Thấy gì từ cái chết của những “Lục Vân Tiên”?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cái chết của những “Lục Vân Tiên”

Trước nay, người ta nói nhiều về cái phóng khoáng, hào sảng và nghĩa khí “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha” của những anh hùng, hảo hớn đất phương Nam, giống như câu chuyện về chàng Lục Vân Tiên trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu – một bản hùng ca xiển dương chính nghĩa, đạo lý làm người.

Câu chuyện đó, những tưởng, đã không còn thấy ở đất nước này sau từng đó năm con người sống trong một xã hội đã quen thói tham tàn, giẫm đạp lên nhau để sống. Thế nhưng, vẫn còn những chàng “Lục vân Tiên”, giữa đời thực, và vẫn có những con người chết cho chính nghĩa và sự bình an cho xã hội, một cách tự nguyện đầy tính thượng võ và nhân văn.

Họ không cần lương bổng, không cần bất cứ chính sách nào, không cần cấp hàm và sự vinh danh. Họ có thể xuất thân từ những người xe ôm, phu hồ, dân phòng, sinh viên… bất kể thành phần nào trong xã hội và cũng không có bất cứ một “qui chuẩn” nào ngoài lòng Dũng cảm và Nhân nghĩa cho một lực lượng trị an tự phát nhưng đúng nghĩa “của Nhân dân” – đội “hiệp sỹ đường phố”.

Những nhóm “hiệp sĩ” này chỉ có ở các tỉnh miền Nam mà không hề có ở miền Bắc, đó là một điều thú vị khi so sánh sự khác biệt văn hóa vùng miền. Cũng như người ta chỉ có thể thấy những quán cơm 2000 đồng hay thùng bánh mì, nước uống từ thiện ở Sài Gòn, mà không bao giờ thấy ở Hà Nội.

Danh xưng nghe có vẻ đầy màu sắc “kiếm hiệp” này, thực ra, rất đúng với bản chất việc làm của những thanh niên tham gia vào nhóm những “hiệp sĩ đường phố”. Họ đã có mặt trên từng cung đường trong nhiều năm qua, chặn bắt hàng trăm vụ cướp giựt, trộm tài sản, ngay tại hiện trường mà kẻ thủ ác gây án.

Công việc nguy hiểm đúng ra thuộc về phạm vi chức trách của lực lượng cảnh sát. Nhưng vì họ (những hiệp sĩ đường phố) không đang tâm nhìn cảnh cướp bóc diễn ra trắng trợn và ngày một ngang nhiên ở xã hội, trong khi lực lượng chức năng, dường như, từ lâu, chỉ còn đến để chứng kiến, lập biên bản, sau khi tội ác đã hoàn thành. Dù cho tính pháp lý của hoạt động tự phát này còn nhiều người đặt vấn đề, song do tính hiệu quả của mô hình và dường như cũng xuất phát từ sự bất lực của hệ thống cảnh sát trước mức độ phát triển tội phạm tràn lan, chính quyền sở tại chấp nhận một cách không chính thức hoạt động này, nhưng cũng không có bất cứ hỗ trợ hay khuyến khích.

Hôm 13.5.2018, ở thành Hồ, 3 người bị giết trong tổng số 6 thương vong khi một nhóm “hiệp sĩ đường phố” truy bắt những tên trộm cướp xe máy và bị những tên cướp này quay lại tấn công bằng dao. Những tên cướp có vũ khí, ra tay tàn độc và rất “có nghề”, sau khi hạ sát 6 người, đã tẩu thoát. Địa điểm xảy ra vụ trọng án, chỉ cách trụ sở công an phường 10, quận 3, thành Hồ, khoảng 20 mét và khi người dân kêu cứu, những công an viên ở đây đã né tránh với lý do không thể khốn nạn hơn “Phường khác, chị ơi”. Những chàng “Lục vân Tiên” khi đối mặt với những tên cướp, ngoài lòng dũng cảm, không có sự chuẩn bị tốt về võ thuật và trang bị, đã trở thành mục tiêu dễ bị tổn thương trước những kẻ thủ ác hung bạo.

