kb
Hệ thống đường ống dẫn khí Thị Vải (hình VNExpress)

Công trình kho cảng tối tân nhất của ngành dầu khí Việt Nam trị giá hàng chục triệu USD đã thi công lâu hơn dự kiến 2 năm, chi phí đầu tư tăng gần 14 triệu USD. Và đặc biệt nghiêm trọng là Tổng công ty dầu khí đã phải nhận về công trình nhóm A không tương xứng với đồng tiền đã bỏ ra… Theo đánh giá của cơ quan điều tra, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những sai phạm nói trên là do Tổng công ty dầu khí Việt Nam sai lầm khi chọn Công ty Thiết kế xây dựng dầu khí (PVECC) làm tổng thầu. Công ty này thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong tổ chức quản lý việc thực hiện một dự án lớn. Nhưng mặt khác, có nhiều việc Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã can thiệp trực tiếp đến các thầu phụ không qua tổng thầu và thiếu phối hợp đồng bộ, làm kéo dài thời gian thi công, chậm trễ trong thanh quyết toán. Tởng công ty dầu khí Việt Nam còn chọn các thầu phụ không có chức năng, không có giấy phép hành nghề khảo sát thiết kế và không đủ năng lực thi công các hạng mục công trình… làm kéo dài tiến độ thực hiện dự án và phát sinh nhiều vấn đề về chi phí đầu tư. Những sai phạm về việc sử dụng tư vấn giám sát, giám định – cấp chứng chỉ quốc tế. Tổng công ty dầu khí Việt Nam chọn nhà tư vấn giám sát Bres với giá trúng thầu hơn 3,93 triệu USD, nhưng do phải kéo dài thời gian thi công gói 2 (tuyến ống, kho, cảng Thị Vải) nên đã phải chi phí cho tư vấn Bres thêm 3,81 triệu USD (tổng số tiền tư vấn giám sát hơn 7,74 triệu USD). Mất nhiều tiền là vậy mà chất lượng gói 2 không đảm bảo với các sự việc: sụt, lún nền, móng gối đỡ; ống công nghệ, thiết bị công nghệ không đồng bộ; lắp đặt kết nối – giao diện giữa các hạng mục với nhau gặp nhiều trục trặc, phát sinh nhiều chi phí. Tuy nhiên, tư vấn Bres đã đứng ngoài cuộc không chịu trách nhiệm gì về vật chất.

Chưa hết, nhà tư vấn giám định chất lượng – cấp chứng chỉ quốc tế LRIS đã không làm đầy đủ các phần việc theo hợp đồng nhưng vẫn được thanh toán tiền, thậm chí còn được nâng từ mức 353.159 USD lên 543.125 USD. LRIS giám sát việc chế tạo một số thiết bị, phụ kiện những công trình này đều không bảo đảm chất lượng như. 51 chiếc đầu bồn Bullets bị khuyết tật trong quá trình chế tạo vẫn được đưa về sử dụng lắp đặt; các van Vigro chế tạo có nhiều lỗi, không được thử kín 100% vẫn được lắp đặt. Nhưng sai phạm lớn nhất của dự án thuộc về khâu khảo sát địa chất công trình khu vực Thị Vải và sai phạm trong thiết kế san nền. Trong 23 hố khoan thẳng đứng trên diện tích 40 ha chỉ có 1 hố khoan nằm ở trung tâm tọa độ. Cơ quan trách nhiệm xác định các hố khoan này không phù hợp với mặt bằng để thiết kế thi công kho cảng Thị Vải, do vậy đã xảy ra tình trạng sụt lún nền công trình khá lớn (từ 1,98 đến 2,85 m) không kiểm soát được trong xây dựng. Một trong các nguyên nhân làm sụt lún nền công trình là do các nhà thầu phụ làm “ẩu”, đã đưa một khối lượng vật liệu có nhiều tạp chất vào san lấp công trình với trên 46% là đất đỏ, cát lẫn tạp chất không đạt tiêu chuẩn.

Hiện tượng lún của các công trình trong kho đã phát hiện ngay trong quá trình lắp đặt thiết bị và công trình cần thiết phải được chống lún toàn diện để tránh nguy cơ rò rỉ khí gây cháy nổ do lún các tuyến ống và cáp. Công tác cứu chữa dự tính sẽ tiêu tốn tới trăm tỷ đồng”. Trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư vì đã chọn đơn vị thiết kế không đủ khả năng, không thông hiểu cặn kẽ hiệu quả của phương pháp xử lý nền và phương thức xử lý nền cục bộ không phù hợp với điều kiện làm việc của phức hệ công trình…

Ngày 4/10/1997, công trình đường ống, kho, cảng Thị Vải (gói 2) chính thức được khởi công và phải mãi tới 15/4/2001. Tức là sau 44 tháng mới hoàn thành, chậm so với thời gian dự định tới 24 tháng, trong đó có đến 10 tháng công trình phải tạm dừng để… khắc phục sự lún. Dự tính chi phí cho việc “khắc phục sự cố” này lên đến khoảng 60 tỷ đồng. Việc kéo dài thời gian thi công thêm 24 tháng đã làm tăng chi phí lãi vay ngân hàng gần 30 tỷ đồng, “đội” chi phí ban quản lý dự án thêm 8,2 tỷ đồng, cũng như Nhà nước mất thêm 4,24 triệu USD tiền thuê chuyên gia, tư vấn nước ngoài cho công trình trong khoảng thời gian “dôi ra” này… Chỉ mới tính toán bước đầu, con số lãng phí đã được cơ quan thanh tra xác định lên đến 4,24 triệu USD và 50,2 tỷ đồng. Không chỉ “vượt” về thời gian thi công, công trình LPG Thị Vải còn… lập thành tích “vượt” về nhiều thứ khác. Trong đó đáng lưu ý là khoản chi phí đầu tư vượt dự toán 14 triệu USD so với tổng dự toán tạm tính được Chính phủ phê duyệt. Cơ quan thanh tra xác định hàng loạt sai phạm về tài chính trong thực hiện công trình này, đề nghị xử lý thu về ngân sách nhà nước hơn 134 tỷ đồng. Riêng quyết toán sai định mức đơn giá, thanh quyết toán hơn chứng từ đã ngót nghét 2 tỷ đồng.

Sau khi những vụ tham ô phanh phui trên mặt báo, mãi cho đến ngày 26 tháng 8 năm 2004, tức là hơn 1 năm sau khi bắt giữ hai phó tổng giám đốc Nguyễn Xuân Thường và Dương Quốc Hà, cơ quan điều tra mới bắt giữ thêm 4 quan chức ngành dầu khí là Nguyễn Trọng Nhưng, giám đốc công ty thiết kế và xây dựng dầu khí (PVEC), Đặng Đình Binh, giám đốc xí nghiệp sửa chữa các công trình dầu khí (một đơn vị trực thuộc PVEC), Bùi Văn Tứ, nguyên phó ban quản lý dự án khí của Tổng công ty dầu khí Việt Nam và Đặng Quý Hữu , giám đốc công ty tư vấn đầu tư xây dựng dầu khí (PVICC). Tất cả những công ty này đều là những doanh nghiệp nhà nước, vận hành theo ngân sách của nhà nước. Sau gần 14 năm ăn chia hàng triệu Mỹ kim, cho đến lúc bị phanh phui trước công luận, chỉ có một số quan chức cấp thấp hiện đang bị tạm giam để điều tra. Vụ án này chưa có thể ngừng ở nơi đây.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.