Thư Ngỏ đến Frontline/ProPublica về chương trình “Khủng bố tại Little Saigon”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 4/11/2105, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân đảng Việt Tân đã gửi đến tổ chức Frontline và ProPublica một lá thư nhằm yêu cầu điều tra nội bộ về phóng sự “Terror in Little Sai Gon” vì có quá nhiều thiên kiến và những cáo buộc sai lầm.

Sau đây là nguyên văn bản dịch tiếng Việt.

Quý vị có thể xem bản tiếng Anh tại đường dẫn: https://viettan.org/Open-Letter-to-Frontline.html

BBT – Web Việt Tân


Ngày 4-11-2015

Kính gửi:
Raney Aronson-Rath, Giám Đốc Frontline
David Fanning, Sáng Lập Viên và Tổng Giám Đốc Frontline
Andrew Metz, Chủ Biên Frontline
Stephen Engelberg, Tổng Biên Tập ProPublica
Michael Getler, Giám Sát Viên PBS
A.C. Thompson, Phóng Viên

Tiêu đề: Thư Ngỏ đến Frontline/ProPublica về chương trình “Khủng bố tại Little Saigon”

Thưa các Chủ Bút của Frontline và ProPublica:

Tôi ghi nhận nỗ lực đáng quí của nhóm tường thuật để soi rọi những vụ sát hại ký giả người Mỹ gốc Việt chưa tìm ra hung thủ. Nhưng quý vị không thể giải quyết một sự việc bất công – tức sự giết hại hoàn toàn không thể chấp nhận các ký giả trong thập niên 1980 – bằng cách tạo ra một bất công khác. Khi viết chỉ để tạo sản phẩm hấp dẫn, dòng nội dung của phóng sự điều tra này có vấn đề.

Tôi viết thư này để mong quí vị hãy duy trì tính chính trực trong biên tập và chuẩn mực của Public Broadcasting Service bằng cách rút lại chương trình “Khủng Bố tại Little Saigon” đã phát hình và đăng trên trang web của quý vị ngày 3/11/2015. Tôi cũng kêu gọi Frontline và ProPublica duyệt xét lại việc cho phép đăng tải những quy kết không căn cứ.

Cho tôi xác nhận rõ: “Mặt Trận” (cũng được gọi là “the Front” trong chương trình) không hề có chính sách dùng bạo lực để bịt miệng những người chỉ trích. Tổ chức chúng tôi không bao giờ có một đội sát thủ hay một danh sách ám sát.

Mặt Trận được thành lập từ sự kết hợp của nhiều nhóm người Việt trong cộng đồng hải ngoại và tại Việt Nam. Liên minh này bao gồm các sinh viên Việt Nam du học trong thời chiến tranh, những người tỵ nạn chính trị chạy thoát độc tài cộng sản, và những người đối kháng còn ở Việt Nam. Mục tiêu của Mặt Trận là huy động người dân Việt Nam vào một cuộc đấu tranh quần chúng để có tự do chính trị.

Vì ước vọng cho một nước Việt Nam tự do, Mặt Trận thu hút được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng người Việt hải ngoại và chính giới tại nhiều quốc gia. Suốt nhiều năm qua, thành viên Mặt Trận đã đóng góp vào việc xây dựng các cộng đồng người Việt khắp thế giới. Cho đến nay, nhiều thành viên vẫn tiếp tục cổ võ cho nhân quyền tại Việt Nam.

Tổ chức mà tôi đại diện — Việt Tân, một đảng của người Việt đấu tranh cho dân chủ — được sáng lập bởi những người lãnh đạo đầu tiên của Mặt Trận. Trong số thành viên đa dạng của chúng tôi hiện nay có những nhà hoạt động trong nước, có những thành viên lớn tuổi từng hoạt động trong Mặt Trận trước đây, và có thế hệ thứ nhì tiếp tục đeo đuổi nỗ lực tranh đấu cho một Việt Nam tự do.

