Từ Syria đến Đông Bắc Á

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khi Tomahawk làm “sứ giả hòa bình”

Màn trình diễn ngoạn mục với hơn 100 phi đạn hành trình Tomahawk cùng những món quà “mới, đẹp, thông mình” mà Donald Trump gửi đến hai nhà độc tài Assad và Putin hôm 13.04.2018 vừa qua hẳn đã có một tác dụng rất hữu hiệu. Dù cho hệ thông truyền thông bóp méo đã làm việc với công suất 2000% của không chỉ Nga, Syria và cả… Việt Nam, nhưng thực tế thì “quà” vẫn đến đúng “địa chỉ” cần gửi.

Những bức không ảnh từ vệ tinh và truyền thông mạng xã hội đã không cho hệ thống tuyên truyền của những quốc gia có “truyền thống nói láo” còn cơ hội. Và sau những ồn ào lắng xuống thì chỉ còn lại những cái lạnh sống lưng của những thể chế độc tài đang có những mâu thuẫn với anh chàng Cowboy Mỹ nhiều tiền và rất nhiều… Tomahawk.

Cuộc tấn công kéo dài 5 tiếng đồng hồ ở Syria đã cho thấy một khoảng cách quá lớn giữa Mỹ và những quốc gia khác về sức mạnh quân sự. Trước đó, cần phải nhắc lại một “trải nghiệm” đau đớn cho người Nga trong một cuộc “va chạm nhỏ” với người Mỹ ngày 7.02.2018 khi cố gắng chiếm lấy một căn cứ có quân Mỹ đồn trú, cố ý phớt lờ cảnh báo đã được đưa ra và kết quả là “binh đoàn Vagner” – “tinh hoa” của quân đội Nga với những lính dù đặc nhiệm thiện chiến nhất, cùng xe tăng đã bị tiêu diệt toàn bộ.

Cuộc tấn công ngày 13.04.2018, Hoa Kỳ và Đồng minh đã tấn công một cách áp đảo bằng phi đạn hành trình bắn từ tàu ngầm, tàu nổi, máy bay B1 với độ chính xác xuyên qua những ô cửa nhỏ cách đó hàng ngàn km. Những “lá bùa” S300 và S400 đã hoàn toàn vô dụng, và khi kết thúc cuộc tấn công, Syria đã phóng bừa lên vài chục quả tên lửa cũ kỹ để… “chụp ảnh tự sướng”.

Có lẽ “chiến thắng” quân sự lớn nhất của quân đội Nga và Syria không là gì cả ngoài những… “tuyên bố” bắn hạ hầu hết các tên lửa Mỹ ngay cả khi phía Mỹ và đồng minh không hề phóng đi một quả tên lửa nào như tối ngày 16.04.2018 tại Homs. Sự dối trá trơ trẽn này đã nhanh chóng bại lộ và dân cư mạng đã quả quyết rằng, phòng không không quân của Syria đã học được “bí kíp thần thánh” dùng AK47 của quân đội Việt Nam để hạ 71 tên lửa hành trình hiện đại của Mỹ dễ như ăn kẹo.

Với thông điệp Tomahawk, Donald Trump nhắc nhở cả thế giới, ai mới là thực sự siêu cường, để rồi thế cờ địa chính trị quân sự không chỉ Trung Đông mà ngay ở Đông Bắc Á với “lò lửa” Triều tiên và biển Nam Trung Hoa sẽ có những biến chuyển nhanh chóng.

Sự thay đổi ở bàn cờ địa chính trị Đông Bắc Á

Ngay sau cuộc tấn công Syria, cả thế giới phải ngỡ ngàng về sự thay đổi của Bắc Hàn. Ngày 21.4.2018, quốc gia này đã tuyên bố ngừng mọi hoạt động thử nghiệm vũ khí nguyên tử và tên lửa đạn đạo. Thậm chí, Kim Chính Ân còn bỏ luôn yêu sách Mỹ phải rút quân khỏi Nam Hàn sau khi Bắc Hàn từ bỏ chương trình hạt nhân – một trong những điều kiện tiên quyết từ trước tới nay của Bình Nhưỡng. Nếu như “thành ý” này là thực sự và được thực thi thì lãnh tụ Kim Chính Ân chắc chắn ghi tên mình vào lịch sử như một nhà cải cách thay vì lưu danh như một tên đồ tể thích chơi “hàng nóng”.

