Vì sao bạo lực học đường ở Việt Nam bùng nổ lớn?

Cảnh tượng đau lòng diễn ra tại học đường. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thời gian gần đầy, bạo lực học đường tại Việt Nam đang trở thành vấn nạn báo động đỏ. Nếu như trước đây chỉ lác đác một vài vụ, thì mấy ngày qua nhiều vụ bạo lực đã xảy ra ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức. Từ chuyện học sinh lập băng nhóm đánh nhau quay clip tung lên mạng xã hội, cho đến phụ huynh bắt giáo viên ở Long An quỳ gối suốt 40 phút, hay việc một cậu học sinh lớp 8 ngang nhiên bóp cổ cô giáo… Những vụ việc đó đang gây lo lắng và khiến dư luận hết sức phẫn nộ.

Tình trạng bạo lực học đường xảy ra mọi vùng miền, từ thành thị tới nông thôn, đồng bằng và cả miền núi cao. Có tận mắt xem trên mạng những clip học sinh đánh nhau mới thấy mức độ tàn nhẫn, vô cảm từ hành động của những cô cậu đang ở tuổi học trò. Điều đáng nói, nguyên nhân các vụ việc chủ yếu xuất phát từ những chuyện hết sức nhỏ nhặt nhưng nhiều khi chúng lại trở thành nguồn cơn cho những trận đánh đập tàn bạo.

Theo số liệu được Bộ GD&ĐT Việt Nam trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Một cuộc nghiên cứu năm 2015 cũng cho thấy, hơn 50% học sinh trung học ở Việt Nam tham gia bạo lực học đường. Còn theo thống kê của Cơ quan Chăm Sóc và Bảo Vệ Trẻ Em công bố năm 2012, bạo lực học đường tăng gấp 13 lần so với 10 năm trước đó.

Trong nghĩa rộng, bạo lực học đường không chỉ giới hạn ở việc học sinh đánh nhau mà còn có sự tham gia của người lớn: giáo viên đánh học sinh, phụ huynh đánh giáo viên. Giáo viên tẩn giáo viên, giáo viên tấn công hiệu trưởng, hiệu trưởng đấm vỡ mũi giáo viên. Cả nữ hiệu trưởng cũng tung chưởng hạ gục ngay nữ giáo viên tại phiên họp hội đồng… Có thể nói, không ngày nào mà truyền thông không có những tin tức, bài viết đáng buồn về chất lượng cũng như những tệ nạn đang xảy ra trong môi trường giáo dục ở Việt Nam.

Nhà trường bây giờ nhìn bên ngoài rất bình an, phẳng lặng, kỉ luật, nhưng tiềm ẩn ở bên trong là nguy cơ bạo lực luôn sẵn sàng bùng nổ. Đây là điều đáng sợ của ngành giáo dục. Là hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm, trăn trở đến thế hệ trẻ và tương lai của đất nước.

Bạo lực học đường tại Việt Nam đang góp phần gia tăng tệ nạn xã hội, cổ xúy cho thói quen dùng vũ lực để bắt nạt người khác, dùng vũ lực để thể hiện khả năng của mình, làm phai nhạt những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, sâu xa hơn có thể phá vỡ tính cố kết cộng đồng. Đây là một vấn đề xã hội hết sức trầm trọng, cho thấy nền tảng đạo đức xã hội đang suy đồi, văn hoá ứng xử yếu kém, nơi được coi là văn minh nhất là nhà trường nhưng lại mang đến nhiều nỗi lo âu cho toàn xã hội.

Mỗi hành vi ứng xử của học sinh trong cuộc sống thường ngày đều là hệ quả của giáo dục và đào tạo. Đây là hậu quả của các chính sách giáo dục sai lệch từ phía Nhà nước. Trong đó, suốt một thời gian dài chưa quan tâm đến việc giáo dục những giá trị nhân văn, đạo đức truyền thống của dân tộc khiến đất nước đang phải trả giá đắt.

Với một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử, những giá trị nhân văn truyền thống vô cùng phong phú và đa dạng. Nhưng tiếc thay, trong khi chương trình học từ mẫu giáo lên đến đại học chủ yếu là truyền thụ những kiến thức mang tính hàn lâm của các ngành kinh tế, kỹ thuật mà ít truyền đạt những giá trị nhân văn. Việc giáo dục những giá trị nhân văn truyền thống chủ yếu được giao phó cho môn Lịch sử, Giáo dục công dân, Văn học, nhưng nặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn, chưa cuốn hút học sinh khiến môn này ngày càng phai nhạt, rơi dần vào lãng quên. Có thể nói, Bộ Giáo Dục đang tạo ra một thế hệ học trò giỏi về thi cử nhưng khiếm khuyết tâm hồn.

Liệu giáo dục có phải chỉ để tạo ra học sinh giỏi, có đàn “gà công nghiệp” trong các trường chuyên? Nhìn qua các nước phát triển, người ta không định nghĩa giáo dục đi kèm với những thành tích học tập, mà giáo dục chính là giúp con người tự hoàn thiện, tự phát triển bản thân, làm việc họ cảm thấy phù hợp nhất và hiểu được cộng đồng xung quanh cần gì ở họ nhất. Một quốc gia chỉ có thể phát triển khi nền giáo dục của nó được định nghĩa rõ ràng.

Một nền giáo dục sai lầm, yếu kém không chỉ ảnh hưởng đến hàng triệu con người, mà còn tác động xấu đến sự phát triển lâu dài và bền vững của một đất nước. Khi nhìn vào thực trạng của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, chúng ta thực sự thấm thía về điều này.

Để ngăn chặn, đẩy lùi và từng bước chấm dứt tình trạng bạo lực học đường, cần có chính sách và chiến lược phát triển giáo dục dựa trên nền tảng một nền giáo dục khai phóng. Đồng thời, cần phải cân đối lại việc dạy kiến thức trong chương trình, những gì không cần thiết có thể lược bỏ. Như vậy, các em sẽ có thêm thời gian chơi, thời gian học tập thể thao, học nhạc… Những điều này sẽ kéo các em ra khỏi các cạm bẫy, giúp các em xây dựng ý thức cộng đồng rất cao, nhân cách tốt.

Ngoài ra, cần đặt ra vấn đề giáo dục nhân cách sao cho chuẩn. Con đường mà loài người đã đang và sẽ đi chính là hành trình hướng tới các giá trị nhân văn và hiện thực nó trong thực tiễn. Do vậy, giá trị nhân văn luôn có ý nghĩa vĩnh cửu và phổ quát đối với mọi nền văn hoá.

Ngô Đồng

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo bắt tạm giam của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bà Nguyễn Thúy Hạnh và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.