Điều mà tôi thấy không ổn – và kêu gọi giám sát viên của PBS xem xét – là toàn bộ chương trình này dựa trên lập luận sai lạc. Đó là chỉ vì các ký giả này từng chỉ trích Mặt Trận mà tổ chức này phải chịu trách nhiệm về các vụ giết hại. Phóng sự điều tra này được xây trên toàn những giả thuyết và trình bày méo mó.

Tôi kêu gọi quí vị xem xét những điểm sau đây:

1. Dựa vào lời đồn đãi và cái gọi là chứng cớ mới

Tài liệu quảng cáo bảo rằng có năm cựu thành viên Mặt Trận ám chỉ tổ chức này liên can đến vụ sát hại. Nhưng trong số năm người được phỏng vấn, người duy nhất bảo rằng Mặt Trận có dính đến việc sát hại lại là một nguồn ẩn danh. Mặc dù chương trình này không thể xác định tính xác thực của người nói, lời thú nhận của ông ta vẫn được xem là “chứng cớ mới.”

Phóng sự sau đó rút kết luận từ bốn nguồn khác, đưa lời đồn ra như dữ kiện.

Ông Nguyễn Đăng Khoa tuyên bố rõ trước ống kính là ông không biết gì về K-9. Lời phủ nhận được nghe rõ bằng tiếng Việt nhưng không dịch ra trên màn hình.

Ông Trần Văn Bé Tư chỉ tham gia Mặt Trận một thời gian ngắn và bị trục xuất năm 1984 vì quan điểm của ông quá cực đoan. Các câu trả lời của ông về K-9 là những tuyên bố vô căn cứ của một người chưa hề thuộc về K-9. Thompson hỏi ông ta: “Gia đình Đạm Phong nghĩ là Đạm Phong vì chỉ trích Mặt Trận thế mà bị giết. Điều đó có chính xác đối với ông không?” Câu trả lời của Trần Văn Bé Tư là một lời đồn: “Tôi nghe như thế.”

Ông “Johnny” Nguyễn Văn Xung liên tục khẳng định ông ta không biết gì về việc Mặt Trận dính líu đến việc sát hại những người chỉ trích.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã nhiều lần phủ nhận lời cáo buộc về bạo hành bất kể nỗ lực của A.C. Thompson cố “dí ông” qua nhiều giờ phỏng vấn. Ấn bản trên web bảo rằng ông Nghĩa, phát biểu khi không quay phim, có biết những cá nhân trong Mặt Trận nghĩ đến chuyện dùng bạo lực. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã lên tiếng sau đó rằng lời ông đã bị kể lại sai lệch.

Phóng sự cho rằng Mặt Trận đeo đuổi một chính sách dùng bạo lực chống lại giới chỉ trích, nhưng họ chẳng tìm ra hay trưng ra tài liệu nào của Mặt Trận ra lệnh tấn công như vậy.

Ấn bản trên web nói rằng các điều tra viên “tin là Mặt Trận đã gửi ra những bản thông báo nhận trách nhiệm về các vụ phạm pháp.” Nhưng bản “thông báo” duy nhất được ký bởi một nhóm khác, gọi là VOECRN. Phóng sự cũng nói rằng FBI “đặt giả thuyết” có thể có mối liên hệ giữa VOECRN và Mặt Trận. Nhưng nhóm tường thuật dù không có chứng cớ gì vẫn chấp nhận giả thuyết đó như một dữ kiện thật.

Cả phóng sự này lẫn FBI đều không có bằng chứng gì về Mặt Trận vi phạm các tội này. Mặc dù đây là mong muốn tốt của phóng viên muốn tìm cho ra sự thật đằng sau những bất công, nhưng sự quy kết vô căn cứ về Mặt Trận dính tới các vụ giết hại vẫn là thái độ thiếu đạo đức nghề nghiệp của ngành báo chí.

2. Thực tế về đơn vị K-9

Phóng sự cho rằng Mặt Trận điều hành một đội ám sát, bao gồm thành viên từ mỗi phân bộ. Nhưng lại không trưng dẫn một chứng cớ, tài liệu, mệnh lệnh, hoặc dữ kiện nào để minh chứng cho cáo buộc này.

