Về dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Quốc hội Cộng sản Việt Nam đang tranh luận và sẽ phải biểu quyết dự án xây dựng đường tàu cao tốc Bắc Nam với tốn phí cỡ 56 tỷ Mỹ Kim, chiếm hơn 50% GDP trên giấy tờ (theo thống kê năm 2009 thì GDP của Việt Nam là 100 tỷ Mỹ Kim). Có thể nói đây là dự án lớn nhất nước từ trước đến nay và người ta không tin là dự án này chỉ tốn 56 tỷ, mà sẽ tốn gấp đôi cỡ 100 tỷ Mỹ Kim sau khi hoàn thành.

Theo kế hoạch của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thì dự án nói trên dựa theo mô hình Shinkansen của Nhật (tên gọi hệ thống đường sắt cao tốc ở Nhật Bản với tốc độ 300 cây số/giờ) để xây dựng đường sắt cao tốc nối liền Hà Nội và Sài Gòn, dài khoảng 1,570 cây số đi qua 27 nhà ga, dự định hoàn thành vào năm 2025. Nếu sử dụng tàu có vận tốc 300 cây số/giờ như Shinkansen của Nhật Bản thì hành trình tàu chạy giữa Hà Nội và Sài Gòn rút lại khoảng 6 tiếng đồng hồ thay vì là 30 tiếng như hiện nay. Tuy nhiên, tuyến đường sắt cao tốc này chỉ chuyên chở hành khách là chính, không dùng cho hàng hóa vì sẽ rất tốn kém.

Nếu mọi chuyện tiến hành tốt đẹp, đường tàu Shinkansen Bắc Nam sẽ đi vào hoạt động năm 2026, giá vé sẽ bằng ½ giá vé máy bay giữa Hà Nội và Sài Gòn. Tiền vốn để xây dựng con đường này đa số được huy động từ quỹ ODA Nhật Bản và số còn lại vay từ Trung Quốc. Nói cách khác, con đường Shinkansen Bắc Nam hoàn toàn xây dựng từ tiền vay của Nhật Bản và Trung Quốc, hai cường quốc khổng lồ của Á Châu. Không những thế, để xây con đường này, Việt Nam phải phá ít nhất 1,383 héc ta rừng và di chuyển 16 ngàn gia đình đi nơi khác, chưa kể đến những tàn phá môi sinh trong lúc xây dựng và sau đó.

Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc tiến hành dự án này nằm trong kế hoạch đô thị hóa các tỉnh thành để đến năm 2025 có khoảng 50 triệu dân sống trong vùng đô thị. Tuy nhiên xét về mặt kinh tế thì con đường Shikansen Bắc Nam không mang lại lợi ích như kế hoạch dự trù vì ba lý do sau đây:

Thứ nhất, giá vé quá mắc và không đáp ứng nhu cầu di chuyển nhanh chóng. Hành khách đi đường Shinkansen phải tốn 6 tiếng đồng từ Hà Nội và Sài Gòn trong khi nếu trả gấp đôi tiền vé này cho máy bay thì họ chỉ tốn 1 tiếng 45 phút. Hơn thế nữa, tình hình kinh tế Việt Nam nói chung vẫn dựa trên thủ công nghiệp là chính, sự di chuyển của người dân chỉ quanh quẩn ở những thị xã lân cận. Nói cách khác, tốn phí và tiện lợi của đường Shinkansen chưa thể nào cạnh tranh với đường hàng không hiện nay.

Thứ hai, đi vay hơn 60 tỷ Mỹ Kim để đầu tư vào một dự án to lớn nhất nước mà khả năng sử dụng của người dân Việt Nam không cao, thì chẳng khác gì đem tiền đổ xuống sông, xuống biển hay… đổ vào túi tham nhũng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chỉ tính đến năm 2026 đã cho thấy dự án chắc chắn sẽ phá sản. Dựa vào những con số thống kê của Hà Nội, người ta tính rằng lợi tức bình quân trên đầu người Việt Nam hiện nay là 1,025 Mỹ kim/đầu người theo GDP, nhưng thực tế hiện có ít nhất 45% dân số trên cả nước sống không tới 100 Mỹ Kim/tháng. Nói cách khác, mức sống của đại đa số người dân Việt Nam vẫn còn quá nghèo, chưa có khả năng chi trả cho những di chuyển theo lối sống của những xã hội công nghiệp như Nam Hàn, Nhật Bản, Tây Âu. Mức lợi tức bình quân cao so với thực tế của đa số phản ảnh hiện tượng chênh lệch giầu nghèo trầm trọng tại Việt Nam – đa số tài sản quốc gia nằm trong tay một thiểu số thống trị.

