Tôm hùm đỏ và chủ nghĩa Mác Lê-nin ở Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đôi lời giới thiệu: Bài tiểu luận sau đây là của một độc giả từ Việt Nam gửi đến trang Web Việt Tân nhằm chia xẻ những trăn trở của anh về tư tưởng giáo điều Mác Lê-nin đã và đang làm nguy hại sự vươn lên của đất nước vì những phá hoại của lý thuyết này trong đời sống xã hội Việt Nam. Tác giả đã dùng hình ảnh Tôm hùm đỏ, một loại sinh vật có tính phá hoại cực độc các ruộng vườn để so sánh những tác động nguy hại của chủ nghĩa Mác Lê-nin lên xã hội Việt Nam ra sao trong hàng chục năm qua. Xin được giới thiệu cùng độc giả.

BBT Web VT


Miền Tây Nam Bộ được dòng Cửu Long bồi đắp phù sa qua bao đời đã trở nên nổi tiếng là vựa lúa của cả nước, cùng với miệt vườn trĩu nặng hoa quả, và một hệ sinh thái đa dạng phong phú.

Trong các tỉnh Miền Tây Nam Bộ, Đồng Tháp nổi tiếng với những ruộng sen trải dài theo hệ thống kênh mương chằng chịt của đầu nguồn sông Cửu Long, mang đến cho vùng đất này một vẻ đẹp yên bình thanh cao không nơi nào có, cùng những sản phẩm như hạt sen, ngó sen đã làm nức lòng du khách thập phương.

Tôm hùm đỏ và chủ nghĩa Mác Lê-nin

Vậy mà những ngày đầu năm 2017, những người nông dân thuần phác nơi xứ sở của những ruộng sen này đã không khỏi hớt hải lo lắng về sự xâm nhập và phát tán của một loài sinh vật ngoại lai có tên tôm hùm đỏ, do một doanh nghiệp nhập về nuôi để kinh doanh.

Đây là loại tôm hùm rất dữ tợn, có tập tính ăn tạp, có thể đi tiến đi lùi, chúng đào hang rất giỏi, nên sẽ phá hại hệ thống kênh mương. Chúng lại có sức cạnh tranh mạnh nên có thể làm suy giảm sự da dạng sinh học của vùng này.

Được sự cảnh giác và phản ánh của người dân, bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã khảo nghiệm, đánh giá vấn đề, và đưa ra kết luận: Ngoài tập tính gây hại, tôm hùm đỏ còn có hiệu quả kinh tế không cao, nên không được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

Hiệu quả kinh tế thấp, cùng những đe dọa đa dạng sinh học của tôm hùm đỏ làm tôi liên tưởng đến những tác động và hệ lụy của Chủ Nghĩa Mác Lê-nin đối với môi trường giáo dục của Việt Nam.

Còn nhớ năm lớp 10, khi tôi bắt đầu được học về Chủ Nghĩa Mác Lê-nin, cô giáo bộ môn giáo dục công dân đã dẫn chúng tôi đi vào thế giới quan duy vật của Mác. Những công thức triết học, được người giáo viên cô đọng như những công thức toán học, cứ tuồn thẳng vào trong trí não tôi.

Nào là vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức; nào là sự vận động của giới tự nhiên không phụ thuộc vào ý muốn của con người; nào là sự vận động phát triển của giới tự nhiên đi theo con đường xoáy trôn ốc chứ không phải đường thẳng; lượng biến đối dẫn đến chất biến đổi; mâu thuẫn chỉ giải quyết bằng đấu tranh…

Những công thức triết học được thiết lập như những công thức toán học, có sức công phá như những trái thuốc nổ TNT, được người giáo viên nhiệt huyết hăng say “quăng” tới tấp vào trong trí óc tôi, một trong hai học sinh duy nhất trong lớp theo đạo Công Giáo.

Tôi từng hãnh diện với bạn bè trong lớp về niềm tin tôn giáo của mình. Nhưng trong những giờ giáo dục công dân đó, tôi thực sự chỉ cảm thấy một nỗi hổ thẹn ê chề với các bạn về niềm tin vào Thượng Đế của mình.

Ngay cả không dám cúi đầu che dấu sự hổ thẹn của mình, tôi nhìn trân trối lên bảng vờ như một đứa học sinh đang chăm chú lĩnh hội những kiến thức khoa học tân tiến, đầy tầm cỡ của thế giới.

Trước mắt tôi, các họa đồ cùng những công thức triết học trên bảng như hoa lên, nhảy múa reo hò chiến thắng. Mỗi tiếng cô giáo giảng như những tiếng nổ chát chúa bên tai, công phá niềm tin đơn sơ vào Thượng Đế của một cậu học trò non choẹt lần đầu tiên trải nghiệm bị cưỡng hiếp niềm tin một cách cuồng bạo như vậy.

