Ván bài lật ngửa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khi thể chế chính trị có giá 100đ

Tờ bạc 100 vnđ có lẽ là tờ bạc có trị giá nhỏ nhất còn được lưu hành (theo lý thuyết) trong hệ thống tiền tệ Việt Nam và có lẽ cũng là tờ bạc có giá trị thấp nhất thế giới, đến mức mà trị giá qui định của nó nhỏ hơn nhiều lần chi phí in ấn và lưu hành. Nó là đồng tiền vô nghĩa trong thực tế vì không thể chi trả bất cứ cái gì. Ấy vậy, thật khôi hài, tờ bạc này, giờ đây có giá trị lớn hơn nhiều lần uy tín chính trị của cả một quốc gia và tác động cả một nền kinh tế quốc dân. Bạn không tin sao? Không có gì là không thể ở “xứ thiên đường” và chuyện “thật như đùa” này đang diễn ra ở BOT Cai Lậy, Tiền Giang.

BOT Cai Lậy, nằm chình ình ở quốc lộ 1 với lý do thu hồi vốn dự án “láng nhựa đường” cho 26 cây số đoạn Quốc lộ 1, đi qua thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và 12 cây số đoạn đường tránh mới, với kinh phí lên tới 1.389 tỷ đồng.

JPEG - 92.4 kb
Tiền mệnh giá nhỏ được các tài xế sử dụng khi trả phí qua trạm. Ảnh: NLĐ.

Thời gian dự kiến để “hoàn vốn” cho dự án này kéo dài 6 năm 5 tháng. Sau đó, được “điều chỉnh” lại đến 10 năm với lý do giảm giá vé. Tuy nhiên, xem ra mọi việc không được êm xuôi khi thay vì các ông chủ BOT kiên nhẫn “vặt lông vịt” từ từ thì không biết vì lý do gì mà lại vội vã đến mức đè nghiến những con vịt ra để “cắt cổ” với cái giá vé đắt nhất Việt Nam, trong khi đoạn đường tránh dài 12 cây số này chỉ là một đoạn đường “cấp xã” với 2 làn xe chạy.

Khi bắt đầu tiến hành thu phí vào ngày 1 tháng 8 vừa qua, trạm Cai Lậy đã sớm “thất thủ” bởi chiến thuật “tiền lẻ” của cánh tài xế xe tải và những doanh nghiệp kinh doanh vận tải phản đối mức thu phí quá “dã man” và sự bất hợp lý của vị trí đặt trạm.

Điều đặc biệt, tại thời điểm đó, hệ thống chính quyền và công an tỉnh Tiền Giang đã có những phát ngôn khá “khách quan” và đúng luật – một điều hiếm thấy ở bộ máy công quyền Việt Nam. Rõ ràng, việc đặt BOT Cai Lậy ở địa bàn này, xem ra, không mang lại lợi ích gì cho hệ thống lãnh đạo địa phương.

Thực tế, một bộ phận không nhỏ công chức, công an ở tỉnh này đều trực tiếp, hoặc gián tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh vận tải và làm ăn buôn bán trên tuyến huyết mạch Quốc Lộ 1 nối với Thành Hồ.

BOT Cai Lậy đang trực tiếp ảnh hưởng đến họ. Trong khi đó, Bộ Giao Thông Vận Tải – sân sau của Đinh La Thăng và những con cá mập ở bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế và đặc biệt là những “ông chủ thực sự” nắm giữ phần lớn nguồn vốn cho các dự án BOT, đã rất coi thường giới lãnh đạo địa phương Tiền Giang khi áp đặt họ chấp thuận dự án này.

Sau 3 tháng ngưng hoạt động, BOT Cai Lậy thu phí trở lại với lời tuyên bố của ông Nguyễn Phú Hiệp “việc phản đối của lái xe là việc của họ, việc thu phí là việc của chúng tôi” cùng với sự xuất hiện của lực lượng vũ trang hùng hậu được trang bị súng AK, dùi cui, xe chở tù… và đội ngũ “tiếp thị sữa”.

Có thể, đã có một sự thỏa thuận mới dành cho lực lượng “còn đảng còn mình” trong việc phân chia “miếng bánh” BOT Cai Lậy. Tuy vậy, tất cả những điều đó cũng không làm chùn bước quyết tâm của các bác tài miền Tây.

Từ việc phản đối tự phát, chống lại bất công và việc bị “cắt cổ” với mức thu phí phi lý, một sự chuyển đổi nhận thức cao hơn khi họ (những người lái xe) đã tự nhận trách nhiệm “mang lợi ích ngàn tỷ” cho nhân dân.

JPEG - 90.2 kb
Xe cứu hộ được điều đến trại thu phí BOT Cai Lậy để cẩu xe nhưng bất thành. Ảnh: Tuổi Trẻ

Họ từ bỏ các lợi quyền trước mắt là những ngày công để tổ chức một chiến dịch “bất tuân dân sự” hết sức chuẩn mực. Nhóm bạn hữu đường xa đã và đang thực hiện những điều tuyệt vời bằng nghĩa khí của người Nam Bộ cùng sự khôn khéo, hiểu biết pháp luật để vô hiệu hóa một bộ máy “hút máu, hút mủ” người dân được chống lưng bởi thể chế của các “tư bản Đỏ” vô lương bằng thứ vũ khí là những đồng bạc lẻ 100đ.