Dĩ nhiên, Kim Chính Ân không điên tới mức không thể nhận thấy tương quan lực lượng giữa hai bên. Cho dù có Nga và Trung Quốc bao năm “hà hơi tiếp sức” bằng bột mì, xăng dầu và công nghệ nguyên tử để Triều tiên làm một “Chí phèo quốc tế”, một “đệ nhất chư hầu” của Trung Quốc trong vai trò uy hiếp Nhật, Hàn ở vùng Đông Á và là “vùng đệm” cho cả Nga xô và Trung Quốc trong suốt thời Chiến Tranh Lạnh, nhưng điều đó không có ý nghĩa gì nhiều trong bối cảnh chính trị hiện tại.

Cả Nga hay Trung quốc sẽ không bao giờ dám hy sinh hay mất mát gì quá nhiều cho một “tiền đồn thể chế” trong quá khứ. Thế giới đã khá xa với thời hàng triệu xương máu đã đổ xuống cho những tính toán quyền lực của quốc tế Cộng sản.

Nếu Bắc Hàn giải giới vũ khí nguyên tử và tiến đến một bán đảo Triều Tiên thống nhất như kịch bản của Đông Đức và Tây Đức, kẻ sẽ mất “cả chì lẫn chài” là Trung Quốc. Tập Cận Bình không thể nào yên ổn trước một viễn cảnh Hàn Quốc – Triều Tiên “Nam Bắc chung một nhà”, vừa có tiềm năng vũ khí nguyên tử, và cả quân đội Mỹ chống lưng “kè kè” ngay cạnh mình. Chẳng ai có thể đảm bảo một chư hầu hôm qua sẽ là chư hầu mãi mãi nếu không muốn nói là kẻ thù ngày mai?

Nếu chuyện đó xảy ra, tất cả “công, của” hơn nửa thế kỷ hỗ trợ cho chính thể họ Kim sẽ trôi theo dòng Áp Lục ra biển. Diễn biến của bán đảo Triều Tiên sớm có câu trả lời vì ông Donald Trump đã “giáo” trước là không mất thời gian nếu như diễn biến cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Trump sắp tới đây không đi theo quĩ đạo mà ông chủ nhà Trắng sẽ là người đặt luật chơi.

Nhưng có vẻ những “thành ý” từ Kim Chính Ân trong việc thả tự do tù nhân Mỹ, bỏ những điều kiện đàm phán phi hạt nhân tiên quyết từ trước tới nay, đồng ý cho mở đại sứ quán Mỹ tại Bình Nhưỡng… khiến cho người ta tin rằng “quả bom” Bắc Hàn đang được tháo ngòi trước giờ G chăng?

Bình Nhưỡng có lẽ đã nhận ra, sẽ không có một cơ hội nào cho chế độ nếu tiến thêm một bước nữa về phía miệng vực chiến tranh. Nếu làm được điều đó, vị thế của gia tộc nhà họ Kim thậm chí còn được củng cố thêm và nhân dân miền Bắc ít nhất thoát khỏi cái chết vì đói rét cận kề khi mùa đông sắp tới.

Kết quả này không phải là một điều dễ dàng, nhưng nếu như mọi chuyện chuyển biến đúng theo những gì đang diễn ra, thì sau 65 năm kể từ hiệp định đình chiến ở Bàn Môn Điếm vào 27.07.1953, bán đảo Triều Tiên đang đứng trước cơ hội to lớn phi hạt nhân hóa và tiến tới thống nhất hai miền Nam – Bắc bằng những giải pháp hòa bình. Một minh chứng tuyệt vời cho câu nói “muốn có hòa bình hãy chuẩn bị chiến tranh”.

Người đang “cắn ớt” nhiều nhất chắc chắn là Tập Cận Bình. Giờ đây, nếu kịch bản “bức tường Berlin Phương Đông” sụp đổ ở bán đảo Triều tiên thì quả thực là cơn địa chấn uy hiếp tới đế chế Đỏ Trung Hoa.

Người Mỹ đã rất thành công trong việc kiềm hãm Hoa lục nhiều thập kỷ ở “chuỗi đảo thứ nhất” bằng một Đài Loan nhỏ bé. Nếu như thêm một Triều Tiên “trở cờ” ở mặt Đông Bắc, sẽ không thể biết chuyện gì sẽ cho tham vọng “một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình nhưng chắc chắn, bàn cờ địa chính trị Đông Bắc Á đang có sự thay đổi rất lớn.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.