Sau mỗi tiết học giáo dục công dân, tôi trở nên lạc lõng và cô độc giữa đám bạn. Một vài ánh mắt nhìn tôi, vừa như dò xét, vừa như cảm thông.

Một buổi tối tôi từ trường về nhà với tâm trạng vui hơn mọi ngày. Ngồi vào mâm cơm, bố mẹ và em tôi làm dấu cầu nguyện theo nghi thức của người Công Giáo để thể hiện lòng biết ơn với Đức Chúa đã ban cho lương thực hàng ngày qua công sức lao động của con người. Tôi từ chối làm dấu vì cho rằng chẳng có Chúa nào hết, tất cả là do bàn tay con người làm ra, nhờ biết vận dụng sự hiểu biết về vận động và quy luật phát triển của thế giới vật chất.

Bố tôi sùng lên, cho rằng tôi mất dạy. Hai bố con bắt đầu tranh luận kịch liệt. Bố thì viện dẫn nào là có tổ tiên phù hộ, rằng từ xa xưa đến nay chưa ai thấy có con khỉ nào từ rừng về rồi tiến hóa thành người cả, rồi ông còn viện dẫn con người có linh hồn vì có ma, có quỷ… Tất nhiên ông làm sao mà chọi lại với những lí luận khúc chiết đầy tính khoa học của tôi, cùng những công thức triết học Mác Lê-nin được hỗ trợ rất đắc lực bởi các học thuyết tiến hóa, học thuyết chọn lọc tự nhiên.

Bố con không ai chịu ai, Mẹ tôi thỉnh thoảng chêm vào phụ giúp bố tôi, nhưng bất lực, không khuyên giải được tôi, bà chỉ biết ngồi sụt sùi khóc.

Cuối cùng bố tôi chốt lại: “Mày còn bé, học được có tí chữ mà đã có thói vong bản với tổ tiên, vong ơn với Thiên Chúa. Còn mày còn tao, xem có con khỉ nào từ rừng về học chung trường với mày không?”

Tôi cũng đốp lại: “Bố ạ, Lê-nin nói tôn giáo là thuốc phiện đấy.” Buổi tối đó, căn nhà chật chội của chúng tôi ngập tràn nỗi buồn, tiếng mẹ tôi ru em nghe não nề: “Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm…”

Nhận ra sai lầm tư tưởng Mác Lê-nin

Sau này khi tôi lớn hơn, đi xa hơn, được tiếp cận với những luồng tư tưởng và các trường phái triết học khác nhau, cùng những trải nghiệm trong những xã hội khác nhau, tôi đã tự tin để có thể phê phán triết học Mác Lê-nin.

Sai lầm trước tiên của Mác Lê-nin, là đã cố gắng biến triết học của các ông cho giống một môn khoa học. Với não trạng tôn sùng khoa học và sự khiên cưỡng gò ép, những khái niệm về vật chất, ý thức, lượng và chất, giai cấp, quan hệ sản xuất… của ông trở nên thiển cận, mù mờ.

Triết học bao trùm toàn bộ kiến thức và trải nghiệm của con người về sự tồn tại cũng như ý nghĩa của tồn tại. Trong khi đó khoa học chỉ là một nhánh nhỏ của triết học, và chỉ mở rộng phạm vi tới “những tồn tại” nào mà có thể quan trắc, kiểm chứng, khảo nghiệm.

Não trạng tôn sùng khoa học khiến Mác cũng có quan điểm cực đoan, một chiều, về con người. Xuất phát điểm từ duy vật, con người được Mác Lê-nin tối giản lại trong hai mặt là mặt sinh học và mặt xã hội, những ý niệm mà con người có được chỉ là phản ánh của vật chất vào trong bộ não của con người, con người là một sản phẩm của vật chất và kết thúc chấm hết nơi vật chất.

Với quan niệm này, Mác Lê-nin đã dọn đường cho sự ra đời của một nhà nước chuyên chính vô sản, trong đó gạt bỏ nhân phẩm tự do và sáng tạo của con người qua một bên để đặt tính Đảng tuyệt đối lên trên và đòi hỏi con người phải hy sinh không những đời sống mà cả sự tự trọng và cảm tính của mình, điều mà Sojanovic gọi là ‘tính bái vật Đảng’.

Tính nhất nguyên, cùng quan điểm lý luận thực tiễn không phải đi giải thích thế giới mà vấn đề là phải biến đổi nó, đã khiến chủ nghĩa Mác gắn liền với quyền lực chính trị.

Sai lầm của Mác Lê-nin là điều không tránh khỏi vì học thuyết Mác Lê-nin đặt tiền đề trên nền tảng vật chất, cùng với phương pháp biện chứng duy vật, khiến cho Mác Lê-nin phải viện tới khoa học như một cứu cánh duy nhất cho học thuyết của mình.

Trong khi Mác Lê-nin cố gắng biến học thuyết của mình thành một môn khoa học, thì những người cộng sản, hậu duệ tinh thần của hai ông lại cố gắng biến niềm tin và tổ chức của họ trở nên giống như một tôn giáo.