Ông Thompson dường như không hiểu hoặc cố tình lờ đi nguồn gốc của tên gọi K-9, để tự khán giả tự liên tưởng đến các ý nghĩa nặng nề của từ này trong tiếng Anh.

Mặt Trận quả thật có một phân bộ đánh số là K-9 nhưng sự thật lại rất bình thường. Vì là một tổ chức của quần chúng, Mặt Trận có phân bộ khắp nơi trên thế giới. Mỗi phân bộ được đánh số theo khu vực địa dư: “Khu” trong tiếng Việt nghĩa là “vùng”. Các chi nhánh bên Hoa Kỳ thuộc K-1, bên Canada là K-2, bên Âu châu là K-3, v.v. Riêng Khu 9 (viết tắt là K-9) bao gồm những thành viên sống rải rác ở những nơi không có cộng đồng người Việt hoặc chưa chính thức trực thuộc vào một phân bộ nào. Cũng như mọi khu bộ khác, thành viên của K-9 giúp huy động quần chúng, quảng bá tin tức, và hỗ trợ cho phong trào.

Tóm lại, Mặt Trận không bao giờ có một đội sát thủ và “K-9” đơn thuần chỉ là một phân bộ trong tổ chức.

3. Cốt chuyện đã định trước của phóng sự này

Cốt chuyện sai lạc này dám tự tin bảo rằng “Mục tiêu tối hậu của Mặt Trận là khởi động lại cuộc chiến tranh Việt Nam.” Trong phóng sự, những người Việt yêu nước bị đẩy lùi thành những cựu chiến binh đầy thù hận chỉ muốn kiếm lại địa vị xã hội đã mất. Đây là sự bóp méo trắng trợn về động cơ của rất nhiều nhà hoạt động. Lối mô tả đầy khinh thường về người Mỹ gốc Việt tràn lan khắp phóng sự và tạo hình ảnh ác ôn về những người mưu tìm tự do cho Việt Nam.

Cốt chuyện này càng đầy gượng ép nếu nhìn kỹ trường hợp đầu tiên của năm ký giả bị sát hại, ông Dương Trọng Lâm bị giết vào tháng 7 năm 1981. Mặt Trận chưa hoạt động tại Hoa Kỳ cho đến năm 1982.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa – một “lãnh đạo thượng tầng” của Mặt Trận xuất hiện trong phóng sự – phủ nhận những cáo buộc về sát hại. Vậy mà A.C. Thompson vẫn thuật lại: “Khó mà cột ông Nghĩa vào điểm nào, nhưng đến lúc này thì tôi đã thấy đủ tài liệu và phỏng vấn đủ các cựu thành viên Mặt Trận để biết tổ chức này có một đội ám sát.”

Người phóng viên cho thấy rõ là họ không làm phỏng vấn để thu thập thông tin, mà để tìm những phát biểu hậu thuẫn cho một cốt chuyện đã định sẵn.

4. Thành kiến văn hóa

Ngoài tài liệu quảng cáo với những hình ảnh và ngụ ý giật gân (“Khủng bố tại Little Saigon”, “Cuộc chiến cũ nơi đất nước mới”), chương trình bộc lộ một sự liên tục thành kiến văn hóa đối với cộng đồng người Việt. Việc mô tả đây là một cộng đồng chìm đắm trong quá khứ là hành động mang tính ác ý và cho thấy nhóm phóng viên không đủ khả năng tinh tế cần thiết, dù mất đến hai năm nghiên cứu.

Ông Thompson mô tả các buổi lễ tưởng niệm là “cảnh siêu thực” và tàn dư của “văn hóa người Mỹ gốc Việt hôm nay”, thể như việc hát hùng ca và việc cựu chiến binh mặc quân phục là chuyện đặc thù trong cộng đồng người Việt. Ông còn mô tả không khí các buổi lễ “đầy sự tự hào và nỗi tức giận, cay đắng, thách thức.” Người ta sẽ không dùng những từ ngữ như thế để mô tả những nghi thức trong Ngày Tưởng Nhớ Liệt Sĩ hay Ngày Cựu Chiến Binh để vinh danh sự hy sinh các cựu quân nhân Hoa Kỳ.

