Thủ thuật côn an: Tặng tiền để buộc tội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thông báo của nhà báo Phạm Chí Dũng về việc tiền gửi từ “người lạ”

Hai tuần sau khi tôi nhận tín hiệu “không nên đi” một cuộc hội thảo khoa học ở Singapore, ba ngày sau khi máy tính cá nhân tôi bị hack và toàn bộ dữ liệu trong máy tính bị phá hủy, một việc “lạ” nữa đã xảy đến.

Ngày 24/3/2013, nhân viên một công ty kiều hối đến nhà tôi để chuyển số tiền 250 USD, người gửi là NGUYEN PHU ở Mỹ.

Do không biết rõ nơi gửi và lý do gửi tiền, tôi đã không đồng ý ký nhận số tiền trên. Sau đó, tôi chợt nhớ lại NGUYEN PHU rất có thể trùng tên với người đã thay mặt Tạp chí Phía Trước ở Mỹ gửi tiền nhuận bút cho tôi vào năm 2012.

Cần nhắc lại, vào năm 2012 tôi đã cộng tác viết bài cho Tạp chí Phía Trước. Đến tháng 7/2013, tôi bị cơ quan an ninh điều tra bắt giam với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền” và “tuyên truyền chống nhà nước”.

Số tiền nhuận bút mà Tạp chí Phía Trước đã chuyển trả cho tôi vào năm 2012 là 300 USD (tính cho 10 bài viết), lại chính là căn cứ để cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM cho rằng tôi “nhận tiền nước ngoài để âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”…

Sau khi không nhận tiền từ công ty kiều hối, tôi đã liên lạc với người đại diện của Tạp chí Phía Trước để hỏi rõ, và nhận được câu trả lời là tạp chí này đã không hề gửi số tiền 250 USD cho tôi.

Cũng cần nhắc lại là cách đây 2 tháng, theo đề nghị của tôi, Tạp chí Phía Trước đã gửi toàn bộ số nhuận bút còn lại của tôi trong năm 2012 là 270 USD đến báo Tuổi Trẻ để chuyển cho bếp ăn từ thiện, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM.

Ngoài ra, vào thời gian này tôi không có bất kỳ thông tin nào của bất kỳ ai ở nước ngoài thông báo gửi tiền cho tôi.

Đã khá rõ là việc gần như trùng hợp về số tiền và tên người gửi tiền vào ngày 24/3/2013 cho thấy một “ẩn dụ” nào đó từ những người không quen biết nào đó đối với tôi. Sự việc này làm tôi không khỏi liên tưởng đến hình ảnh một lần nữa tôi có thể bị ai đó tìm cách khép vào hành vi “nhận tiền nước ngoài nhằm âm mưu lật đổ chính quyền”.

Tôi cho rằng với toàn bộ việc cộng tác mang tính chính danh với các đài quốc tế Việt ngữ như BBC, RFI, RFA, VOA, hoạt động báo chí của tôi là công khai và hoàn toàn minh bạch, và ai đó không cần phải áp dụng tiểu xảo, thủ thuật hay thủ đoạn đối với tôi. Thay vào đó, người ta nên có đủ lòng chân thành và thái độ minh bạch để đối thoại, trao đổi với tôi nếu thấy cần.

Bất cứ một thủ thuật hay thủ đoạn nào sẽ càng khiến tình cảm “ơn Đảng, ơn Chính phủ” trở nên cạn nghĩ và khó xử hơn nhiều.

Xin thông báo để mọi người biết và đề phòng.

Nguồn: Blog Quê Choa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.