Tội ác đã được dung dưỡng trong sân trường!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuối cùng, Chủ tịch thành phố Hà Nội đã phải nhập cuộc bằng cách ra lệnh cách chức Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên hôm 20 tháng 2, sau gần 3 tháng “lằng nhằng” liên quan đến vụ xe taxi chở Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng tông gãy chân một học sinh lớp 2 trong sân trường hôm mồng 1 tháng 12, 2016.

Một tai nạn bình thường, nhất là nạn nhân may mắn thoát chết, đã trở thành chuyện lớn, làm xôn xao dư luận chỉ vì lối hành xử vô lương tâm của bà Thạc sĩ Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội.

JPEG - 64 kb
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Theo tin tức thì ngày 1 tháng 12, 2016, bà Hiệu phó Nguyễn Thị Hương gọi taxi đưa bà Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc đi khám tại Bệnh viện Việt Đức. Sau khi khám xong, cả hai cùng đi taxi về trường. Khi xe tới cổng sau, bà Hiệu phó gọi điện yêu cầu bảo vệ mở cửa cho xe taxi chạy vào bên trong trường. Chẳng may em Trần Chí Kiên, học sinh lớp 2, đang chơi trong sân, đã chạy về phía đầu xe và bị tông gãy chân phải.

Bà Hiệu trưởng xuống xe đi thẳng vào văn phòng coi như không hay biết, trong khi bà Hiệu phó Nguyễn Thị Hương thì đã đến dìu học sinh Kiên và đưa vào trường để khám. Ngay sau đó, cô giáo chủ nhiệm thông báo cho gia đình học sinh Kiên là “bị vấp ngã khi chơi trong sân trường.”

Câu chuyện xe tông trong sân trường đã bị giấu kín, mãi cho đến khi ông Trần Chí Dũng, phụ huynh của em Kiên tìm hiểu sự thật qua lời kể của em và bạn bè, mới biết rõ là em bị xe tông chứ không do vấp ngã. Sự thật được tung lên báo chí vào đầu tháng 1, 2017.

Thay vì nhận lỗi và nhanh chóng giải quyết vấn đề, bà Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc đã tìm cách trốn trách nhiệm bằng cách dàn dựng ra một vụ thăm dò giả tạo, buộc học sinh và giáo viên trả lời là không thấy chiếc xe nào trong sân trường ngày 1 tháng 12, 2016. Không những thế, bà Ngọc còn yêu cầu cơ quan chính quyền cho mở cuộc… điều tra.

JPEG - 41.5 kb
Bà Tạ Thị Bích Ngọc (Ảnh: KT)

Thái độ của bà Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc nói trên không đơn thuần là sự vô lương tâm hay vô đạo đức của một nhà giáo, mà đây là tội ác được dung dưỡng trong chế độ cực quyền.

Thứ nhất, cho xe chạy vào sân trường trái với luật định không chỉ nói lên sự lạm dụng đặc quyền của giai cấp đứng đầu trường, mà còn phản ảnh sự coi thường luật lệ của giai cấp lãnh đạo. Không những thế, sau khi dư luận bắt đầu lên án sự tráo trở và vô trách nhiệm của mình, bà Ngọc còn kêu oan, viết thư kêu gọi cơ quan chính quyền “điều tra”.

Đây là những thủ đoạn mà người ta thường thấy ở các doanh nghiệp, công sở nhà nước, khi hầu hết cán bộ lãnh đạo đều có chung một thói quen là họ có khả năng khống chế mọi tố cáo nhờ vào sự bao che của hệ thống quyền lực.

Thứ hai, giao cho cô giáo chủ nhiệm đưa học sinh Kiên vào bệnh viên rồi bỏ mặc cho gia đình, không một lời thăm hỏi hay giúp đỡ tài chánh, cho thấy sự phủi tay một cách lạnh lùng của bà Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng đối với nạn nhân. Sự thâm độc ở đây là tất cả học sinh và giáo viên không những phải im lặng mà còn phải nói dối, theo lệnh của hai bà Hiệu trưởng và Hiệu phó. Sự sợ hãi đã khiến cho con người phải đồng lõa với tội ác. Đây cũng là thủ đoạn mà đảng CSVN thường sử dụng để khống chế người dân, biến con người thành yếu hèn và dối trá như một bản năng tự vệ để sống còn.

Thứ ba, vụ tai nạn làm gãy chân một học sinh giữa thanh thiên bạch nhật, mà cả ban lãnh đạo và giáo viên của trường cố tình bưng bít, buộc mọi học sinh phải dối trá trả lời không thấy, không nghe kéo dài trong gần 3 tháng trời cho thấy là lương tâm và “tính chất công dân” của xã hội Việt Nam đã bị triệt tiêu ngay dưới mái nhà trường.

Nói cách khác là tính liên đới và trách nhiệm chung giữa những con người trong xã hội đã biến mất trong sân trường tiểu học Nam Trung Yên, khi cả tập thể phải im lặng trước sự che giấu tội ác của ban lãnh đạo trường. Sự vô cảm của con người trước những đau thương của xã hội hiện nay chính là do sự hủy hoại “tính công dân” này.

JPEG - 47 kb
Trường tiểu học Nam Trung Yên. Ảnh: Internet

Hiện nay dư luận đang tập trung tấn công vào sự vô trách nhiệm của bà Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc, và mọi người cảm thấy thỏa mãn khi Chủ tịch thành phố Hà Nội cách chức bà Hiệu trưởng lẫn bà Hiệu phó. Tuy nhiên, sự kiện xảy ra ở trường tiểu học Nam Trung Yên không đơn thuần là sự vô trách nhiệm, vô đạo đức của bà Bích Ngọc, mà nó chính là lỗi của hệ thống, của cơ chế đã tạo ra những con người như bà Bích Ngọc.

Hệ thống đó đã đào tạo ra những con người dùng quyền lực được đảng ban phát, tạo ra một không khí sợ hãi bao trùm, buộc mọi người phải phục tùng mệnh lệnh của cường quyền một cách tuyệt đối.

Để ngăn chận những vụ án tương tự, nhà cầm quyền CSVN phải nhìn ra nhu cầu cải cách hệ thống chính trị, và chấm dứt việc ban phát đặc quyền cho hàng ngũ cán bộ đảng viên. Mọi người phải được đối xử bình đẳng trước luật pháp, và nhất là trả lại quyền tự trị học đường cho chính phụ huynh học sinh chứ không phải do đảng, đoàn lèo lái.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.