Người phóng viên chấp nhận những nhận xét thiên lệch mà cựu phóng viên báo LA Times Claudia Kolker lập đi lập lại, rằng lãnh đạo Mặt Trận muốn “tiếp diễn chiến tranh”, trong khi đó ông ta lại bỏ qua lời phát biểu của lãnh đạo Mặt Trận Nguyễn Xuân Nghĩa rằng tổ chức này “cố gắng tạo đổi thay tại Việt Nam.” Đây là một trong năm, bảy thí dụ trong phóng sự mà quan điểm của người không là Việt Nam được coi như có tiếng nói có thẩm quyền (mặc dù chính nhóm tường thuật chê trách FBI thiếu chuyên môn về văn hóa và ngôn ngữ để hiểu cộng đồng).

Trong khi đó, tại ấn bản trên web, phóng viên mô tả những cộng đồng người Việt thời đầu là “đói khát phục thù” và mô tả người sáng lập Mặt Trận đã “[nhận ra] sự đói khát” và “lên kế hoạch để thỏa mãn sự đói khát đó.” Hình ảnh châm biếm man dại và cơ hội chủ nghĩa này là một sỉ nhục đối với giới hoạt động dân chủ và nhân quyền khắp nơi.

5. Dữ kiện từ vụ kiện phỉ báng 1994

Như nhiều chuyện truyền đãi, những lời đồn về Mặt Trận cũng chỉ xuất phát từ vài nguồn “chính” nhưng sau được loan truyền, dùng làm dẫn chứng qua lại, rồi được tạo ấn tượng như đó là quan điểm của nhiều người. Vào năm 1993, ba thành viên cao cấp của Mặt Trận (các ông Hoàng Cơ Định, Trần Xuân Ninh và Nguyễn Xuân Nghĩa) đã kiện ba cá nhân liên can trực tiếp tới việc loan truyền những cáo buộc sát hại. Đó là ký giả Cao Thế Dung, tác giả Vũ Ngự Chiêu, và chủ nhiệm báo Nguyễn Thanh Hoàng.

Suốt diễn trình tại tòa vào tháng 12/1994, ông Cao Thế Dung nhìn nhận đã dùng ba bút danh khác nhau (cùng với tên thật của ông) để viết chi tiết về cái ông cho là kế hoạch của thành viên Mặt Trận ám sát các ký giả trong cộng đồng. Cho đến khi khi bị vạch trần ông Cao Thế Dung là tác giả duy nhất của các bài viết này, ông còn dùng nhiều bút danh khác để bảo chứng và đề cao độ tin cậy cho các bài viết của chính ông. Tại buổi xử về tội phỉ báng, ông Cao Thế Dung đã không hề đưa ra được nguồn hoặc thông tin gì để chứng minh về những cáo buộc.

Ông Vũ Ngự Chiêu, tác giả một cuốn sách cáo buộc Mặt Trận về các vụ sát hại, trong phiên tòa đã tránh né những điều ông viết trong quyển sách. Ông nói rằng là ông chỉ nhận tất cả các thông tin đó từ Cao Thế Dung.

Ông Nguyễn Thanh Hoàng, chủ nhiệm tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong, nơi đăng những bài viết của Cao Thế Dung, xuất hiện trước tòa như một người ốm liệt, thường là quá yếu không nói nổi. Ông khai rằng trong khoảng thời gian cho đăng các bài đó, ông đang phải chữa bệnh ung thư bằng hóa trị, nên không có sức để kiểm chứng đầy đủ. Ông Nguyễn Thanh Hoàng cũng nói vì Cao Thế Dung là một nhà văn được trọng vọng và đối với văn hóa Việt Nam thì đối chất một người được quý trọng như thế là không phải phép, do đó ông ta không cố nghiệm lại những cáo buộc của Cao Thế Dung.

