Vấn đề trước hết là Học thuyết, Đường lối, Chính sách

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hội nghị TƯ 7 khóa XII vừa họp xong, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc lời bế mạc, “cuộc họp đạt nhất trí cao và đã thành công tốt đẹp”. Bao giờ chả thế!

Nội dung cuộc họp trong 6 ngày là 3 vấn đề: đào tạo cán bộ chiến lược, cải cách tiền lương và thực hiện bảo hiểm xã hội, trong đó vấn đề cán bộ là vấn đề lớn nhất.

Vấn đề cán bộ hiện nay đúng là một vấn đề then chốt khi phần lớn cán bộ đều mắc bệnh quan liêu, giáo điều nặng – mà nặng nhất chính là ông Tổng Bí thư cực kỳ giáo điều mác-xít – mắc tệ xa rời thực tế, tham quyền, chạy chức, chạy quyền, chạy tội, tham nhũng, mắc chủ nghĩa cá nhân hưởng lạc, vô trách nhiệm, không ngang tầm nhiệm vụ. Hàng nghìn cán bộ cao cấp đảng viên bị điều tra, truy tố, kết án tù từ 20 năm đến chung thân và cả tử hình.

Nhưng đây có phải là vấn đề lớn nhất, cấp bách trước hết không? Xin thưa với ngài Tổng Bí thư tiến sĩ xây dựng đảng rằng: “không phải!”. Cốt lõi vấn đề hiện nay là đổi mới chế độ, đổi mới mô hình chính trị, thay đổi đường lối chính sách cho đúng đắn, hiện đại rồi ngay sau đó mới là lựa chọn cán bộ cho ăn khớp, cho phù hợp theo.

Hiện nay không có vấn đề chính trị nào cấp bách hơn là từ sự bỏ tận gốc gác học thuyết Mác – Lê cũ kỹ, từ bỏ CNXH mác-xít quá hư vô, từ bỏ mô hình cầm quyền độc đảng, từ bỏ Nhà nước Toàn trị phi Pháp quyền, từ bỏ chế độ tam quyền thống nhất không có kiểm soát, cân bằng giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, từ bỏ hẳn đường lối đối ngoại Bắc thuộc… mở ra Kỷ nguyên Dân chủ, Tự do và Quyền con người, phù hợp với thế giới văn minh phổ cập hiện nay.

Marx sinh ra đã đúng 200 năm, khi chưa có máy bay và tên lửa, chưa có trực thăng, tàu ngầm và hàng không mẫu hạm, chưa có điện nguyên tử và máy tính điện tử, chưa có vệ tinh và tàu vũ trụ; 200 năm, nền chính trị thế giới đã đi những bước tiến dài, rất dài. Việc ông Tổng Trọng một mực kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, kiên định CHXH mác xít, kiên định nền chuyên chính độc đảng… là một thái độ chính trị cổ hủ, lạc hậu hàng vài thế kỷ, là nguyên nhân cốt lõi của thảm họa dân tộc lạc hậu, thấp kém, bế tắc trong phát triển vài chục năm nay.

Cả cuộc họp TƯ 200 con người không một ai lên tiếng chỉ ra sai lầm dai dẳng, khổng lồ như thế! Thật đáng buồn.

Chỉ có một lối thoát là xóa đi làm lại, hãy mở ngay cuộc họp về đổi mới học thuyết chính trị, đổi mới đường lối, đổi mới mô hình cầm quyền cho tiến bộ, hiện đại, văn minh, hòa nhập với thế giới mới. Sau đó mở hội nghị về tuyển lựa cán bộ chiến lược, cán bộ kinh tế, tài chính, khoa học, quân sự, ngoại giao, văn hóa, kỹ thuật thật phù hợp, thì sẽ xuôi chiều, hợp tình, hợp lý bao nhiêu.

Hãy cùng nhau xây dựng một chiếc xe tân tiến, hiện đại nhất, rồi sau đó tuyển lựa kíp người lái có trình độ cao nhất. Không thể đào tạo một số cán bộ cổ lỗ của thế kỷ 19, không biết computer, không biết vệ tinh, không biết toán học cao cấp để lái một con tàu hiện đại của thế kỷ XXI!