Câu chuyện không dừng lại ở thương vong to lớn của những hiệp sĩ nghĩa khí đã hy sinh trong lúc truy bắt tội phạm mà công luận thực sự nổi giận vì sự đốn mạt vô nhân tính, vô trách nhiệm của lực lượng công an CSVN. Những “kịch sỹ” thành Hồ cũng đã rất nhanh chóng đưa ra những lý do ngụy biện và một vài động tác trấn an.

Ông bí thư Nguyễn Thiện Nhân đến thăm hỏi 3 “hiệp sĩ” bị thương nặng, ông chủ tịch Nguyễn Thành Phong lên tiếng “bảo vệ các hiệp sĩ”. Công an thành Hồ họp báo và tổ chức truy bắt các đối tượng gây án sau đó. Dưới sự chỉ đạo của tuyên giáo, Vietnamnet.vn đưa bài “xã hội pháp quyền phải quản lý bằng pháp luật, chứ không bằng nghĩa khí” …Tuy nhiên, một làn sóng bất mãn của người dân bùng phát với hàng trăm ngàn comment kiểu như “xã hội này làm gì có pháp quyền mà trông mong; người dân không còn tin vào công lý; bắt cướp thì là hiệp sĩ, giữ biển là ngư dân còn công an, quân đội thì làm cái quần què gì?…”

 Lực lượng công an CSVN đang làm gì?

Trước những dư luận trên, đại diện cho công an thành Hồ, tướng Phan Anh Minh trả lời trước công luận với một giọng điệu đầy kẻ cả, vừa né tránh trước vấn đề đặt ra là trách nhiệm của lực lượng “còn Đảng, còn mình” từ trước tới nay vẫn được coi là lực lượng bảo vệ an ninh xã hội trước thực trạng tội phạm tràn lan và sự phát triển của những lực lượng tự phát như “hiệp sĩ đường phố” đang làm công tác thay thế cho lực lượng chuyên trách ra sao, vừa chụp mũ và có ý “dạy dỗ” những nhà báo có câu hỏi trực diện và có tính minh bạch vấn đề.

Với một đội ngũ công an 1,5 triệu người, lớn gấp 3 lần quân đội chính quy có quân số 450.000 lính thường trực và 50.000 dân quân tự vệ, chưa kể đến các tổ chức đoàn thể làm việc cho mạng lưới an ninh hỗ trợ khác như thanh niên xung phong, dân phòng, trật tự đô thị… có thể lên tới 5,1 triệu người, lực lượng công an là lực lượng có số lượng nhân sự lớn nhất, ngân sách chi tiêu cho bộ máy này thậm chí lớn hơn chi tiêu quốc phòng hiện tại khoảng 5 tỷ USD/năm. Cứ 100.000 dân có đến 1.600 công an các loại. Thật nghịch lý, trong khi đó, chỉ có 76 bác sĩ cho 100.000 dân.

Tuy xã hội phải nuôi một đội quân “hùng hậu” như vậy, nhưng mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 1000 vụ trọng án giết người và khoảng 15.000 người tử vong về tai nạn giao thông mỗi năm. Con số tử vong từ hai nguyên nhân này đã cao hơn số thương vong cuộc chiến tranh Syria hiện nay.

Nếu như chỉ cần bất cứ chỗ nào người dân biểu tình, tuần hành hòa bình để phản đối Trung Quốc, Formosa hay chống bị giải tỏa cưỡng chiếm đất đai, người ta sẽ chứng kiến lực lượng “còn Đảng, còn mình” này đông đảo và hung ác ra sao. Những vụ đàn áp ở Văn Giang, ở giáo xứ Kẻ Gai, Formosa Hà Tĩnh, ở những vụ biểu tình chống Trung Quốc người ta thấy hàng ngàn công an, dân phòng, thanh niên xung phong… đánh đập tàn bạo người dân như kẻ thù. Trong khi đó, những vụ đâm chém, cướp bóc, bắn giết nhau diễn ra hàng ngày trên đường phố thì tuyệt nhiên không bao giờ thấy những lực lượng này xuất hiện.

