Vì sao Mặt Trận Tổ Quốc “chưa” lên tiếng các điểm nóng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong hội nghị sơ kết thi đua 5 thành phố trực thuộc trung ương nửa đầu năm 2017 vào chiều ngày 14 Tháng Bảy, ông Trần Thanh Mẫn, người vừa mới thay ông Nguyễn Thiện Nhân lên làm Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã phát biểu rằng Mặt Trận “chưa” lên tiếng về một số sự kiện nóng như Sơn Trà, Đồng Tâm, Tân Sơn Nhất xảy ra trong thời gian qua. Không biết ông Mẫn muốn ám chỉ điều gì?

Trong phát biểu của ông Mẫn khiến cho người ta giả định hai điều. Một là ông Mẫn có ý trách ông Nguyễn Thiện Nhân đã lơ là trong việc giám sát các sự kiện nóng đang gây bất mãn trong dư luận. Hai là ông Mẫn muốn thăm dò lãnh đạo đảng về ý muốn của ông trong việc lên tiếng các sự kiện nóng sau khi được phân công làm chủ tịch Mặt Trận.

Trước khi phân tích chủ đích của ông Trần Thanh Mẫn, cần biết qua vai trò của Mặt Trận Tổ Quốc là gì trong bộ máy cai trị của đảng CSVN hiện nay.

Trên nguyên tắc, đảng CSVN đã cho Mặt trận Tổ Quốc một “sứ mệnh” rất lớn và rất kêu. Đó là sứ mệnh tập hợp và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, phản biện xã hội. Nói theo ngôn ngữ của lãnh đạo CSVN thì Mặt trận là ý chí và sức mạnh của người dân. (sic)

Thực tế không phải như vậy. Mặt Trận chẳng qua là bình phong để cho đảng làm công tác dân vận và nhất là che đậy chiêu bài độc diễn của đảng. Vì thế, Mặt Trận chỉ giúp cho đảng cai trị và đàn áp nhân dân, nhất là đã tiếp tay cho đảng triệt tiêu tất cả những ai dám nói và làm ra ngoài định hướng và chỉ thị của đảng. Và khi nói đến nhiệm vụ giám sát cán bộ, nhà nước thì chưa khi nào thấy Mặt Trận dám xông pha vào các vụ án hay các dự án kinh tế quốc gia, các vụ khiếu kiện đông người, oan sai, tiếm dụng đất đai, hay dự án chia bán bởi các Nhóm Lợi Ích.

JPEG - 38.9 kb
Nguyên Chủ tịch MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân (phải) và Chủ tịch MTTQVN Trần Thanh Mẫn. (Ảnh: VGP News)

Không những thế, Mặt Trận còn là cánh tay nối dài của đảng trong các vòng hiệp thương bầu cử những đại biểu của dân trong Quốc hội hay các Ủy ban nhân dân. Nói cách khác, đảng đưa người ra làm công tác đại biểu, Mặt Trận chỉ có nhiệm vụ duy nhất là đóng dấu xác nhận.

Những điều trên cho thấy Mặt Trận là cái bóng của đảng trong quần chúng.

Vì thế việc Mặt Trận Tổ Quốc đã không được đảng “bật đèn xanh” lên tiếng về các sự kiện nóng ở Sơn Trà, Đồng Tâm, Sân Golf Tân Sơn Nhất đến từ hai lý so sau đây.

Thứ nhất, Ban bí thư không muốn Mặt Trận đổ dầu thêm vào lửa bất mãn của dư luận hiện đang lây lan trên nhiều địa bàn. Cả ba sự kiện nóng xảy ra đều cho thấy bóng dáng của những phe nhóm lợi ích ở đàng sau. Nói cách khác, Mặt Trận cần phải tránh xa cuộc tranh chấp quyền lợi giữa các phe nhóm khi nó đang ở vào thời kỳ quyết liệt.

Thứ hai, ông Nguyễn Thiện Nhân đã đánh đổi việc im lặng nhằm lấy lòng phe đảng để được Ban Bí Thư của ông Nguyễn Phú Trọng tiến cử ghế Bí Thư Sài Gòn thay vì là bà Tòng Thị Phóng, khi ông Đinh La Thăng bị kỷ luật. Nếu đây là tính toán thật của ông Nguyễn Thiện Nhân cho thấy là phe Nguyễn Tấn Dũng đang muốn dùng Nhân để phục hoạt lại thế lực ở phía Nam sau khi Thăng bị Trọng mang về giam lỏng ở Trung ương.

Cả hai lý do nêu trên đều cho thấy rằng càng lúc vai trò Mặt Trận Tổ Quốc được các phe sử dụng thành những bình phong để che giấu cho các âm mưu khuynh loát lẫn nhau trong nội bộ. Nó không còn đóng vai trò chính trị quần chúng như đảng tô vẽ mà chỉ là phương tiện để khỏa lập dư luận khi cần mà thôi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.