Từ chặt hoa đến bẻ hương

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

19-2-2018

Đầu năm, đầu tháng, lẽ ra tôi nên nói chuyện gì đó vui vui. Nhưng thực sự khó mà nói chuyện vui được khi mọi thứ trong xã hội tôi sống trở nên tệ hại và bệ rạc. Từ chuyện cuối năm nông dân bán hoa không được thì thẳng tay chặt hoa cho đến chuyện một người đàn bà xông vào phá lễ tưởng niệm những chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến Việt – Trung 1979, và thêm nữa, Võ Văn Thưởng, con trai cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, hiện là Trưởng ban tuyên giáo Trung ương trả lời với truyền thông là “tôi mới nhậm chức nên không biết gì về cuộc chiến biên giới 1979”.

Vì sao nông dân trở nên máu lạnh? Họ máu lạnh từ bao giờ? Vì sao người ta trở nên hỏng hóc tư duy đến độ không biết phải trái, xông vào bẻ hương, phá đám lễ tưởng niệm? Vì sao Võ Văn Thưởng lại trả lời ngô nghê như một đứa thất học?

Ở khía cạnh thứ nhất, nói nông dân trở nên máu lạnh, điều này vô hình trung vơ đũa cả nắm và xúc phạm những người quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo, làm ra lương thực cho quốc gia. Nhưng đâu đó, rau bơm thuốc hôm nay, ngày mai hái đi bán, bơm dầu nhớt cho rau muống, nhúng rau củ quả vào hóa chất để tăng trọng lượng sau một đêm và đi bán, đều do người nông dân, nhà buôn Việt Nam và cả nông dân Trung Quốc thực hiện. Và người tiêu dùng Việt Nam trở thành cái sọt rác hứng toàn bộ chất độc của nông nghiệp vô lương Việt – Trung.

Vì sao lại có chuyện đổ đốn, đau khổ như vậy? Khi chính những người chân lấm tay bùn, những người gần gũi thiên nhiên và lương thiện nhất lại trở thành kẻ giết đồng loại không thương tiếc, tôi nhấn mạnh là cả nông dân Trung Quốc và nông dân Việt Nam đều là những kẻ máu lạnh đáng thương, giết đồng loại một cách không thương tiếc. Và sở dĩ xảy ra nông nổi này, nói cho cùng, nông dân cũng là nạn nhân, họ là nạn nhân của nhà quản lý và nạn nhân của sự mù mờ, thiếu kiến thức khoa học và cả ham tiền bởi từng sống qua quá nhiều gian khổ, đau khổ.

Một đứa bé đói khổ, cần ăn một ổ bánh mì cầm hơi, đang nằm giữa đường, thứ mà nó cần nhất không phải là bài giảng về lòng yêu thương hay tính từ bi hỉ xả của một vị sư hay một vị linh mục nào đó, mà một ổ bánh mì của kẻ cướp có giá trị hơn nhiều trong lúc ấy.

Tình trạng người nông dân Việt Nam và nông dân Trung Quốc là tình trạng của đứa bé đói ăn trong câu chuyện dài dòng của lịch sử. Người nông dân không có kiến thức về hóa chất, đương nhiên, người nông dân cần có tiền để tồn tại, thậm chí để làm giàu, đương nhiên. Và mọi hoạt động, làm ăn của người nông dân, bao giờ cũng thụ động hơn rất nhiều so với các nhóm ngành nghề khác, người nông dân, đặc biệt là nông dân Việt buộc lòng phải chạy theo thị trường, chạy theo chính sách nhà nước. Nhà nước mở cửa cho lưu thông hành hóa với Trung Quốc thì người nông dân cả hai quốc gia này nghĩ đến chuyện làm sao có nhiều nông sản bán sang nước kia. Nhà nước thả cửa các loại hóa chất bơm kích thích hoa củ quả chóng lớn thì người nông dân tin rằng nó không tệ, nó giúp mình mau giàu.

Bởi nhà nước chi phối toàn bộ, từ y tế đến giáo dục, văn hóa, khoa học… Người nông dân tiếp nhận một cách thụ động mọi thứ nhà nước bán ra, ban hành ra… Đó là sự thật ở các nước độc tài, gồm cả Việt Nam và Trung Quốc. Và cái giá của việc thụ động này là vì chén cơm manh áo, vì chút tiền để nộp các khoản phí cho con học hành, vì chút tiền để ăn Tết, người nông dân phải chạy đua, chạy đua đến độ bất chấp và máu lạnh.