Các khái niệm đượm mùi suy tôn thần thánh và nhiệt thành tôn giáo là không thể thiếu trong các văn kiện của Đảng cũng như những huấn dụ của người lãnh đạo Đảng. Những khẩu hiệu này rất dễ tìm thấy như: Thấm nhuần đạo đức cách mạng; nghiên cứu những giá trị nền tảng và bền vững của di sản kinh điển Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh muôn năm, mục tiêu lý tưởng của Đảng là cao đẹp, lẽ phải thuộc về chúng ta…

Giữa một thế giới toàn cầu hóa, các luồng tư tưởng và văn hóa phát triển từng ngày và giao thoa mãnh liệt, thì việc ôm khư khư một chủ thuyết và tự huyễn hoặc mình nắm giữ chân lý thì đó là một sự dậm chân tại chỗ, một thất bại.

Hàng nghìn tiến sỹ giấy của Việt Nam trong hàng chục năm qua vẫn thiếu những bằng phát minh hay sáng chế mang tầm vóc quốc tế, trong khi đó rất nhiều nông dân không bằng cấp ở Việt Nam lại có được những sáng chế độc đáo như chế tạo tầu ngầm, bộ tiết kiệm xăng, máy móc nông nghiệp đa năng…

Những người nông dân chân lấm tay bùn không bằng cấp mà đầy sáng tạo và những tiến sỹ giấy học vị cao nhưng thiếu phát minh sáng chế ở Việt Nam có một điểm khác biệt duy nhất, đó là một bên không phải học chủ nghĩa Mác Lê-nin, còn một bên phải đọc thấm nhuần không những triết học Mác Lê-nin mà còn cả Kinh tế chính trị Mác Lê-nin, Chủ nghĩa xã hội khoa học…

Đảng Cộng Sản của Việt Nam vẫn nhẫn nại đeo vòng kim cô chủ nghĩa Mác Lê-nin lên đầu dân tộc Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước và cũng là những người thừa kế di sản tâm linh, văn hóa của tổ tiên để lại. Sau 4000 năm, những gía trị tinh thần, những giá trị tâm linh, và văn hóa của Việt Nam chịu sự cạnh tranh không bình đẳng và chịu thúc thủ để văn hóa và tư tưởng cộng sản tái cấu trúc, tái định hình, và dẫn lối đi về tương lai.

Đã đành một tổ chức chính trị cần có một tư tưởng chỉ đạo và mục tiêu để nhắm đến, nhưng điều đó không có nghĩa là căn tính và hệ thống giá trị văn hóa, tâm linh của cả một dân tộc phải định hình lại theo chủ thuyết của đảng đó lựa chọn.

Điều đó có nghĩa là đảng đó cần chấm dứt lạm dụng hệ thống giáo dục và chấm dứt áp đặt hệ tư tưởng của riêng họ lên hệ thống nhà trường và các thế hệ trẻ của một đất nước. Nền giáo dục Việt Nam cần phải được tạo mọi điều kiện để đào tạo nên những con người tự do, có khả năng đi tìm chân lý cho mình, chứ không phải sản xuất ra những con người máy móc đã được cài sẵn một học thuyết và mặc định đấy là chân lý.

Chừng nào giã từ Mác Lê-nin?

Chiến tranh tương tàn đã qua đi hơn 40 năm, rất nhiều người phía bên kia chiến tuyến đã thoát khỏi những trại cải tạo cưỡng bức để tìm tới những bến bờ tự do. Nhưng hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa của Việt Nam vẫn còn miệt mài tuyên truyền mớ học thuyết duy vật chất hoàn toàn xa lạ với căn tính Việt, áp đặt hệ thống giá trị Mác – Lê lên từng thế hệ trẻ vừa ngấp nghé tới tuổi biết suy luận tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống. Lẽ nào người cộng sản vẫn tiếp tục đưa con cháu của mình vào các trại cải tạo kiểu mới này? Đáng buồn nhưng đó là một thực tại.

Tôi biết ơn bố tôi đã chỉ cho tôi niềm tin của ông và dạy tôi những giá trị mà ông tìm kiếm trong cuộc đời ông. Bữa cơm tối đó tôi sẽ không bao giờ quên, để một ngày nào đó tôi sẽ dạy cho con tôi câu ca dao mà cha ông ta đã để lại: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, dạy con tôi biết ơn và gìn giữ những giá trị tâm linh và giá trị nhân văn mà tổ tiên để lại.

Ước mong của tôi chỉ đơn giản là con tôi cũng như những người nông dân chất phác ở Đồng Tháp sẽ biết cảnh giác và có khả năng nhận diện ra giống tôm hùm đỏ ngoại lai rất nguy hiểm, không những không có hiệu quả kinh tế mà còn có thể tiêu diệt những loài sinh vật khác.

Nguyễn Long

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.