Tổ chức Front Line lên tiếng bảo vệ bảy dân oan Bến Tre

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 27 tháng 5 năm 2011

V/v: Việt Nam – Vụ xử án 7 nhà tranh đấu cho nhân quyền đang bị biệt giam vào ngày 30/5/2011

Bảy nhà bảo vệ nhân quyền sẽ phải ra Toà Án Nhân Dân tỉnh Bến Tre, Việt Nam, vào ngày 30/5/2011 vì bị cáo buộc về tội âm mưu lật đổ. Họ là những nhà đấu tranh đòi lại đất đai và quyền tự do tín ngưỡng đã bị nhà cầm quyền CSVN tước đoạt, là Mục sư Dương Kim Khải, cô Trần Thị Thúy, Ông Nguyễn Thành Tâm, Ông Phạm Văn Thông, Ông Nguyễn Chí Thành, Bà Phạm Ngọc Hoa và Ông Cao Văn Tỉnh.

Mục sư Dương Kim Khải, cô Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm là đảng viên Đảng Việt Tân, một tổ chức tranh đấu ôn hoà cho dân chủ tại Việt Nam. Tất cả bảy người kể trên đã bị biệt giam kể từ khi họ bị nhà cầm quyền bắt giữ vào mùa hè năm ngoái.

Những nhà bảo vệ nhân quyền này bị bắt vào tháng 7 và tháng 8 năm 2010 và không được phép liên lạc với gia đình mặc dù đã yêu cầu nhiều lần. Ông Nguyễn Chí Thành và bà Phạm Ngọc Hoa vẫn bị từ chối không được gặp luật sư cho dù vụ xử sẽ diễn ra chỉ trong vài ngày nữa. Ngoài ra, các luật sư của cả bảy bị cáo đều bị từ chối không nhận được bản sao của các tài liệu liên quan đến vụ án. Đây là một sự vi phạm trắng trợn Điều 166 của Luật Tố Tụng Hình Sự của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam, theo đó công tố viện phải thông báo cho bị cáo và luật sư của bị cáo quyết định truy tố và giao bản cáo trạng cho họ trong vòng 3 ngày. Điều 166 cũng ấn định là luật sư bên bị cáo có quyền đọc bản cáo trạng, ghi chép và làm bản sao các tài liệu liên hệ.

Những nhà bảo về nhân quyền kể trên bị cáo buộc tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Luật Hình Sự vì có quan hệ với Đảng Việt Tân. Hình phạt tối đa theo điều luật này là tử hình. Trong một trường hợp khác liên quan đến Điều 79, bốn đảng viên Đảng Dân Chủ Việt Nam đã bị tuyên những bản án tù dài hạn vào tháng 12/2009 và tháng 1/2010.

Gương mặt chính trong vụ xử án sắp tới là Mục sư Dương Kim Khải, một người đã bền bỉ tranh đấu bảo về quyền lợi của những người dân oan khiếu kiện, đồng thời là một nhà tranh đấu dân chủ và tự do tín ngưỡng. Việc bắt giữ Mục sư Dương Kim Khải, cô Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm đã được Frontline đề cập đến vào tháng 9/2010. Một lời kêu gọi khẩn cấp cũng đã được đăng vào ngày 30/10/2009 liên quan đến việc bắt và giam giữ cô Trần Thị Thúy.

Việc truy tố các nhà bảo vệ nhân quyền nói trên nằm trong một loạt những cuộc đàn áp liên tục của nhà cầm quyền CSVN đối với các nhà tranh đấu đòi lại đất đai bị cướp đoạt tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Được biết là rất nhiều người đã bị công an bắt giữ và thẩm tra trong mùa hè năm 2010; hầu hết những người này đã bị nhà nước cướp đoạt đất đai và họ đã nộp đơn đòi bồi thường. Trong nhiều năm qua, rất nhiều dân chúng đã bị cướp đoạt đất đai tài sản, và đại đa số các trường hợp dân oan khiếu kiện đã không được nhà nước bồi thường. Nhiều cuộc biểu tình đã được tổ chức để phản đối. Vào tháng 6 và tháng 7 năm 2007, đã có hơn 2.000 người từ 19 tỉnh thành tụ tập biểu tình trước văn phòng của Chính Phủ và Đảng Cộng Sản trong vòng 27 ngày liên tục đến khi bị công an dẹp.

Front Line tin rằng việc bắt giữ, giam cầm và truy tố Mục sư Dương Kim Khải, cô Trần Thị Thúy, ông Nguyễn Thành Tâm, ông Phạm Văn Thông, ông Nguyễn Chí Thành, bà Phạm Ngọc Hoa và ông Cao Văn Tỉnh trực tiếp liên hệ tới hoạt động bảo vệ nhân quyền của họ, và đặc biệt là sự chống đối lại việc nhà nước cướp đất của dân. Front Line quan tâm sâu sắc về sự an toàn thể chất lẫn tinh thần của bảy nhà tranh đấu cho nhân quyền nói trên.

Front Line khẩn thiết yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam hãy:

1. Trả tự do lập tức và vô điều kiện cho Mục sư Dương Kim Khải, cô Trần Thị Thúy, ông Nguyễn Thành Tâm, ông Phạm Văn Thông, ông Nguyễn Chí Thành, bà Phạm Ngọc Hoa và ông Cao Văn Tỉnh vì Front Line tin rằng họ bị giam giữ chỉ vì họ đã làm những việc chính đáng và ôn hoà để bảo vệ nhân quyền.

2. Hủy bỏ mọi cáo buộc đối với những nhà bảo vệ nhân quyền kể trên, và

3. Lập tức cho phép ông Nguyễn Chí Thành và bà Phạm Ngọc Hoa tiếp xúc với luật sư của họ;

4. Bảo đảm rằng các luật sư của các bị cáo được xem các tài liệu liên quan đến vụ án.

5. Dùng những biện pháp cần thiết để bảo đảm sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của bảy nhà bảo vệ nhân quyền hiện đang bị giam giữ.

6. Bảo đảm trong mọi trường hợp để những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam có thể thực thi những hoạt động nhân quyền chánh đáng mà không sợ bị trả thù và không bị giới hạn bởi quấy nhiễu pháp lý.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.