Tóm lại, đó là tiêu biểu cho những “nguồn xuất phát” của hầu hết những lời đồn đãi về chuyện Mặt Trận liên hệ đến các vụ sát hại ký giả. Bồi thẩm đoàn trong vụ này đã không thể kết tội phỉ báng chỉ vì những đòi hỏi tiêu chuẩn pháp lý rất cao đối với tội phỉ báng những nhân vật công chúng. Tuy nhiên, các dữ kiện căn bản đã rõ ràng: nếu nhóm tường thuật xem xét hồ sơ vụ kiện phỉ báng, họ sẽ thấy những lời cáo buộc Mặt Trận mơ hồ và vô căn cứ đến thế nào.

Nhóm tường thuật hoàn toàn thiếu sót hay cố tình lờ đi sự cốt lõi trong vụ kiện này?

6. Kết luận rút ra từ vụ buộc tội thuế má

Cựu thám tử cảnh sát Doug Zwemke, người giúp lập hồ sơ kết tội Mặt Trận trốn thuế, nói rằng việc truy tố về tội trốn thuế thật sự ra để phục vụ một mục tiêu khác. Đó là để thúc đẩy lãnh đạo Mặt Trận “tố cáo” lẫn nhau về các vụ sát hại. Nếu đúng vậy, sự tiết lộ của ông Zwemke giải thích tại sao công tố viện truy tố bốn thành viên Mặt Trận chỉ vì một số tiền tương đối nhỏ (khoảng $50,000 tổng cộng) mà, nếu có lỗi đi nữa, sẽ thường được tiến hành bằng một thủ tục dân sự.

Phóng sự có nét âm mưu khi thảy ra giả thuyết giới chức trong các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ cố tình ngăn cản vụ án. Vì không cùng phù hợp với cốt chuyện định trước của phóng sự này, nhóm tường thuật đã lờ đi những dữ kiện rất đơn giản: công tố viện không tiến hành nội vụ vì họ không có đủ chứng cớ để thắng án. Sau khi nội vụ bị bác bỏ vào năm 1995, bên công tố viện vẫn có một năm để khởi tố lại nhưng họ đã chọn không làm thế. Tóm lại, không có việc thành viên Mặt Trận chuyển tiền từ quỹ nào cho sự sử dụng riêng tư.

***

Bản phóng sự điều tra này không tìm được công lý cho những ký giả Mỹ gốc Việt bị sát hại trong thập niên 1980. Điều mà phóng sự đã làm là thoả mãn một cốt chuyện đã định sẵn rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt bị khủng bố bởi những người chống cộng cực đoan. Đó không phải là cái cộng đồng mà nhiều người Mỹ gốc Việt còn nhớ. Hình ảnh châm biếm này mang tính sỉ nhục đối với cộng đồng chúng tôi, cùng lúc lại tiếp tay loan tải sai lạc về cái gọi là “dấu vết khủng bố” để ám chỉ một tổ chức chống cộng nổi tiếng của thời đó.

Trong một đoạn phim đăng trên kênh Youtube của ProPublica, chính A.C. Thompson kết luận: “Tất cả những vụ án mạng này vẫn chưa ngã ngũ, dù đã 30 năm rồi. Chúng tôi không biết chắc ai là thủ phạm.” Mặc dù chính Thompson nhìn nhận như thế, quý vị vẫn cho phát đi phóng sự và đăng tải một bài viết chứa đựng những quy kết trách nhiệm trực tiếp đối với việc sát hại năm ký giả người Mỹ gốc Việt.

Tôi kêu gọi quí vị hãy tiến hành điều tra nội bộ về phóng sự này. Tôi tin tưởng Frontline và ProPublica sẽ làm gương trong sự kiên quyết duy trì tính chuyên nghiệp và sự thành thật trí thức của mình bằng cách rút lại chương trình “Khủng Bố tại Little Saigon” và xin lỗi những người bị cáo buộc sai lầm trong chương trình này.

Trân trọng,

Hoàng Tứ Duy
Phát Ngôn Nhân Đảng Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.