Thủ phạm và ân nhân!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách đây chỉ vài tuần nếu hỏi U23 là gì hay hỏi Park Hang Seo là ai? chắc chẳng mấy người Việt Nam có câu trả lời?

Nhưng đùng một cái, chiến thắng bất ngờ vào được bán kết và chung kết của đội bóng trẻ U23 đã như một quả bom lớn nổ ra trên bầu trời nước Việt. Hàng triệu con tim Việt Nam bỗng thức giấc và… điên cuồng.

Cả nước như lên cơn sốt. Có thể nói là những gì mà con người có thể nghĩ ra để bày tỏ sự vui mừng đều đã được sử dụng. Từ trẻ đến già, mọi người túa ra khỏi nhà, họ xuống đường xuống phố nhẩy muá, la hét, cởi quần, cởi áo, thoát y, nhậu nhẹt say sưa, chạy xe điên loạn,…

Tại sao một thành tích khiêm nhường trong một bộ môn thể thao như bóng đá lại có thể dấy động cả một đất nước lên như vậy?

Câu trả lời thật ra cũng đơn giản.

Như một người bị nhốt trong phòng kín thiếu dưỡng khí đã lâu, nay được phà cho một hơi oxy mát mẻ, đâm ra choáng váng vì…say!

Thật sao?

Đã bao nhiêu thập niên qua, và đối với một số người trẻ, có thể là từ lúc sinh ra đến giờ, bị gục đầu trước vô vàn những điều tủi nhục mang tính quốc gia, đất nước ngày càng tụt hậu, cái gì cũng thua kém. Thua kém các nước Tây phương đã đành, nhưng nay thua kém cả những nước mà trước giờ trong lòng vẫn khinh khi coi thường như Lào, Campuchia.

Và cả dân tộc đã âm thầm lặng lẽ cúi đầu ôm mối nhục đó suốt bao năm.

Nay bỗng dưng trên diễn đàn quốc tế, một sự kiện công khai, dù chỉ là nhỏ nhặt trong lãnh vực giới hạn của môn thể thao bóng đá, cho thấy đất nước mình đứng ở địa vị cao ở cả Châu Á nên mọi người dân đã say cuồng vì nỗi sướng chưa từng được hưởng.

Điều đáng nói là trong cơn cuồng loạn đó những nạn nhân đã nhầm lẫn tưởng kẻ gây ra tội ác là ân nhân cứu mạng mình.

Những người mừng vui vì chiến thắng của U23 đã phất lá Cờ Đỏ, đã quấn nó quanh người như biểu tượng, như tác giả của chiến thắng của U23. Họ đâu có biết là cái lá Cờ Đỏ mà họ nâng niu đó chính là thủ phạm gây ra bao mất mát, bao đổ vỡ, bao tang thương của đất nước và dân tộc Việt Nam và cho chính họ.

Nếu lá Cờ Đỏ đã không có trên đất nước này thì nền bóng đá Việt Nam đã phát triển gấp nhiều lần bây giờ. Nên nhớ cách đây hơn 50 năm, Việt Nam (VNCH) đã từng vô địch bóng đá Á Châu. Nếu không vì lá Cờ Đỏ ngăn cản sự phát triển của đất nước thì bây giờ những người Việt hâm mộ bóng đá đã có những ước mơ to lớn gấp bội ở tầm mức World Cup chứ không phải cuồng loạn vui mừng vì được vào chung kết của một giải bóng đá trẻ Á Châu. Nhật Bản, Nam Hàn đã từng đi sau nền bóng đá của Miền Nam Việt Nam đến 20 năm cách nay non 50 năm.

Kẻ tưởng là ân nhân chính là thủ phạm!

Hẳn nhiên, lợi dụng sự nhầm lẫn đó của người dân Việt, lãnh đạo CSVN lại nhào vào “ăn có” để mong tiếp tục lừa gạt người dân là chiến thắng U23 là công của họ, khi buộc các tuyển thủ U23 trong cảnh bụng đói và suy nhược thể xác sau trận đấu gay go trở về, phải trình diện dinh thủ tướng, trước khi ra sân vận động Mỹ Đình gặp công chúng.

Là người Việt Nam hẳn ai ai cũng phải xấu hổ với cách hành xử của Đảng và Nhà Nước CSVN khi đón tiếp các đấu thủ trẻ U23. Nào là bikini ngả ngớn vô văn hoá trên máy bay, nào là dàn hàng bộ xậu chường mặt ra chụp hình ăn có, nào là bắt U23 ngồi mệt lử nghe diễn văn nhàm chán cả buổi tối,…

Tất cả những màn diễn vô duyên, vô văn hoá và trơ trẽn của lãnh đạo CSVN là để mong làm người dân quên đi những vấn nạn bức bối mà chúng đang gây ra cho xã hội như đấu đá nội bộ, tham nhũng, bóc lột, oan trái,… mà người dân đang phải đắng cay chịu đựng ngày qua ngày.

Nhưng dù có là bão thì U23 cũng sẽ chóng qua đi và thực tại xã hội lại hiện ra rõ mồn một. Thảm trạng vẫn còn đó, thủ phạm vẫn còn đó, và nạn nhân vẫn còn đó.

Quả thực vấn nạn của đất nước kéo dài đã quá lâu và cần phải được chấm dứt ngay.

Hậu cộng sản, viễn ảnh người hâm mộ bóng tròn theo dõi đội tuyển quốc gia Việt Nam tranh giải World Cup không phải là viển vông!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.