Tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kẻ xâm lược dù lực lượng, vũ khí, phương tiện nhiều hơn ta, và dù biết có thể hy sinh tính mạng nhưng phải đánh để xác định đó là phần đất thuộc chủ quyền của Việt Nam. Phải đánh để chứng tỏ cho giặc biết chúng ta dù yếu nhưng không hèn và sẵn sàng quyết tử để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam.

Đó là những xác quyết bằng hành động của chính phủ và quân đội miền Nam Việt Nam vào ngày 19.1.1974.

Trong khi đó lãnh đạo Hà Nội chẳng những đã im lặng khi Trung quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa, mà còn phát biểu câu nói phản quốc: “Thà để cho người anh em láng giềng Trung Quốc giữ Hoàng Sa còn hơn để trong tay ngụy quyền Sài Gòn”.

Trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa 19.1.1974, dù chỉ 30 phút ngắn ngũi và 58 chiến sĩ hải quân VNCH đền nợ nước, trong đó có hạm trưởng Ngụy văn Thà, hy sinh chết theo tàu, nhưng giặc cũng đã phải trả một giá không nhỏ, với 4 Hạm Trưởng các chiến hạm tham chiến, gồm 3 đại tá và 1 trung tá đều bị tử thương. Bộ tư lệnh mặt trận của giặc gồm 1 đô đốc, 4 đại tá, 6 trung tá, 2 thiếu tá và 7 sĩ quan cấp úy cũng bị tử thương (theo tài liệu của Yên tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ).

Sau đó tuy giặc có chiếm được Hoàng Sa của ta, nhưng quân dân miền Nam Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ trên các diễn đàn quốc tế, đồng thời sửa soạn kế hoạch để tái chiếm lại Hoàng Sa. Tuy nhiên kế hoạch đã chưa thực hiện được vì chiến sự tại Việt Nam lúc đó ngày càng gia tăng khốc liệt nên phải lo bảo vệ sự sống còn phần đất tự do còn lại của đất nước trước sự đe dọa nhuộm đỏ của kẻ nội thù Việt Cộng.

Mặc dù đã chiếm được Hoàng Sa nhưng Trung Quốc đã không ngừng tại đó mà càng ngày càng lấn chiếm toàn bộ biển Đông, trong đó có nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của ta.

Trong cuộc chiến bảo vệ Trường Sa vào ngày 14.3.1988, một lần nữa máu của 64 chiến sĩ hải quân Nhân Dân Việt Nam đã đổ xuống để bảo vệ cõi bờ. Quân Trung Quốc đã chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa mà không phải trả giá nào.

Đau đớn và oan uổng thay cho các chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam. Họ đã trở thành mục tiêu cho quân địch tác xạ, vì trong thời điểm quyết định đó, lãnh đạo Hà Nội đã ươn hèn trói tay họ, khi im lặng trước câu hỏi của Bộ Tư Lệnh Hải quân rằng: “Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không?”

Các thế hệ lãnh đạo Hà Nội tiếp theo đã kế thừa truyền thống ươn hèn trước bá quyền Trung Quốc, nên vẫn tiếp tục chẳng những trói tay lực lượng hải quân – khi bắt hải quân VN phải trơ mắt nhìn hải quân Trung Quốc bắn giết, bắt bớ, trấn lột ngư dân Việt Nam và ngang nhiên diễn tập trên Biển Đông – mà còn trói tay, trù dập người dân khi họ bày tỏ thái độ trước sự xâm lăng của Trung Quốc.

Với những hành động dùng bạo lực để cướp Hoàng Sa, Trường Sa và khống chế biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Bắc Kinh đang tiến hành; những ai còn xem phần lãnh thổ, lãnh hải này là của Việt Nam thì phải minh định rõ ràng Trung Quốc là quân giặc (kẻ thù) xâm lược, chứ không như lãnh đạo Hà Nội, tránh né chỉ dám gọi là „nước lạ“. Đồng thời phải biết ơn những người đã xả thân trong hai trận chiến Hoàng Sa và Trường Sa để bảo vệ những phần máu thịt của Việt Nam. Họ xứng đáng được sự tri ơn của toàn dân và phải có một vị trí xứng đáng trong lòng dân tộc.