Cuộc giằng co dai dẳng giữa nhóm lợi ích là các “tư bản Đỏ” và người dân ở trạm BOT Cai Lậy đã không còn dừng lại ở phạm vi tranh chấp, mâu thuẫn dân sự thuần túy giữa “đàn vịt” đang bị vặt trụi lông với những kẻ cướp được “hợp pháp hóa” bằng một rừng luật “luật rừng”.

Đây là cuộc đối đầu, bất tuân dân sự điển hình đẩy thể chế chính trị đến sự lựa chọn Mất – Còn giữa quyền lợi của Nhân dân, tính chính nghĩa của Chính Quyền và lợi ích của giới Tư bản Đỏ đang chi phối đời sống chính trị ở đất nước này.

Thật khôi hài, khi giá trị của một thể chế đang được đánh đổi bằng những đồng bạc có mệnh giá 100đ, không hơn.

Và ván bài lật ngửa

Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? BOT Cai Lậy nói riêng và giới tư bản Đỏ nắm trong tay các công cụ sắt máu là công an, quân đội sẽ nhượng bộ?

Không, không bao giờ, trừ phi chó sói ăn chay và đỉa thôi hút máu. Toàn quốc có đến 88 BOT, trong đó 73 trạm BOT do Bộ GTVT quản lý và 15 trạm do UBND tỉnh quản lý.

Chi phí chỉ riêng cho tiền vé cho gần 40 BOT án ngữ trên quốc lộ 1 A cho một chiếc xe 4 chỗ với lộ trình từ Nam ra Bắc là 1.3 triệu đồng/xe. Quốc Lộ 1 A là tuyến huyết mạch quốc gia, nơi lưu lượng xe Bắc Nam là hàng chục triệu lượt/ngày mang lại nguồn “tiền tươi” khổng lồ cho các gia tộc Đỏ như gia đình ông Nông Đức Mạnh và đặc biệt là những thân hữu của phe cánh Nguyễn Tấn Dũng, Đinh La Thăng.

Không phải là dầu hỏa, không phải là “xuất khẩu nô lệ”, dệt may… mà nguồn tiền từ việc vặt lông “đàn vịt 90 triệu con” trên mọi tuyến đường đang được các gia tộc Đỏ và giới tướng lĩnh công an, quân đội “còn Đảng còn mình” chia nhau mới là nguồn tiền béo bở nhất. Chỉ mỗi đêm ngủ dậy, những vị “công bộc của nhân dân” này sẽ ấm lòng thêm khi số tiền trong tài khoản lại tăng thêm hàng chục tỷ.

Quân đội nhân dân Việt Nam với đội ngũ tướng lãnh bằng số tướng lãnh của Trung cộng và Hoa Kỳ cộng lại, có truyền thống “làm kinh tế” độc nhất vô nhị với những điển hình tiêu biểu như tướng Nguyễn Văn Thành, phó tổng tham mưu trưởng quân đội, có biệt danh “tướng quân mặt lộ” khi là thành viên hội đồng quản trị của IDICO Cường Thuận, xây dựng BOT Biên Hòa chỉ vài năm kiếm 500 tỷ ngon ơ…

JPEG - 85.6 kb
Lực lượng quân đội và công an trong tư tế sẵn sàng trấn áp .

Nếu như BOT Cai Lậy vỡ trận là vì giới chức và công an Tiền Giang không ủng hộ vì lợi quyền không được “chia phần” thì BOT Biên Hòa, Đồng Nai hoàn toàn khác, lực lượng quân đội và công an sẵn sàng đàn áp thẳng tay, sắt máu vì quyền lợi của các lãnh chúa.

Có thể, những “đỉnh cao trí tuệ” của Đảng dù đang ngây ngất trong những cuộc họp phòng lạnh êm ái nhưng vẫn chột dạ về cái tên Cai Lậy với rủi ro tiềm tàng về an ninh, xã hội.

Nhưng các nhóm lợi ích và những lãnh chúa Đỏ đã vượt qua quyền lực và lợi ích quốc gia từ lâu. Những lo lắng của ông Phúc khi để tình trạng ùn tắc ở Cai Lậy kéo dài sẽ ảnh hưởng bộ mặt chính phủ “kiến tạo” sẽ khó có thể tìm được sự đồng thuận của các “gia tộc Đỏ” khi mà lợi ích mà những “con bò sữa BOT” mang lại quá lớn. Việc nhượng bộ ở Cai Lậy trước Nhân dân, đồng nghĩa với việc những con chó sói phải tập thói quen ăn bắp cải thay cho món thịt cừu.

Bất tuân dân sự ở Cai Lậy là một minh chứng trưởng thành nhận thức xã hội và người dân đang dần vượt qua nỗi sợ hãi những áp bức của thể chế độc tài. Tuy nhiên, sau những gì ở phiên tòa xét xử Mẹ Nấm, Nguyễn Văn Hóa,… người ta thấy một phiên bản Bắc Hàn đang tái hiện ở đất nước này.

Khi mọi tiếng nói Công lý và Nhân văn trở thành vô nghĩa, khi “ván bàn lật ngửa” thì những con sói sẽ tự lột bỏ cái mặt nạ “do dân và vì dân” để lao vào cắn xé đàn cừu trong cơn đói khát không sao có thể thỏa mãn nổi. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho những kịch bản tồi tệ nhất sắp diễn ra ở Cai Lậy và ở đất nước này.

Tân Phong
03/12/2017

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.