Thanh Trừng Làng Báo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ván cờ quyền lực trên cấp cao của Đảng CSVN có vẻ như đã ngã ngũ xong, đưa ra một biểu hiện là việc sắp xếp lại làng báo. Sau phiên tòa xử hai nhà báo chống tham nhũng – Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên, và Nguyễn Văn Hải của Tuổi Trẻ – là việc kỷ luật ban biên tập báo Đại Đoàn Kết, trong đó cả Tổng Biên Tập Lý Tiến Dũng và Phó Tổng Biên Tập Đăng Ngọc sẽ bị cảnh cáo và chuyển công tác. Hai vụ xử lý trên tuy là những hiển lộ pháp lý khác biệt, nhưng trong bản chất vẫn y hệt: tranh chấp quyền lực trong đảng đã vận dụng tới sức mạnh báo chí, và người đứng về phe yếu thế sẽ bị thanh trừng. Nhưng đặc biệt, nằm ẩn tàng trong các hồ sơ thanh trừng này là một khát vọng tuyệt đẹp trong tâm hồn các nhà báo — ước mơ có tự do báo chí, và nỗ lực nói lên sự thật cho đồng bào nghe – đã bị nhà nước CSVN vùi dập tàn bạo.

JPEG - 15.7 kb

Trong khi phiên tòa xử hai nhà báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ là một vặn vẹo pháp lý để dẫn ra các “tội danh” như lợi dụng quyền tự do dân chủ, hay loan tin gây kích động hoang mang… thì hồ sơ kỷ luật ban biên tập báo Đại Đoàn Kết chỉ đơn giản là đã đăng các bài viết mà Bộ Chính Trị CSVN không thích. Đáng chú ý về thời điểm: các bài nêu ra để kỷ luật hai vị cấp cao nhất của báo Đại Đoàn Kết đều đã đăng từ rất lâu rồi, nghĩa là chuyện cũ, tưởng như đã quên. Cụ thể, hai bài bị cấm đăng mà vẫn đăng là chuyện xưa: bài tham luận của Linh Mục Thiện Cẩm nguyên đọc trong một hội nghị đầu năm 2007, và Thư Góp Ý của cựu Tướng Võ Nguyên Giáp là chuyện của tháng 11-2007 khi góp ý phản đối vụ phá bỏ Hội Trường Ba Đình và xây trụ sở Quốc Hội trên khu di tích hoàng thành Thăng Long. Nghĩa là, chuyện của năm ngoái. Bây giờ là cuối tháng 10-2008. Nhưng chuyện cũ không quên, vẫn ghi vào hồ sơ, để khi thu xếp quyền lực xong thì các hồ sơ cũ mới đưa ra để thanh lý môn hộ. Tất cả đều nêu bật lên một điểm: báo chí là công cụ của Đảng CSVN, và diễn biến trong làng báo sẽ tùy theo các tranh chấp quyền lực trong đảng.

Điều này cũng nên nêu câu hỏi: có thực là có 2 phe cấp tiến và bảo thủ trong Đảng CSVN hay không? Hay thực sự, tranh chấp quyền lực trong Đảng CSVN chỉ là chia ranh giới thế lực kiểu kinh doanh Mafia vùng miền Nam Trung Bắc, hay thế hệ trẻ già, hay quan hệ dòng họ làng xã? Nghĩa là, các chia rẽ có phải là vì bất đồng về việc muốn tìm một hướng đi dân chủ cho Việt Nam, hay chỉ đơn giản là vì đặc quyền riêng cho phe mình?

Theo ký giả Roger Mitton, trên báo Asia Sentinel ngày 24/10/08, được Khánh Đăng lược dịch và đăng trên Ý Kiến (www.ykien.net) thì, trích:

“Phe bảo thủ trong Đảng cộng sản ra tay tiêu diệt những kẻ đưa tin và làm hại ông thủ tướng.

