Trần Quốc Toản bị bắt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nghe tin quân Nguyên vượt qua biên giới tấn công Việt Nam, chiếm hết đảo này sang đảo khác, lòng Hoài văn hầu Trần Quốc Toản nóng như lửa đốt. Khi biết tin vua triệu tập cuộc hội nghị ở Bình Than, chưa kịp ăn uống gì cả, Trần Quốc Toản chụp lấy trái cam trên bàn rồi nhảy lên ngựa phóng như bay đến dự.

Đến nơi, trời vừa nhá nhem tối, Toản thấy cung Bình Than đèn đuốc sáng rực. Trước cổng là các quán bia ôm xập xình tiếng nhạc. Mặc kệ lời chào mời của các cô gái chân dài quyến rũ đứng dọc bên đường, Trần Quốc Toản xăm xăm bước tới cổng. Tên lính gác cổng chận lại: “Ê, đi đâu đó?” Toản đáp: “Tôi muốn dự cuộc hội nghị Diên Hồng”. Tên lính gác: “Giấy mời đâu?” Toản lúng túng: “Không có.” Tên lính nghiêm giọng: “Vậy không được vào.” Bí thế, Toản thò tay trong túi rút ra tờ giấy trăm đô mới tinh duy nhất mà một thằng bạn Việt kiều mới tặng dúi vào tay tên lính; hắn nhìn tờ giấy bạc, cười hì hì, rồi nép qua bên cho Toản vào. Nhưng đến phòng hội nghị, tên lính gác cửa lại chận không cho Toản vào vì ông không có giấy mời. Năn nỉ cách mấy cũng không được. Toản lục hết túi quần đến túi áo, chỉ gom được vỏn vẹn có mấy trăm ngàn đồng Việt Nam. Ông đưa hết cho tên lính. Hắn nhìn một cách khinh bỉ, đá vào đít Toản mấy phát, bảo: “Xéo đi!” Toản tức mình, bóp nát trái cam, rồi chửi thề một tiếng, phủi đít bỏ về. Ông chỉ kịp nghe, từ sau lưng, bên kia cánh cửa khép kín của hội trường, vang lên những tiếng thét: “Quyết cống Hoàng Sa và Trường Sa! Quyết cống! Quyết cống!”

Đến nhà, Toản triệu tập tất cả anh em bạn bè lại, đề nghị thành lập đoàn chí nguyện quân thề đánh giặc đến cùng. Ai cũng tán đồng. Tiếng hô “Sát Thát” vang trời dậy đất. Ông sai gia nhân may một lá cờ thật lớn trên đó thêu mấy chữ màu vàng “Phá cường địch báo hoàng ân”. Xong đâu đó, ông dẫn đoàn quân chí nguyện tiến thẳng đến Bình Than với hy vọng được nhà vua cho phép tham gia đánh giặc. Nhưng chưa ra khỏi cổng làng, một đám người lạ ở đâu ùa đến đông nghẹt. Đứa thì giật lá cờ “Phá cường địch…” vất xuống đất, đứa thì dùng dùi cui đánh tới tấp vào đám thanh niên ngơ ngác; một đứa khác nhào đến kẹp cổ Toản, kéo quặt tay lại phía sau. Toản thở ằng ặc, thều thào: “Mấy ông làm gì vậy?” Một tên “người lạ” gằn giọng: “Mày không dẹp cái trò này đi, tao bắt mày vì tội trốn thuế bây giờ!” Nói xong, nó đẩy một cái thật mạnh, Toản ngã chúi xuống đất. Đám bạn bè xúm đến dìu Toản về nhà.

Không nản chí, ở nhà, Toản mở một trang website lấy tên là “Yêu Nước”. Bài đầu tiên Toản post lên là bài “Hịch tướng sĩ” của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn. Bài hịch có những câu thống thiết: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da, ăn gan uống máu quân thù, cho dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng.”

Nhưng chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, mở lại trang web của mình, Toản thấy dòng chữ “Vì lý do kỹ thuật, trang nhà Yêu Nước ngưng hoạt động vô thời hạn”. Toản biết là trang web của mình bị tin tặc tấn công. Ông gọi điện thoại nhờ bạn bè giúp đỡ. Nhưng nói chưa xong câu chuyện, cánh cửa nhà Toản bị đạp tung, một đám người lạ ào ào xông vào. Một đứa nghiêm mặt bảo Toản: “Có lệnh bắt mày!” Toản ngạc nhiên: “Bắt vì tội gì?” Tên kia đáp: “Tội làm website phản động!” Toản cãi: “Đó là một trang mạng yêu nước. Tôi chỉ đăng bài của những người yêu nước.” Tên công an lại nói: “Mày viết ‘Nay, các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức’. Có phải mày ám chỉ Trung ương đảng không?” Toản gào lên: “Đó là văn của bác Tuấn!” Tên công an quát: “Tuấn nào? Nguyễn Hưng Quốc hả?”

Trần Quốc Toản chưa kịp lên tiếng, một tên người lạ đã nhào đến bịt miệng ông lại và đẩy lên xe.

Từ đó đến nay, không ai biết Trần Quốc Toản ở đâu cả.

Tiền Vệ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.