JPEG - 20.4 kb

Năm 2009 nhà báo Huy Đức, và trước đó vào tháng 5 năm 2002 một sĩ phu Bắc Hà là tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, đã từng có đề nghị phải xây một đài tưởng niệm để vinh danh những chiến sĩ Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ tổ quốc vào tháng 1.1974. Việc xây một đài tưởng niệm cho những anh hùng tử sĩ hy sinh vì lý tưởng chống xâm lăng bảo vệ đất nước trong các trận chiến Hoàng Sa (1974), biên giới (1979 – 1985), đến Trường Sa (1988) là điều cần làm vì hợp với truyền thống của dân tộc.

Tháng 2 năm 2009, đánh dấu 30 năm trận chiến biên giới phía Bắc, Trung Quốc xâm lược Việt Nam, tàn sát hàng vạn lương dân Việt Nam mà phần lớn là phụ nữ, trẻ con và người già, phá huỷ hàng chục thành phố thị trấn, đốt cháy hàng vạn ngôi nhà…, Hà Nội đã không cho tờ báo nào được đăng bài về cuộc chiến hào hùng đó, hoặc bất cứ bài viết nào tri ân những chiến sĩ hy sinh bảo vệ đất nước; ngược lại, nhà xuất bản Văn Học lại dịch và in cuốn sách „Ma chiến hữu“ ca tụng Hứa Thế Hữu, viên tướng chỉ huy trận chiến 1979 và đoàn quân xâm lược Trung quốc là những anh hùng.

Cũng trong năm 2009, Bộ Quốc Phòng CSVN dự trù tổ chức cuộc nói chuyện trực tuyến để giới trẻ nói chuyện với các chiến sĩ ở Trường Sa nhân tưởng niệm trận chiến Trường Sa, nhưng vào giờ phút chót đã hủy bỏ với lý do khó khăn kỹ thuật. Điều làm cho người ta khó hiểu là, với thời đại kỹ thuật và phương tiện tin học hiện đại ngày hôm nay thì những cá nhân cũng có thể thực hiện được một cách dễ dàng những cuộc hội nghị bằng internet, cớ sao với phương tiện dồi dào của nhà nước mà lại không làm được việc đó? Phải chăng đã có lệnh cấm từ Bắc Kinh? Hay phải làm như vậy để làm hài lòng, hầu có thêm những ân sủng từ phương bắc, để củng cố mười mấy cái ghế trong bộ chính trị? Hay là những phương tiện hiện đại và kỹ thuật tối tân chỉ để ngăn chận tường lửa, facebook và nghe lén thông tin điện tử mà thôi?…

Mùa hè năm 2007, sau khi Trung Quốc xây dựng một công trình trên một hòn đảo ở quần đảo Trường Sa mà Philipine nhận là của họ, Philipine đã lập tức phản đối mạnh mẽ và đưa máy bay đến đòi oanh tạc mà Trung Quốc không phản ứng gì cả, ngoài việc dùng cái máy nói tại Bắc Kinh để chưởi rủa. Ngày 14.9.2009 khi Nhật bắt giữ một thuyền đánh cá Đài Loan tại vùng đảo đang tranh chấp Điếu Ngư Đài và cáo buộc là vi phạm luật đánh cá của nước này qua việc xâm nhập vào vùng đặc khu kinh tế của Nhật. Lập tức chính phủ Đài Loan đã phản đối và đòi hỏi Nhật phải thả tức khắc công dân của họ. Khi Nhật bắt giữ thuyền trưởng Đài Loan để điều tra, Đài Loan đã phái 5 chiến hạm, trên đó có Bộ trưởng Quốc phòng cùng Chủ tịch Quốc hội, đến vùng đảo tranh chấp Điếu Ngư Đài để đối mặt với hải đội Nhật.

Những hành động trên của Đài Loan tại Điếu Ngư Đài và Philipine tại Trường Sa, đã chứng tỏ họ không khiếp nhược trước một nước lớn và mạnh hơn họ về kinh tế và quân sự. Đến bao giờ thì Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mới dám đến Hoàng Sa để phản đối việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển Đông của VN? Hay họ chỉ núp sau Hội Nghề Cá, hoặc Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện, hay các chiến sĩ hải quân đang trấn đóng tại Trường Sa để cúng kiếng, giả vờ thương tiếc những tử sĩ Trường Sa năm 1988? Những chuyện mà bất cứ cá nhân hay hội ái hữu nào cũng nói và làm được cả.

Tóm lại, với những hành động: ôm chân quân xâm lược, phản bội vong linh của các chiến sĩ vị quốc vong thân, và đàn áp những người yêu nước, những người lãnh đạo Hà Nội hiện nay ngày càng lộ rõ bản chất của họ là “Thậm Hèn Với Giặc – Cực Ác Với Dân”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.