Việc kết án hai ký giả lão luyện tại Hà Nội hồi tuần trước có dính dáng nhiều đến việc ẩu đả tranh giành trong nội bộ giới lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền hơn là về bất cứ chuyện nào khác. Màn kịch xử án hai nhà báo và hai điều tra viên chống tham nhũng mang đầy tính nhạo báng cho thấy cường độ mãnh liệt về các mối bất đồng giữa hai phe bảo thủ và cải cách trong đảng. Kẻ bị thua thiệt dường như là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Vậy quanh ông Dũng là một thành phần mới của các nhà kỹ trị cải cách và những kẻ chủ trương ủng hộ cho một xã hội mở rộng và trong sạch hơn. Họ phần lớn là những người gốc miền Nam và đã từng đi du học tại các đại học Tây phương. Dưới trướng của ông Dũng, nhóm này đã tiên phong trong việc đưa Việt Nam đi tới một nền kinh tế mang nhiều tính thị trường hơn và đặt nặng về tăng trưởng cao, đầu tư lớn và tiêu dùng rộng rãi.

Đối đầu với họ là một nhóm đông hơn gồm các tay lãnh đạo lão thành, hầu hết xuất thân từ miền Bắc và Trung phần Việt Nam, và chiếm ưu thế trong phe quân đội và cánh an ninh trong đảng, là những kẻ đặt sự ổn định quốc gia lên trên tất cả. Những tay bảo thủ này rất thận trọng lưu ý đến bất cứ sự cải cách nào về kinh tế hoặc chính trị vì trong quan điểm của họ, những cải cách đó rõ ràng là mang tính đe dọa đến quyền lực tối cao của đảng…” (hết trích).

Ít nhất, cái nhìn của ký giả Mitton chỉ ra 2 nhóm cấp tiến và bảo thủ. Tuy nhiên, có thêm một câu hỏi chúng ta, những người quan sát từ hải ngoại, nên đưa ra: tại sao Đảng CSVN không xử lý nhẹ nhàng cho hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải, mà lại cần bắt giam, khởi tố và đưa ra tòa với các tội danh nghiêm trọng như thế? Bởi vì các tội danh như lợi dụng quyền tự do dân chủ, hay loan tin gây kích động hoang mang… trước giờ Đảng CSVN vẫn để giành khởi tố các nhà hoạt động dân chủ. Trong khi đó, các nhà báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ thực sự vẫn đang làm việc cho một guồng máy khổng lồ do Đảng CSVN điều hành. Tại sao không kỷ luật hay xử hành chánh nhẹ nhàng, mà phải quy chụp tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” y hệt như đối với các nhà bất đồng chính kiến? Hay chỉ vì có liên hệ tới 2 sĩ quan công an, Tướng hồi hưu Phạm Xuân Quắc và cấp tá Đinh Văn Huynh? Hay vì vụ khui hồ sơ tham nhũng PMU-18 có liên hệ tới dòng họ Tổng Bí Thư CSVN NÔng Đức Mạnh và các quan khác?

JPEG - 24.1 kb

Trường hợp báo Đại Đoàn Kết cũng là một đặc thù khác. Lúc đầu là một bản tin trên mạng của giới nghiên cứu viet-studies.info, và rồi tới loan trên nhiều truyền thông khác, cho biết lý do kỷ luật Lý Tiến Dũng, Tổng biên tập và ông Đăng Ngọc, Phó Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết là vì đã cho đăng tải trên báo Đại Đoàn Kết, cơ quan ngôn luận của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, theo viet-studies, trích:

“1/ Bài tham luận của Linh mục Nguyễn Thiện Cẩm – Ủy viên Ủy Ban Trung ương MTTQVN, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đoàn kết công giáo, bài này được đọc tại Hội nghị của Ủy ban trung ương MTTQVN được tổ chức ở TP.HCM đầu năm 2007, báo trích đăng và rút tiêu đề “Cần phải xóa bỏ bao cấp về chính trị?”.

2/ Một số bài của nhà báo lão thành Thái Duy, và nhà báo Hữu Nguyên, nội dung góp một số ý kiến xung quanh một số vấn đề bức xúc về chính trị trong nước.

3/ Đăng thư góp ý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị không đập bỏ Hội trường Ba Đình.