Chức năng của lực lượng “còn Đảng, còn mình” đã chuyển đổi từ lực lượng đảm bảo an ninh xã hội trở thành công cụ bảo vệ đảng CS, bảo vệ chế độ độc tài, bảo vệ lợi ích của các tập đoàn tư bản Đỏ từ lâu. Và nhiệm vụ bảo vệ người dân chỉ còn lại như một chức năng phụ mang nhiều tính danh nghĩa và hình thức mà thôi.

Alan Phan, một doanh nhân, một nhà kinh tế học gốc Việt, người am hiểu về văn hóa, chính trị và thời cuộc Việt Nam đã từng ví những gì đang xảy ra ở xã hội Việt Nam rất giống thời kỳ “miền Tây hoang dã” ở Texas hay thời kỳ “băng đảng New York” ở những năm đầu thế kỷ 20 về tình trạng vô chính phủ, tội ác tràn lan, sự thao túng chính trị, xã hội bởi các tập đoàn tội phạm có sự tiếp tay của chính quyền. Xã hội Việt Nam đang ở đêm trước của một thời kỳ khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội trong tương lai không xa và tình hình tội phạm mà báo chí phản ánh chỉ là một phần rất nhỏ của tảng băng chìm.

Về những bài xích của cộng đồng mạng về lực lượng “hiệp sĩ đường phố”

Cái chết của hai “hiệp sĩ” cũng đang dấy lên những dư luận rất trái chiều trong xã hội.

Một số đông dư luận xã hội ủng hộ hành động nghĩa hiệp và bày tỏ sự thương cảm với sự hy sinh của những người hiệp sĩ xấu số. Người dân miền Nam vốn hào phóng, nhân ái nên sự hy sinh của những hiệp sĩ này cũng được an ủi phần nào bởi lòng hảo tâm của nhiều người dân. Tuy vậy, một số ý kiến cho rằng, những hiệp sĩ là những cánh tay nối dài, tay sai cho chính quyền và họ đã trực tiếp tham gia đàn áp những người biểu tình chống Formosa, Trung Quốc.

Những lời comment nặng nề hơn cho họ là những “con kền kền ăn xác chết” và “chết đứa nào, bớt đứa đó”… Nhân vật Nguyễn Sin là một cái tên trở thành tâm điểm của dư luận và sự tấn công của những người tham gia hoạt động xã hội dân sự, biểu tình chống Trung quốc và Formosa đã bị Nguyễn Sin đánh đập. Nhân vật này tham gia các hoạt động chỉ đạo của chính quyền là có thật và anh ta tranh thủ sự ủng hộ của nhiều phía từ công an, chính quyền, đến người dân. Thiết nghĩ, những đánh giá và nhận xét này có phần quá cực đoan và đánh đồng tất cả những “hiệp sĩ” đều giống như Nguyễn Sin. Nên nhớ, đã có 2 “hiệp sĩ” đã bị đâm chết trong nỗ lực truy bắt tội phạm thực sự và họ là những người đáng được tôn vinh chứ không phải là sự phỉ báng. Kể cả họ từng đã làm điều gì sai trái thì cái chết của họ trong khi làm một việc đúng đắn vì Nghĩa khí thì đó cũng là cái chết cần được trân trọng.

Do đó trong vụ “hiệp sĩ đường phố”, chúng ta cần có sự tỉnh tảo để nhìn ra nguyên nhân và hệ quả của bối cảnh xã hội dưới chế độ bạo tàn cộng sản ngày nay, hầu tìm ra được con đường đồng điệu với xã hội và tranh thủ được các lực lượng nhân dân hay thậm chí chính từ những lực lượng từ trong hàng ngũ của những đảng viên CSVN thức tỉnh đang muốn làm một cuộc cách mạng xã hội thay vì ngồi chờ những hứa hẹn thay đổi hảo huyền của chế độ. Những việc làm tốt, những tấm gương nghĩa khí, nhân văn ở những con người đất phương Nam hào sảng là “vốn quí xã hội” mà sẽ rất cần thiết cho thời điểm thay đổi của mảnh đất này trong tương lai.

Tân Phong, ngày 15.5.2018

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.