Câu chuyện, hình ảnh người nông dân chặt cây quất, bẻ hoa mào gà, đập nát hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa thược dược, hoa lay ơn, hoa cẩm chướng… (Ui cả chục loài hoa và cả hàng trăm, thậm chí hàng ngàn, hàng triệu chậu hoa trên cả nước bị chính tay người đã trồng, đã nâng niu hoặc chí ít người đã dám bỏ ra hàng chục, hàng trăm triệu đồng để mua nó về với tràn trề hi vọng… đập nát, giết chết trong trưa Ba Mươi, Chiều Ba Mươi Tết…) lại cho thấy một ‘ổ bánh mì khác’.

Vì sao? Vì lẽ, cái ổ bánh mì trong cơn đói, hay niềm hi vọng nào đó đã bị giết trong cơn hỗn loạn của sự trí trá, của một chính sách vô trách nhiệm hay trong một giác độ khác, đó là thứ đòn mị dân và người nông dân nếm đủ, nếm trọn vẹn. Để rồi, đôi khi người ta đâm ra giận và thù ghét cả máu tim hay sự tồn tại của mình. Phản ứng của người nông dân đầy vẻ máu lạnh từ chuyện nhúng hóa chất rau củ quả để bán kiếm nhiều tiền, chặt cây, chặt hoa khi không bán được… Tất cả, như một sự quyên sinh về nhân cách. Rất may là người ta đã có cái cây, chậu hoa để thế mạng trong cuộc quyên sinh này! Nhưng cũng không ít nông dân, nhà buôn đã tự tử, đã quyên sinh bản thân vì những chuyện tương tự!

Và hôm 17 tháng 2, khi các nhà hoạt động dân chủ, xã hội dân sự tổ chức tưởng niệm cuộc chiến Biên giới phía Bắc 1979, đã có một người đàn bà bước vào buổi lễ trang nghiêm, sẵn sàng để người khác ghi hình ảnh quấy rối, hành vi nhiễu loạn, hồ đồ của mình. Rồi thêm cảnh các cặp đôi hưu trí mặc áo dài, veston ôm nhảy xà nẹo với nhau, tan, te ngay trước tượng đài, một số khác thì đi rút chân hương mà bẻ… Dường như mọi hành vi xấu xa, hoen ố nhất đều được họ trưng ra ngay giữa thủ đô Hà Nội, trong ngày Tết Nguyên Đán, ngày thiêng liêng của đất nước, dân tộc, họ không ngán gì cả!

Điều này khiến tôi liên tưởng đến cuộc chiến Mậu Thân 1968, khi mà cả nước đang trong giờ phút thiêng liêng, đón giao thừa, thì họ đã khai hỏa, tiếng súng của họ làm cho nhiều người mơ hồ, nhầm tưởng là tiếng pháo. Dường như không còn yếu tố nhân cảm hay tôn trọng một luật chơi nhân đạo nào đối với người Cộng sản mặc dù họ nhân danh hòa bình, nhân đạo và tương lai dân tộc để phát động chiến tranh chiếm miền Nam.

Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều thế hệ trở nên máu lạnh dưới triều đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Bởi phải sinh ra và lớn lên trong một chế độ chính trị mà ở đó, sự tàn độc, tính tiểu nhân, nhược tiểu sợ lớn hiếp bé, tính thủ đoạn được thả sức lên ngôi. Con người ngày càng trở nên mụ mị bởi chính sách ngu dân của nhà cầm quyền… Thì e rằng rất khó để có được một xã hội tử tế.

Một xã hội mà con người muốn thỏa mãn cái ăn, cái mặc và chỗ ở thì phải chấp nhận quyên sinh nhân cách, quyên sinh mọi giá trị đạo đức và quyên sinh cả tình thương, tình thân để đánh đổi lấy nó, thì làm sao tìm ra sự tử tế, lòng lân mẫn hay tính tự trọng?

Một xã hội có bề dày cả ngàn năm văn minh lúa nước, con người gắn bó, hòa điệu với cây cỏ, thiên nhiên, nhưng cũng chính những con người gần với thiên nhiên nhất lại vung tay chặt phá thiên nhiên một cách không thương tiếc và có chút gì đó hả hê, thỏa mãn trong đau khổ… Thì liệu sự tử tế có còn?

Một xã hội có cả ngàn năm Bắc thuộc, trải qua nhiều cuộc binh biến, chiến tranh và giữ nước, xây dựng đất nước. Nhưng cuối cùng cái tinh thần xây dựng đất nước lại gắn với tính lệ thuộc chính trị và mọi giá trị qui ước về đạo đức chính trị bị phá vỡ không thương tiếc, dẫn đến hệ lụy một dân tộc đáng tự hào trở nên đớn hèn và tội nghiệp thì liệu tương lai dân tộc sẽ về đâu?

Một năm mới ghé đến, nhưng nghe sao buồn vẫn cứ nhiều hơn vui? “Vui là vui gượng kẻo mà”!

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.