Thời Sự

Một con tàu vận chuyển container xuôi dòng sông Mekong. Tân Thủ tướng Campuchia Hun Manet cho biết dự án kênh đào trị giá 1,7 tỷ USD do Trung Quốc hậu thuẫn sẽ cho phép đất nước của ông “thở bằng mũi của chính mình,” chuyển hàng hóa xuất khẩu trực tiếp ra bờ biển của mình thay vì qua Đồng bằng sông Cửu Long do Việt Nam kiểm soát. Ảnh: Jack Brook

Campuchia chuyển hướng thương mại sông Mekong qua kênh đào do Trung Quốc xây dựng, gây khó chịu cho Việt Nam

Tranh cãi về kênh đào [Phù Nam – Funal Techo] cũng phản ánh những căng thẳng địa chính trị sâu sắc hơn khi Campuchia cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào các tuyến thương mại do Việt Nam kiểm soát, làm suy yếu đòn bẩy khu vực của Hà Nội đồng thời nâng cấp khả năng ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khu vực phía Nam sông Mekong.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 14 Quốc Hội Trung Quốc tại đại sảnh đường Nhân dân, Bắc Kinh hôm 11/3/2024. Ảnh: Jade Gao/AFP via Getty Images

Những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong con số GDP của Trung Quốc

Amit Kumar, nhà phân tích và nghiên cứu của Chương trình Nghiên cứu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Viện Takshashila đã có phân tích về tình hình kinh tế Trung Quốc đăng trên tạp chí Foreign Policy, số ra ngày 11 tháng 3, 2024. Tác giả cho rằng tình trạng giảm phát và thiếu tiêu dùng  đang là những vấn đề lớn đối với Bắc Kinh hiện nay.

Một người bán ổi trên vỉa hè ở Hà Nội, 27/2/2024. Ảnh: Nguyen Nhac/ AFP/ Getty Images

Một tài liệu mật chứng minh Việt Nam đang dối gạt các đối tác của họ

Chỉ thị mới cho thấy các nhà lãnh đạo Việt Nam nhất quyết duy trì sự kiểm soát, đàn áp. Và họ lo ngại rằng những ảnh hưởng của nước ngoài có thể làm suy yếu chế độ độc tài.

Sự hiện hữu của Chỉ thị 24 xoá tan hy vọng rằng các hiệp định thương mại quốc tế sẽ khiến Việt Nam nới lỏng sự kìm kẹp trong nước.

Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước giới truyền thông sau cuộc gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội ngày 10/9/2023. Ảnh: Luong Thai Linh/ Pool via AP

Tại sao chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam có thể phản tác dụng?

Tăng trưởng kinh tế bền vững quả thực đã củng cố sự ủng hộ và niềm tin của công chúng vào sự cai trị của đảng Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên, tham nhũng, tuy không phải là mới đối với hệ thống độc đảng của Việt Nam, nhưng lại là mối đe dọa đáng kể đối với ĐCSVN hiện nay. Điều này là do tình trạng tham nhũng tràn lan có thể dẫn đến sự yếu kém trong nền kinh tế, gây áp lực lên tính hợp pháp dựa trên hiệu quả hoạt động của đảng.

Biển Đông 2024: “Vạc dầu Châu Á” sôi trào

Hãy nhớ lại câu nói mà Tập nhắn nhủ với “người bạn thân thiết” Putin vào tháng 3/2023 “Hiện nay, có những thay đổi chưa từng xảy ra trong 100 năm. Khi chúng ta sát cánh bên nhau, chúng ta sẽ thúc đẩy những thay đổi này.”

Đúng như Tập Cận Bình nhận định, đây đang là một thời điểm vàng cho ông ta và Putin theo đuổi những giấc mộng điên rồ nhất. Trong tình huống này, cả Đài Loan và Bãi Tư Chính của Việt Nam đều là những mục tiêu trong tầm ngắm, cân nhắc của Trung Nam Hải.

Đây là hình trang bìa tập sách “Rise and Fall” trên tạp chí The New Statesman số ra tuần lễ 22-28 tháng 9 năm 2023. Hình vẽ cho thấy là sau 35 năm (1988-2023) trật tự thế giới thay đổi: Ba đế quốc hiện đang xuất hiện trên vũ đài thế giới là Mỹ - Nga – Trung, trong khi đế quốc Anh đã bị rớt đài. Ảnh: The New Statesman - André Carrilho minh họa

Sự trỗi dậy và sụp đổ của các cường quốc

Vào tháng 1 năm 1988, tác giả Paul Kennedy chính thức xuất bản sách “The Rise and Fall of the Great Powers” (Sự Trỗi Dậy và Sự Sụp Đổ của các Cường Quốc). Vào lúc đó, tác giả đã tiên đoán về sự sụp đổ của Liên Xô và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

35 năm sau (1988-2023), tác giả đã viết đoản văn này để đưa ra một số dự đoán về trật tự thế giới sắp đến.