Thứ ba, quốc lộ số 1, đường bộ Bắc Nam đã là con đường huyết mạch và là trục giao thông chính tỏa ra các đô thị, làng quê Việt Nam. Thế nhưng con đường này chưa được đầu tư xây dựng đúng mức mà hoàn toàn chắp vá tùy theo khả năng “đút lót” của từng địa phương đối với quan chức trong Bộ giao thông vận tải và văn phòng Thủ tướng. Di chuyển trên xa lộ Bắc Nam là cả một cực hình đối với hành khách vì độ an toàn không có, gây ra không biết bao nhiêu tai nạn giao thông thảm thương. Sau vụ đổ bể các ổ tham nhũng PMU 18 và Xa Lộ Đông Tây đã khiến cho các quan chức ngành giao thông sợ bị vạ lây nên đã chùn tay vơ vét trong một giai đoạn. Thay vì dùng 56 tỷ Mỹ Kim đầu tư vào con đường Shinkansen, Hà Nội chỉ cần sử dụng khoảng một nửa số tiền của dự án Shinkansen cho đường bộ cao tốc Bắc Nam thì sẽ cải thiện rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các vùng và nhất là vấn đề an toàn giao thông.

Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam biết rất rõ sự phung phí hàng tỷ Mỹ Kim vào dự án Shinkansen là không tưởng, nhưng tại sao họ lại cứ lao vào canh bạc mà biết chắc sẽ thua?

Tâm trạng chung của lãnh đạo Hà Nội trong 30 năm qua là liên tục thất bại trong các dự án phát triển đất nước kể cả những dự án xây dựng. Từ những dự án đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam, đập Thủy điện Sơn La, dự án cải cách giáo dục, y tế cho đến những dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, xây xa lộ Đông Tây và cải thiện môi trường nước ở Sài Gòn, dự án thoát nước ở Hà Nội, khai thác Bauxite Tây Nguyên vân vân… đều thất bại hoặc có hoàn tất thì cũng không có hiệu quả kinh tế như nhà máy lọc dầu Dung Quất, đập thủy điện Sơn La. Thế nhưng do nhu cầu tuyên truyền, Hà Nội đã phải liên tục vẽ ra những dự án to lớn để vừa che đậy sự ngu dốt của chính họ, vừa huy động cả nước lao vào những dự án mới hầu quên đi những dự án cũ thất bại.

Ngoài ra, dù biết là thất bại nhưng vẫn vay tiền để làm là vì theo Lê Doãn Hợp, Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông nói với báo chí Hà Nội hôm 28 tháng 5 năm 2010 rằng: “Nếu ta làm đường thì họ mới ưu ái cho vay vì tình nghĩa với Việt Nam chứ nếu ta muốn đầu tư nông thôn, vùng sâu vùng xa thì làm sao vay được”. Phát biểu của Lê Doãn Hợp cho thấy nhu cầu của Hà Nội là vay được tiền chứ không nhằm vào hiệu quả kinh tế hay để phục vụ người dân. Khi kẻ cầm quyền chỉ chú tâm làm sao vay được tiền, chúng ta đã thấy rõ động cơ của họ là vơ vét tiền bạc quốc gia bỏ vào túi riêng của từng phe nhóm là chính.

Tóm lại, dự án Shinkansen Bắc Nam đưa ra quốc hội thảo luận và biểu quyết chỉ là trò hề dân chủ. Cả Nhật và Trung Quốc đều hứa với Nguyễn Tấn Dũng là họ sẽ cho vay tiền để xây. Nguyễn Tấn Dũng và các phe nhóm trong Bộ chính trị không quan tâm vào việc chi trả số tiền vay dù đất nước có phá sản, vì khi dự án hoàn tất vào năm 2025, họ đã không còn trách nhiệm và một phần của số tiền vay đã chia xong cho các phe. Hậu quả là chỉ có dân tộc Việt Nam hứng chịu những món nợ phi lý này từ Nhật và Trung Quốc cùng với dự án đầu voi đuôi chuột Shinkansen Bắc Nam.

Trung Điền
Ngày 2/6/2010.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.