Không ai làm chuyện ngược đời, sai lầm lú lẫn, vô duyên vô tích sự như cái hội nghị lần thứ 7 khóa XII vừa bế mạc.

Vấn đề khủng hoảng cán bộ vẫn còn nguyên vẹn, hứa hẹn một thời kỳ bế tắc triệt để u ám mới cho đất nước ta, nhân dân ta cứ bị đưa ra làm thí nghiệm cho đảng Cộng sản giũa cơn thoái trào bi đát của học thuyết cộng sản mác-xít đã phá sản triệt để, đã thở hắt ra trên toàn thế giới.

Sau Hội nghị TƯ 7, uy tín của ông Tổng Bí thư ra sao? Có người cho rằng uy tín, uy quyền của ông lên tới đỉnh cao nhất. Chưa chắc! một số lớn đảng viên cấp cao và trí thức ngoài đảng công khai yêu cầu ông công khai tài sản riêng, điều mà mọi đại biểu quốc hội đều làm. Nếu né tránh, mọi người sẽ nghi ông tay đã nhúng chàm, mà còn nhúng sâu nữa.

Nhiều người phỏng đoán tại Hội nghị 7, số ủy viên Bộ Chính trị sẽ thay kha khá. Ông Trần Đại Quang sẽ bị ép rút lui vì sức khỏe. Ông Tô Lâm cũng không chắc trụ lại được, nhưng chỉ có một tin quá cũ: “đồng chí Đinh La Thăng bị khai trừ khỏi Đảng”. Chỉ có tin có thêm 2 ủy viên Ban Bí thư là ông Trần Cẩm Tú, chủ nhiệm mới Ủy ban Kiểm tra TƯ (thay ông Trần Quốc Vượng khi ông Vượng lên làm Thường trực Ban Bí thư), và ông Trần Thanh Mẫn, cầm đầu Mặt trận Tổ quốc.

Ông Tổng Trọng còn e ngại, chưa dám hành động quyết đoán thêm vì bộ hạ tin cẩn của ông quá thưa thớt. Quanh quẩn vẫn là Trần Quốc Vượng, Phạm Minh Chính, và nay thêm Trần Cẩm Tú, trong khi uy tín của ông bị sứt mẻ lớn trước con mắt thế giới nhất là ở Liên Âu và CHLB Đức, coi ông là kẻ đầu têu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh táo tợn, liều lĩnh, dại dột cực kỳ mà không dám nhận lỗi khi chứng cứ, vật chúng và nhân chứng đã quá đầy đủ. Một chính khách bạt mạng không hiểu gì về pháp quyền quốc tế, lại mặt dày trơ trẽn đến lỳ lợm!

Qua Hội nghị TƯ 7, ông Trọng quả là mất đi nhiều uy tín và quyền lực. Chiến dịch chống tham nhũng ầm ĩ chỉ là những đòn sát phạt nhau giữa các phe cánh tranh dành ảnh hưởng và các chức vị béo bở.

Mặc cho những kẻ chuyên nâng bi như nhà luật học (!) Trần Thúc Hoàng nào đó trên báo Nhân dân, ca ngợi ông hết mức và cổ vũ ông làm tới, ông vẫn dè dặt do dự, vì rất có thể ông sẽ bị đứt gánh giữa đường, rất sớm nữa.

Vì trước con mắt tinh tường của nhân dân, của đông đảo trí thức, của đa số đảng viên có trình độ, ông Trọng dần dần bị nhận rõ là nhân vật bảo thủ nhất, giáo điều cực đoan nhất, già nua cũ kỹ nhất, là Tổng Bí thư Bắc thuộc nặng căn nhất, vượt tất cả Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh.

Sự thật hiển nhiên: ông Tổng Trọng là Vua giáo điều bảo thủ, là nhân vật nguy hiểm nhất hiện nay đang khóa chặt con đường hồi sinh và phát triển của dân tộc ta, của nhân dân ta vậy.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”