Đường di chuyển của tàu khảo sát Trung Quốc trong hai tháng 5 và 6, 2023 theo mô hình chữ "Trung" ( “中”) ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Ảnh minh họa: Raymond Powell/ Sealight Project

Liệu “sấm” Trạng Trình có đúng?

Trong những ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024, trên nhiều trang mạng xã hội, các hội nhóm có người đã trích dẫn đoạn thơ được cho là một câu sấm của Trạng Trình và bày tỏ lo ngại về biến chuyển thời cuộc, liên hệ về khoảng thời gian ứng nghiệm của câu thơ, cũng như những diễn biến địa chính trị trên thế giới và khu vực càng khiến đề tài thêm thú vị, nhận được quan tâm của dư luận.

“Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân, Dậu niên lai kiến thái bình.”

Cảnh người sử dụng mạng Internet tại một Internet cafe ở Vũ Hán, năm 2010. Ảnh: Jie Zhao/ Corbis via Getty Images

Bí quyết kiểm soát Internet của Trung Quốc

Khi Internet lần đầu tiên có thể truy cập được trên toàn thế giới, những người lạc quan hy vọng rằng nó sẽ có thể phá vỡ khả năng kiểm soát thông tin của các chế độ độc tài. Người ta cho rằng các chế độ độc tài sẽ bất lực trong việc chống lại cuộc cách mạng thông tin được tạo ra bởi bản chất phi tập trung của Internet. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không nghĩ như vậy.

Dân Nga tưởng niệm lãnh tụ đối lập Alexei Navalny, tại St. Petersburg, Nga, 16/2/2024. Ảnh: Reuters

Navalny đã thay đổi nước Nga như thế nào

Đối với xã hội Nga đang bối rối, chán nản và thường xuyên bị bao vây bởi một chế độ ngày càng đàn áp, Navalny là nhân vật đoàn kết đơn độc. Mặc dù chính quyền Nga đã cách ly ông trong nhiều lớp biệt giam hơn bao giờ hết kể từ khi ông bị bắt khi trở về Nga vào năm 2021, nhưng ông vẫn tiếp tục giữ được tầm dũng cảm đó cho đến thời điểm qua đời. Cái chết của Navalny đánh dấu một bước đi mới đen tối trong quá trình theo đuổi quyền lực một cách tàn nhẫn của Putin. Nhưng nó cũng đặt ra một thách thức rõ ràng đối với phe đối lập ở Nga, vốn hiện phải tìm cách duy trì sự đoàn kết mà Navalny đã tạo ra và nắm bắt phong trào mà ông đã để lại.

Chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2/1979 - Nhân dân không bao giờ quên

Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 – Các nguyên nhân chủ chốt

Chỉ một ngày sau khi Trung Quốc xua quân tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam ngày 17/2/1979, tờ New York Times trong bài bình luận ngày 18/2/1979 chỉ ra các nguyên nhân có thể là chủ chốt, đưa đến cuộc xâm lăng của Trung Quốc tháng 2/1979 và kéo dài cả thập niên sau đó.

Một số nỗ lực tiêu biểu của Đảng Việt Tân năm 2023

Trong năm 2023 vừa qua, toàn thể đảng viên Việt Tân đã cố gắng đẩy mạnh các sinh hoạt nội bộ cũng như thực hiện các nỗ lực vận động người dân và quốc tế lên án CSVN về tình hình đàn áp nhân quyền và đặc biệt là phát động chiến dịch 50 Năm Hoàng Sa để vận động dư luận không quên Hoàng Sa và Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng một cách phi pháp. Với rất nhiều nỗ lực âm thầm hay công khai thực hiện, anh chị em Việt Tân muốn chia sẻ đến quý vị ba công tác đã được thực hiện…

10 sự kiện Việt Nam đáng chú ý trong năm 2023

Sau đây là 10 sự kiện Việt Nam của năm 2023 có tầm ảnh hưởng và tính chất đặc thù nhất theo đánh giá của ban biên tập, được liệt kê theo thứ tự có ảnh hưởng nhiều nhất tới ít nhất. Xin được giới thiệu đến quý độc giả.