Tội hay đạo đức?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Với Thứ trưởng Nguyễn Quân: Không có tội hay không có đạo đức xã hội?

Tội hay đạo đức?

Đọc bài trả lời phỏng vấn của một Thứ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ về việc Vedan được trao giải thưởng với câu trả lời tỉnh queo: “Sản phẩm của Công ty Vedan VN không có tội…” tôi lại nhớ đến câu nói tương tự của một cô bé học sinh khi đoạn phim quay cảnh sinh hoạt tình dục với bạn trai bị phát tán lên mạng tạo nên cơn sốc cho toàn xã hội. Cô bé đó được Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đưa lên màn ảnh để diễn màn khóc lóc, cảm thông và phát biểu với 84 triệu dân VN rằng: “Em không có tội”.

Vâng, có tội hay không có tội, những người dân VN đều hiểu, có thể pháp luật không can thiệp, nhưng có một tòa án khác, tòa án đạo đức xã hội và dư luận luôn cảnh giác và lên tiếng. Chỉ biết rằng dư luận nhân dân đã coi việc làm của VTV là một việc làm phản cảm với cộng đồng. Đưa hình ảnh một cô bé học sinh chưa chồng, đã coi việc sinh hoạt tình dục là chuyện bình thường và tỉnh queo “Em không có tội” thì không thể được sự đồng thuận của dân chúng và nhất là khó có thể ăn nhập với đạo đức xã hội truyền thống của VN.

Và đến nay, ông Thứ trưởng của một Bộ mà người ta coi rằng Bộ này phải là người hiểu nhất và quản lý tốt nhất về khoa học, công nghệ của đất nước, lẽ ra ông Thứ trưởng phải hiểu cặn kẽ việc một sản phẩm được tạo thành như thế nào, công nghệ nào thì không bị coi là ảnh hưởng đạo đức xã hội.

Không phải ngẫu nhiên mà các hãng lớn trên thế giới, khi đưa sản phẩm ra thị trường đều có những cam kết về nguồn gốc sản phẩm cũng như những yếu tố đạo đức xã hội liên quan gọi là “Nguyên tắc đạo đức của nhà cung cấp sản phẩm”.

Chẳng hạn, hãng IBM tuyên bố “Chúng tôi luôn đặt ra các tiêu chuẩn cao cho cách thức thực hiện kinh doanh của chúng tôi – trong các phạm vi từ trách nhiệm công ty và trách nhiệm xã hội cho đến các đạo đức kinh doanh lành mạnh, kể cả việc tuân thủ tất cả các luật pháp và qui định hiện hành”. Trong bản tuyên bố đó, họ cam kết đảm bảo các vấn đề liên quan như sau:

– Không sử dụng lao động Cưỡng bức hoặc Không tự nguyện.

– Không sử dụng lao động Trẻ em

– Đảm bảo lương và Phúc lợi

– Đảm bảo giờ làm việc

– Không phân biệt đối xử

– Tôn trọng và Phẩm giá

– Tự do Nhập hội

– Sức khỏe và An toàn

– Bảo vệ Môi trường

– Bảo vệ Môi trường Luật, Kể cả những Qui định và yêu cầu Pháp lý khác

– Hành vi phù hợp với Đạo lý

– Truyền thông

– Giám sát/Lưu giữ hồ sơ

Hình như, ông Thứ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ không bao giờ đọc đến điều này?

JPEG - 72.6 kb
Vài hình ảnh về Dòng Thị Vải chết bởi Vedan

Vedan, một nhà sản xuất đã lén lút đổ nước thải gây ô nhiễm môi trường, giết chết cả một vùng môi trường rộng lớn. Việc Công ty Vedan không tuân thủ các văn bản pháp luật về xây dựng, về môi trường đã cố tình thiết kế xây dựng hệ thống đổ nước thải thẳng ra sông mà không qua hệ thống xử lý một cách rất tinh vi, chống chế đoàn kiểm tra của nhà nước về môi trường… đã thể hiện rõ ràng ý thức đạo đức xã hội của nhà sản xuất này. Mỗi tháng Vedan “đầu độc” sông Thị Vải bằng 105.600m3 nước thải.

Sản phẩm của Vedan, một nhà sản xuất bất chấp môi trường sống của cộng đồng, của dân chúng, tạo ra thảm họa môi trường ở Việt Nam chỉ nhằm tạo nên sản phẩm thương mại cung cấp cho thị trường kiếm lợi nhuận có được coi là đảm bảo đạo đức xã hội hay không? Thiết nghĩ ông Thứ trưởng là người phải hiểu rõ hơn ai hết.

JPEG - 29.4 kb

Vậy nhưng, ông Thứ trưởng không biết, ông vẫn lý luận rằng “sản phẩm tốt thì phải nói là tốt”… thậm chí ông còn đưa ví dụ về thuốc lá, về tham nhũng để chứng minh cho lập luận của mình và bảo vệ cho cái “giải thưởng” “Vì sức khỏe cộng đồng” mà Vedan đã nhận.

Vấn đề cần xem xét là quan niệm của ông Thứ trưởng này như thế nào là tốt?

