Trước “LẠ” sau QUEN… rồi QUÊN?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mấy tháng trước đây, sự “nhầm lẫn” từ câu chữ về biển đảo (được đổ cho là vì “lỗi của cậu đánh máy”) trên báo Đảng Cộng Sản khiến tờ báo của ông Đào Duy Quát phụ trách bị phạt 30 triệu đồng. Đáng nói là việc xử phạt chỉ được tiến hành khi có quá nhiều những trang mạng ngoài lề phát hiện và lên án mạnh mẽ. Trước đó đã có tình trạng các cơ quan văn hoá của nhà nước cộng sản VN chính thức phổ biến những quan điểm lạ lùng của những người làm văn hóa Việt Nam; như báo Hà Nội Mới, do Hồ Quang Lợi là tổng biên tập, đã ca ngợi tướng Hứa Thế Hữu, một tướng từng chỉ huy quân Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979; còn nhà xuất bản Văn Học tại Hà Nội, do Nguyễn Cừ phụ trách, tung ra thị trường cuốn Ma Chiến Hữu của Mạc Ngôn, với nhiều chi tiết khiến người đọc nghĩ cuộc xâm lược năm 1979 của Trung Quốc vào 6 tỉnh biên giới Việt Nam là một cuộc chiến bảo vệ biên giới của Trung Quốc.

Những sự kiện văn hóa lịch sử nhập nhèm nêu trên đã bị đại khối người Việt Nam yêu nước và tôn trọng sự thật lên án một cách dữ dội. Tưởng rằng sau các phản ứng đó, những người phụ trách văn hóa Việt Nam sẽ rút ra được bài học phải tôn trọng sự thực khi đụng đến những vấn đề liên quan đến lịch sử, nhất là ở một nước có nền kiểm duyệt về tư tưởng, văn hóa gắt gao như Việt Nam. Dấu ấn những cuộc thanh trừng hồi Nhân Văn Giai Phẩm vẫn còn đó. Một câu, chữ, chỉ cần bị hiểu khác đi trong nghĩa bóng cũng khiến một đời người làm văn hóa, văn nghệ bị vùi dập, tù đầy, áp bức, một nhà in, một tờ báo bị xóa sổ vĩnh viễn.

Trong một số trường hợp, sự nhập nhằng còn lộ liễu hơn nhiều. Vừa đây báo Đắc Lắc đăng bài thơ ca ngợi người lính hải quân Việt Nam, nhưng minh họa chủ quyền biển đảo lại bằng tấm ảnh lính Trung Quốc đang trấn đóng Trường Sa với đầy đủ các chữ tàu và bản đồ nước Tàu ngay bên cạnh. Việc sử dụng hình ảnh lính Trung Quốc, quân phục TQ, vũ khí TQ trước đó không lâu cũng đã xuất hiện trên những tấm pano kỷ niệm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam; và trước nữa là hình ảnh lính hải quân TQ với chữ tàu ngay trên vành mũ trên báo Phụ Nữ để minh họa lính Việt Nam, v.v.

Tại sao sự nhầm lẫn, vay mượn, lắp ghép của Trung Quốc với Việt Nam liên tiếp xảy ra như thế? Thoạt nhìn thì sự “nhầm lẫn” này có vẻ như vô tình, hay chỉ là sự lười biếng, cẩu thả của những người thực hiện, nhưng hiện tượng không phân biệt được giữa chữ tàu và chữ quốc ngữ Việt Nam cũng như nhịp độ “vô tình” đó cứ thường xuyên hơn, dễ xí xóa hơn, dù rằng đã liên tục có những cảnh báo của báo chí “lề trái”, chỉ càng lúc càng lộ rõ tính chủ ý, có kế hoạch và được điều hướng.

Hơn ai hết những người đang nắm giữ an ninh ở Cục Bảo Vệ Chính Trị hay những nhà bảo vệ tư tưởng, bảo vệ chính trị nội bộ hiểu rõ các sự kiện nêu trên không “vô tình” chút nào cả. Những trường hợp sai sót về văn hóa, tư tưởng tương tự nếu xảy ra ngoài sự điều hợp của các “cơ quan chức năng”, dù mức độ nhỏ vô cùng, nếu ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đều bị xử lý nghiêm ngặt, rốt ráo, khẩn trương đến mức bắt nhầm hơn bỏ sót. Đã có quá nhiều người chỉ vì một bài viết, một hành động nhắc đến chủ quyền biển đảo Việt Nam mà bị mất chức như nhà báo Bùi Thanh, Huy Đức, Trung Dân, Trung Bảo; hay chịu tù đày như Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), Phạm Thanh Nghiên, Phạm Xuân Nghĩa… Tại sao họ khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam lại bị nhà nước đối xử như vậy, trong khi những người nhầm lẫn chủ quyền biển đảo Việt Nam thành của Trung Quốc của những cơ quan báo chí nhà nước lại chỉ bị xử lý hời hợt, xí xóa cho qua?

