Tổ chim non, ở Lũng Luông…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi không biết gọi đó là cái gì. Nhưng trong đó có 6 đứa trẻ lít nhít là anh chị em ruột sống để theo học ở điểm trường Lũng Luông. Trên tay tôi là đứa bé nhất, chắc 3-4 tuổi. Đứa chị cả học lớp 5. Tôi đã xem rất kỹ những thứ trong lều. Có một túi ngô hạt. Có sót trong cái bát một nhúm gạo mốc. Ai đó phát hiện có nửa túi nhỏ bột canh.

Tôi nghĩ về những cái chẳng ăn nhập gì với những cái tôi đang thấy, nhưng lại liên quan. Không thể nghĩ được gì thấu đáo, khi nhìn mấy phụ nữ của Cơm Có Thịt bế hai đứa bé nhất trong số sáu anh chị em chúng ra ngoài nắng, cố nén khóc một cách bất lực, vội vã đút bánh cho chúng ăn, bắt chấy rận cho chúng, dưới ánh nắng hanh hao của ngày đông lạnh. Hai đứa, sau khi hết sợ người lạ, tin cậy há miệng như những con chim non.

Một lúc sau, chẳng khác gì điều phụ nữ đã làm, vẫn theo cái phản xạ tự nhiên khi nhìn trẻ đói, tôi lại cho đứa bé nhất ăn. Bé ăn hết nửa cái bánh mỳ, ba miếng giò, một miếng bánh chưng. Bé có thể vẫn ăn nữa, nhưng tôi không dám cho bé thêm.

Chúng nó, những đứa trẻ lít nhít này, sống trong cái lều đó. Cô Nơi – giáo viên phụ trách điểm trường Lũng Luông, nói rằng đã hai tuần nay chưa thấy bố mẹ chúng lên thăm. Mà nghe nói ở nơi xa phải đi bộ mấy tiếng mới đến đây, nhà của họ cũng chẳng hơn cái lều này.

Có lẽ hình ảnh căn lều của sáu đứa trẻ con ở Lũng Luông là hình ảnh ám ảnh nhất trong năm 2013 này đối với tôi. Về Hà Nội, đến hôm nay cứ tối lại hình dung một ngọn đồi cao trống trải, dưới chân đồi là Nhà Nguyện của xóm đạo, nhà dân không sát gần, lớp học trống trơn, cuối tuần nên thày cô cũng đi về nhà hết, chỉ có sáu đứa bé, trong đó hai đứa tuổi mẫu giáo, một cái lều, và xung quanh là đêm tối, giá rét ghê gớm. Không biết chúng nó có cho bếp củi cháy trong đêm để đỡ sợ, hay nỗi sợ bếp sẽ làm cháy cả lều còn lớn hơn. Đến những miếng vải bạt che cũng do các bạn trẻ từ Thái Nguyên lên, xót quá làm lại lều cho chúng. Còn cái lều trước thê thảm hơn nhiều. Hãy tưởng tượng ngọn đồi cao gió hú, sáu đứa bé và đêm đông mưa lạnh. Ngày xưa thì thú dữ không tha. Nhưng bây giờ rừng còn con vật nào đâu.

Cơm Có Thịt sẽ cùng các thày cô trên đó giúp các bé. Từ tuần này, các bé sẽ được chăm bữa ăn tốt hơn. Và mong sao gian nhà cho chúng mà CCT đặt làm sẽ chóng dựng xong. Mình cứ nghĩ biết đâu trong sáu đứa -ba trai, ba gái, đứa nào cũng có khuôn mặt rất đẹp, nhưng đều buồn – biết đâu có đứa lớn lên sẽ là tài năng, nhiều tiền hoặc nhiều tác phẩm. Biết đâu…Bởi sự khó dồn nén đến thế, thì chúng nó nếu vẫn học hành được đến nơi, sẽ có những phẩm chất và nghị lực mà những đứa trẻ trong điều kiện đủ đầy không thể có. Biết đâu, lúc nào đó, những đứa cháu của mình lại được chúng dẫn dắt trên các nẻo đường vật lộn với những thử thách của ngày mai- cái ngày mai ấy, nói thật, mình cố cũng không hình dung nổi sẽ ra sao. Chúng ta hãy cùng chúng nó hôm nay. Ngày mai Phật sẽ cùng các em, Chúa sẽ cùng các em!

T.Đ.T (trước Noel 2013)

Nguồn: Blog Trần Đăng Tuấn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.