Giả sử có một tên trộm khét tiếng nào đó đến tặng ông Thứ trưởng một sản phẩm nó vừa chôm được sau vụ giết người cướp của, ông có lý luận rằng: “Sản phẩm này không có tội, có tội chỉ là thằng ăn trộm, vì vậy việc tôi có nhận cái này chẳng sao cả, nó tốt thì phải bảo là nó tốt”?

Trong các tác phẩm văn học, có nói đến thời chiến tranh thế giới lần thứ II, Đức quốc xã đã dùng sản phẩm của các lò thiêu người: dùng tóc người Do Thái để làm len, dùng da của họ để làm chao đèn, mỡ của họ dùng làm xà phòng… Thật sự thì những chiếc áo len đó rất tốt, bền và ấm, những chiếc chao đèn đó rất bền, “đẹp và sang”, những cục xà phòng đó dùng giặt tẩy rất sạch…

Vậy nếu với tư duy này thì khi đưa các sản phẩm trên dự thi, chắc chắn ông Thứ trưởng Nguyễn Quân cũng sẽ trao giải thưởng “Vì sức khỏe cộng đồng” “vì nó tốt”?

Nếu một Thứ trưởng của một bộ quản lý về khoa học, công nghệ mà vẫn có não trạng quan niệm cái tốt chỉ ở sản phẩm mà không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ tội ác của nó, thì chúng ta không thể cứ chỉ trách các doanh nghiệp, các tập đoàn tội phạm vẫn cứ có đất tồn tại.

Vấn đề ở đây, người ta không nói đến “tội” của sản phẩm, mà người ta nhắc đến vấn đề đang thiếu trầm trọng ngay cả nơi những quan chức cấp cao là “Đạo đức xã hội”.

Đằng sau đó là gì?

Vụ việc Vedan nhận giải thưởng “vì sức khỏe cộng đồng” tạo nên cơn sốc dư luận đã được nhiều báo chí, blogger nói đến.

Một số quan chức và cơ quan báo chí đã tốn khá nhiều công để đưa đến cho nhân dân hình ảnh sản phẩm của Vedan “vì sức khỏe cộng đồng” qua việc kể lể những công lao, tiền bạc của Vedan đóng góp, mà không đoái hoài đến đời sống cộng đồng dân cư đang chịu cảnh thiệt hại lớn lao và dòng sông Thị Vải đã bị bức tử.

JPEG - 108.7 kb

Báo Nhân dân – cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam – đưa tin:

“Một trong những doanh nghiệp đạt giải “Sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009” là Công ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam đã ghi nhận nỗ lực của doanh nghiệp này trong việc lấy lại niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam và xây dựng thương hiệu sản phẩm thân thiện với môi trường sau vụ “tai tiếng” xả chất thải gây ô nhiễm sông Thị Vải. Tại buổi lễ, Vedan Việt Nam đã trao tặng 100 triệu đồng cho các gia đình bị hại do cơn bão số 9.

Trước đó, Vedan Việt Nam đã ủng hộ 200 triệu đồng cho đồng bào bị lũ quét tại tỉnh Bắc Cạn, trao tặng 15 căn nhà tình thương (mỗi căn trị giá 15 triệu đồng) cho các hộ nghèo tại huyện Long Thành, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) và huyện Tân Thành (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), và trao tặng 130 triệu đồng cho 13 hộ gia đình thương binh liệt sĩ tại huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) để sửa chữa nhà tình nghĩa đã bị hư hỏng xuống cấp”. (Nguồn: http://www.nhandan.org.vn/tinbai/?t…)

Đọc những dòng này trên báo Đảng, người dân quan tâm rằng tờ báo muốn đưa đến thông tin gì? Phải chăng là Vedan sau vụ này lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng VN hay chính là ở chỗ số tiền Vedan ủng hộ đi đằng sau đó? Thông tin nào các doanh nghiệp cần biết để mà noi theo? Điều này bạn đọc sẽ tự biết và trả lời.

Một ông Thứ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ đã bất chấp nguồn gốc sản phẩm để bảo vệ cái “tốt” của sản phẩm Vedan, một tờ Nhân dân đã đưa tin “ghi nhận nỗ lực của doanh nghiệp” chỉ nhăm nhăm vào số tiền đã được trao tặng, biếu, ủng hộ… mà không hề nói lên rằng “Nông dân đang chờ dài cổ đòi đền bù thiệt hại, môi trường đang bị bức tử, dòng sông Thị Vải vẫn đang chết”.

Phải chăng, ở đây đồng tiền có giá trị cao nhất cho mọi đánh giá và phán quyết?

Phải chăng, những gia đình nghèo, những nạn nhân bão lụt, những gia đình thương binh, liệt sỹ ở Long Thành, Đồng Nai đã phải nhờ đến những đồng tiền mà Vedan kiếm được qua việc đầu độc môi trường Long Thành mới có tiền sửa chữa những ngôi nhà tình nghĩa bị hư hỏng, xuống cấp? Và nhờ có vậy Vedan vẫn ung dung tồn tại và tiếp tục tàn phá môi trường?

Và vì vậy Vedan vẫn nghênh ngang tồn tại thậm chí còn được khen thưởng, và ngược lại môi trường vẫn cứ thế mà đi, nông dân quanh dòng Thị Vải cứ thế mà… chờ.

Hà Nội 29/10/2009
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn: http://jbnguyenhuuvinh.wordpress.com/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.