Một dẫn chứng gần đây cho thấy nhà nước không hề buông lỏng vòng kiểm soát báo chí và khó lòng có chuyện “vô ý” làm sai hàng loạt như vừa kể. Trong bài nói trước hội nghị báo chí hồi đầu tháng 5 -2010 này, Thường vụ Bộ Chính Trị Trương Tấn Sang chỉ thị việc xiết chặt hơn nữa vòng kiểm soát báo chí, và xuống tới mức chi tiết từng từ, từng chữ. Cụm từ “biển đảo” nay được ông chính thức đưa vào cuốn sổ đen từ ngữ mà chỉ các cơ quan chức năng của Đảng mới được đụng đến. Còn báo chí không được tự ý lạm bàn mả chỉ đăng lại các bài bản chính thức khi được yêu cầu. Cùng đứng trong cuốn sổ khá dầy này là những chữ “dân chủ”, “bầu cử tự do”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”, “tự diễn biến”, “hiệp ước biên giới”, “Nam Quan”, “Bản Giốc”, v.v.

Tới điểm này thì ít ai còn có thể phủ nhận thái độ hiện nay của nhà nước thể hiện một chính sách có phương hướng rõ rệt. Nhưng chính sách đó là gì?

Có người cho rằng đó là chủ trương làm hài lòng Bắc Kinh bằng cách cho phép sự xâm nhập ồ ạt của văn hóa Trung Quốc sang Việt Nam trên mọi phương diện từ sân khấu, điện ảnh, văn học… đến hàng hóa và cả đường lối chính trị, kinh tế… Sự xâm chiếm tràn lan này rõ ràng đã nhanh chóng nhập sâu vào tiềm thức người làm văn hóa, tư tưởng Việt Nam, nên mới xảy ra những chuyện như dùng lại hình ảnh, dùng lại pano, sách báo, văn hóa phẩm, trang phục, kịch bản, ngoại cảnh của Trung Quốc. Đối với giới lãnh đạo hiện nay, hiểm họa mất dần bản sắc văn hóa dân tộc quả thật quá nhỏ so với nỗi lo xụp đổ chế độ nếu không có sự phù trợ từ Bắc Kinh.

Có người rành rẽ hơn còn cho rằng những vụ “nhầm, lỡ” gần đây là tác phẩm trực tiếp của các bàn tay tình báo Trung Quốc và hay ít là tiền Trung Quốc. Cả 2 loại động cơ này đã luồn vào mọi ngõ ngách, ban ngành đảng và nhà nước chứ không riêng gì ngành báo chí. Người dân thường đã có thể thấy những nhân viên Trung Quốc ngang nhiên ngồi tại các đồn công an Việt Nam để lục lọi máy vi tính của các “đối tượng có vấn đề”. Tình báo Trung Quốc cũng được công an Việt Nam thường xuyên lấy ra hăm dọa các nhà dân chủ. Nhưng lộ liễu hơn cả là sự tiếp tục hiện diện của Tổng Cục II Bộ Quốc Phòng và việc liên tục thăng chức, thăng quyền cho Tổng Cục Trưởng Nguyễn Chí Vịnh bất kể các chứng cớ cụ thể từ nhiều nhân vật cao cấp của chế độ về quan hệ của ông Vịnh với tình báo Trung Quốc. Rõ ràng chính sách hiện nay là mọi cấp, mọi ngành làm ngơ những vụ việc có hơi hướng tình báo Trung Quốc. Và chính vì vậy mà chẳng ai dám phạt và chẳng ai sợ phạt.

Và sau hết, cũng có nhiều người không tin các nhà lãnh đạo CSVN thụ động như vậy. Thực ra, sau khi đã “lỡ” tháo bán quá nhiều chủ quyền, tài nguyên, và quyền lợi của đất nước, nay lãnh đạo đảng đang chủ động tiến hành chính sách “Trước Lạ Sau Quen” để từng bước BÌNH THƯỜNG HÓA các hành vi của họ. Họ biết không thể bảo đảm khả năng giấu mãi các ký kết với Bắc Kinh dưới mắt 3 triệu đảng viên và 83 triệu người dân Việt Nam như các tấm bản đồ biên giới phía Bắc hiện nay. Trước sau gì từng vụ việc dâng nhượng cũng sẽ lọt ra ánh sáng, và có khi do chính Bắc Kinh quyết định công bố. Chính vì thế mà chính sách “Trước Lạ Sau Quen” được tiến hành để sau một thời gian, khi nhìn chung quanh, người dân Việt Nam thấy hầu hết mọi thứ đều ĐANG và SẼ là của Tàu, thì những gì lãnh đạo đảng ĐÃ nhượng cho Tàu chỉ là chuyện nhỏ của quá khứ, không còn gì đáng xem là động trời nữa.

Đứng trước những mưu đồ nhơ nhớp như vậy, thế hệ người Việt hiện nay sẽ phải làm gì để chính họ và các thế hệ con cháu tương lai không cho phép mình QUEN hay QUÊN!?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.