Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Các Nhà Văn Bị Đàn Áp và Cầm Tù

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mạng Lưới Hành Động Cấp Kỳ
14 October 2009
RAN 52/09

VIỆT NAM: Các nhà văn phản kháng bị kết án

Ủy Ban Bênh Vực các Nhà Văn bị Cầu Tù (WiPC) rất bức xúc bởi những bản án được ban hành đối với 9 nhà văn trong những ngày gần đây vì họ đã “tuyên truyền” chống chính quyền. Đó là các bản án từ 2 đến 6 năm. Tất cả 9 nhà văn này bi bắt giữ vào tháng 9, 2008 và trong đó có cả nhà văn kiêm nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, một thành viên lãnh đạo của nhóm tranh đấu Dân Chủ bị cấm cản, Khối 8406. Ông Nghĩa cũng là biên tập viên của tạp chí Tổ Quốc, một tờ báo kín ủng hộ Dân Chủ. Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam lập tức trao trả tự do vô điều kiện cho tất cả những người đã bị bắt giam ở Việt Nam vì họ đã ôn hòa thực thi quyền tự do bày tỏ chính kiến của mình, dựa theo Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà cầm quyền CSVN đã ký kết.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà thơ Nguyễn Văn Tính, nhà dân chủ đối kháng Nguyễn Kim Nhàn, nhà thơ Nguyễn Văn Túc, sinh viên và nhà văn dân chủ đối kháng Ngô Quỳnh, và nhà văn Nguyễn Mạnh Sơn đã bị truy tố tội hoạt động tuyên truyền chống phá nhà nước theo Điều 88 BLHS VN vì họ đã hoạt động và viết bài ủng hộ Dân Chủ, đặc biệt là việc họ đã gia nhập Khối 8406. Những người này đã bị kết những bản án từ 2 đến 6 năm trong hai ngày xét xử ở Hà Nội kết thúc vào ngày 9 tháng 10. Năm 2006, Khối 8406, một liên minh bao gồm các tổ chức chính trị và hội đoàn vận động cải cách chính trị, đã thảo một bản “Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ cho VN”.

Tên gọi của khối liên minh này được đặt theo ngày bản tuyên ngôn được thảo. Bản tuyên ngôn này đã chính thức được 118 nhà bất đồng chính kiến đồng ký tên, số người ký tên sau đó gia tăng đến hàng nghìn người. Nổi bật nhất là ông Nguyễn Văn Lý, một linh mục và tác giả đã bị bắt vào tháng 2 năm 2007 và đã bị kết án 8 năm tù giam vì đã liên hệ với Khối 8406.

Sáu người bị kết án vào ngày 9 tháng 10 năm 2009 là một số trong những nhà hoạt động đã bị bắt giữ kể từ tháng 9 năm 2008 trong một cuộc đàn áp các nhà đối kháng ôn hòa. Người dẫn đầu của nhóm, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, đã bị kêu án nặng nhất. Bản cáo trạng ghi ngày 3/7/09 liệt kê 57 bài viết của ông Nghĩa được viết vào khoảng thời gian kể từ năm 2007 cho đến khi ông bị bắt vào năm 2008 với nhiều hình thức như thơ, văn, truyện ngắn, và các bài báo bị xem là “phỉ báng ĐCSVN, xuyên tạc tình hình đất nước, nói xấu và bôi nhọ lãnh tụ đất nước, đòi đa nguyên đa đảng… và kích thích kêu gọi người khác tham gia phong trào đối kháng.” Xin liên lạc WipC để có thêm chi tiết về việc bắt giữ ông Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều nhà văn, tác giả và nhà báo khác bị bắt giam tại Việt.

Để biết thêm chi tiết, xin thảm khảo:

Bài viết của Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền: http://www.hrw.org/en/news/2009/08/…

Trang cảnh giác và báo cáo về quyền tự do phát biểu ở Việt Nam của tổ chức Trao Đổi Quốc Tế về Quyền Tự Do Phát Biểu IFEX: http://www.ifex.org/en/content/view…

Sơ lược về Việt Nam ở trang BBC: http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pac…

Xin gửi kháng nghị thư để:

Đánh tiếng cảnh giác đối với chiến dịch đàn áp các nhà đối kháng đang diễn ra ở Việt Nam, một chiến dịch mà trong đó có ít nhất 9 tác giả đã bị kết những bản án tù dài đăng đẳng đối với những hoạt động và bài viết ôn hòa của họ.

Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy lập tức trả tự do vô điều kiện cho tất cả những người bị bắt giữ vì họ đã ôn hòa thực thi quyền tự do phát biểu của mình dựa theo Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà cầm quyền CSVN đã ký kết.

Hãy gửi kháng nghị thư đến:

Ông Nguyễn Minh Triết
Chủ Tịch nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Ngoại Vụ
Số 1 Hoàng Hoa Thám
Hà Nội, Việt Nam

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Số 1 Hoàng Hoa Thám
Hà Nội, Việt Nam

Ông Lê Doãn Hợp
Bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông
Số 1 Hoàng Hoa Thám
Hà Nội, Việt Nam

Xin lưu ý rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam không có các số fax, cho nên bạn có thể cần phải nhờ đến các dại diện của sở ngoại vụ VN ở quốc gia bạn cư ngụ chuyển kháng nghị thư của bạn đến họ. Việc liên lạc các đại diện của bộ ngoại giao của nước bạn cư hiện đang ở Việt Nam nhờ họ can thiệp các bản án này cũng rất hữu ích.

Danh sách các lãnh sự quán của Việt Nam trên thế giới có thể tìm thấy ở đây: http://www.embassiesabroad.com/emba…

*** Hãy gửi kháng nghị thư ngay lập tức. Xin kiểm soát lại với PEN nếu kháng nghị thư được gửi sau ngày 31 tháng 10, 2009. ***

Để biết thêm chi tiết xin liên lạc bà Cathy McCann ở Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn Bị Đàn Áp và Cầm Tù tại Brownlow House, 10/51 High Holborn, London WC1V 6ER, ĐT: +44 (0) 20 7405 0338 – Fax: +44 (0) 20 7405 0339 – Điện thư: cathy.mccann@internationalpen.org.uk

KD chuyển dịch

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.