Tháng Ba, ngày 14, Việt Nam ơi!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tháng Ba
Mùa Xuân chở mây ra khơi xa
Nước xanh như màu mây ấy
Biển thét gào nỗi đau sống dậy:
64 linh hồn uất nghẹn
Gạc Ma!

Tháng Ba
Tự cổ chí kim chưa thấy bao giờ:
64 người con hy sinh vì Tổ Quốc
Chết cho Nước khỏi sống quỳ sống nhục
Bị biến thành ma!?

Tháng ba
Sao tôi chẳng được quyền kể về các anh?
Lỡ gọi tên có thể là tù tội
Anh dũng hiên ngang bị vùi trong bóng tối
Việt Nam ơi, nhức mỏi đến bao giờ?

Tháng Ba
Nỗi đau Ngày Mười Bốn Tháng Ba
Năm có hai số tận cùng Phát Phát (1988)
Các anh chết để cho ai phát tài, phát nhát?
Phát cả tai ương – dân tộc đoạ đày
Phát cả nỗi căm hờn thành hữu hảo chua cay…

Tháng Ba
Xương cũng hoá thành bùn héo rũ những vòng hoa
Thành mười sáu chữ vàng nhức buốt
Lũ giặc Tàu nghênh ngang cùng lũ chuột
Rứt rỉa đau thương bày tiệc trận cười!

Tháng Ba
Chẳng có cái chết nào có thể hoá phôi pha
Dẫu bạo ngược cường quyền muốn thế
Dẫu cuộc đời ngập chìm dâu bể
Việt Nam ơi, không khiếp sợ, bao giờ!

Tháng Ba
Chúng muốn ta quỳ mỏi gối xin cho
Để Hoàng Sa, Trường Sa máu cuộn cùng nước mắt
Các anh đã hy sinh để hôm nay, sự thật
Tổ Quốc biết những gì CÒN – MẤT
Từ những ngọn sóng xanh bầm đỏ căm thù!

Tháng Ba
Nỗi đau ngày đuổi tận mơ đêm
Cả dân tộc nhớ thương bằng tiếng thĩ thầm
Khen kẻ ngoài là chê bên trong dở
Nhắc lại ngày xưa là chê thời nay đó
Thuỷ Hoàng ư? Khép nép tẽn tò…

Tháng Ba
Tôi viết bài ngợi ca người Nhật
Tsunami! Chẳng thèm rơi nước mắt
Bonsai như nửa nụ cười…
Có kẻ chỉnh nhắc rằng, khen ít lại, vừa thôi!

Tháng Ba
Ngày mười bốn, mỗi năm
Người Việt nào cũng khóc
Khóc bởi 24 năm qua không biết chỗ
Các Anh nằm
Khóc bởi biết rằng trong chốn mù tăm
Các anh hiểu hàng triệu người vẫn nhớ!

Tháng Ba,
Không thể gọi là thơ những câu chữ ghép vần
Nhưng tiếng trái tim của muôn người là sự thật
Lịch sử sẽ ghi những dòng tươi sáng nhất
Tên các anh
Mãi mãi rạng ngời
Trong bất khuất Lạc Hồng
Sống mãi, Việt Nam ơi!…

Huế, tháng Ba, 2012.
Hà Văn Thịnh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.