Ngoài ra, Ban biên tập báo còn bị kiểm điểm về việc đã sửa măng-sét của báo từ “Cơ quan trung ương của Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam” thành “Diễn đàn của Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam” khi ông Dũng bắt đầu làm Tổng biên tập báo. Riêng ông Lý Tiến Dũng còn bị kiểm điểm về việc đã gửi đơn kiến nghị về một số việc bất bình thường tại Ban Tuyên giáo Trung ương (lá đơn này đã được đưa lên một số trang web nước ngoài).” (hết trích)

Bài của Linh Mục Thiện Cẩm nguyên là đọc trong một hội nghị đầu năm 2007, còn Thư Góp Ý của Tướng Giáp là đăng vào tháng 11-2007. Nghĩa là chuyện xưa tới cả năm và hơn. Tại sao moi ra bây giờ, giữa lúc có thể quên đi? Còn việc đăng bài của “nhà báo lão thành Thái Duy, và nhà báo Hữu Nguyên, nội dung góp một số ý kiến xung quanh một số vấn đề bức xúc về chính trị trong nước” thì có thể bỏ qua, hay kỷ luật nhẹ thôi, tại sao lại lấy cớ để bứng hai vị cao cấp nhất của báo Đại Đoàn Kết? Hay đây chỉ là khởi đầu cho một chiến dịch mới, trước tiên là phải “đổi mới loa kèn” khi sắp bắt đầu một cuộc diễn hành mới? Còn chuyện đăng bài tham luận của Linh Mục Thiện Cẩm thì không có gì nghiêm trọng cả, nhan đề “xin xóa bỏ bao cấp chính trị” thực ra không có gì mới lạ hay đi xa hơn một số bài viết và các cuộc trả lời phỏng vấn của cố Thủ Tướng CSVN Võ Văn Kiệt…

Bản tin của Đài RFA lại xoay quanh về lá thư của Tướng Giáp. Hình như đây mới là nghiêm trọng, vì nêu lên chuyện CSVN phá Hội Trường Ba Đình có vẻ như muốn kích động những người từng dày công theo ông Hồ, và chuyện CSVN xây trụ sở Quốc Hội trên khu di tích Hoàng Thành Thăng Long có vẻ như muốn kết tội Bộ Chính Trị Đảng CSVN đang đưa các xe cần trục, ủi lô khổng lồ tới để làm voi “dày mã tổ,” một tội cực nặng so với truyền thống thờ ông bà của dân tộc VN.

Đài RFA phỏng vấn Cựu Đại Tá Bùi Tín, nguyên là một nhà báo cộng sản lâu năm nay đang sống ở Pháp đã nhận định về lá thư của ông Võ Nguyên Giáp, một khai quốc công thần của Nhà nước cộng sản, được ông Bùi Tín trả lời: “Bức thư hay bài báo đăng ngày 1/11 hay bức thư của ông Giáp gởi cho Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, lời lẽ rất mạnh mẽ.

Nói rõ trách nhiệm của Tổng bí thư, yêu cầu phải có trách nhiệm với việc trọng đại này, để xét lại nghiên cứu lại, bàn lại và đưa ra công luận thảo luận lại, vấn đề này không nên vội vã dù quốc hội đã thông qua.” (hết trích)

Như thế, tội của ông Nông Đức Mạnh có phải là đã nghe lời một thầy phong thủy Bắc Kinh nào đó để đưa xe ủi lô tới ủi sập các di tích Hoàng Thành Thăng Long, và để phá thế rồng nằm hổ phục của Hà Nội, theo dư luận đồn đãi từ giới nghiên cứu siêu hình quốc nội?

Mới biết, làm báo tại Việt Nam rất là khó. Và vai trò thông tin trung thực quả cũng rất là khó. Tới bao giờ, Việt Nam mới có thể có tự do báo chí? Có vẻ như, bản thân của các ông lãnh đạo CSVN như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng… cũng không dám tiên đoán, và không thể đoán nổi. Bởi vì họ cũng chỉ là các hình nhân được đưa lên, đại diện cho các khuynh hướng trong một đảng mà vai trò cá nhân không bao giờ được cho phép nổi bật?

Trần Khải` Việt Báo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.