Vì sao Nguyễn Tấn Dũng thất bại?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tuy chưa có một cuộc khảo sát tường tận nào nhưng có thể nói, trong mấy chóp bu lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) thì có lẽ Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người duy nhất biết về tác động của truyền thông, đặc biệt là truyền thông ngoại quốc trên các vấn đề. Trong mấy năm vừa qua, năm nào ông Nguyễn Tấn Dũng cũng thuê một vài trang mạng ngoại quốc để đăng bài bằng Anh Ngữ tâng bốc ông. Ông cũng là người kêu gọi nội các của ông phải lưu tâm đến sự tác động của mạng xã hội.

Với khả năng đó, có nhiều phần là ông Nguyễn Tấn Dũng đã ít nhiều tận dụng dư luận quốc tế và dư luận Việt Nam để tác động vào cuộc “đấu vật” giữa ông và ông Nguyễn Phú Trọng để giành chiếc ghế Tổng Bí Thư. Đây là điều hoàn toàn đúng đối với bất cứ một lãnh tụ nào, nhưng với trường hợp đặc biệt của ĐCSVN thì sự tác động đó đã đưa đến sự thảm bại của chính ông Dũng.

Truyền thông ngoại quốc và ông Nguyễn Tấn Dũng

Đối với các lãnh tụ, truyền thông ngoại quốc thường để ý đến “charisma”, tạm dịch là sức thu hút, hoặc niềm tin của vị lãnh tụ đối với quần chúng. Ở phương diện này, nếu so với sự lù đù, ăn nói bảo thủ hoặc vớ vẩn của ông Nguyễn Phú Trọng, hay với cách ăn nói mang tính chất “đánh trống bỏ dùi” của ông Trương Tấn Sang, thì rõ ràng ông Nguyễn Tấn Dũng ăn đứt hai ông kia.

JPEG - 17.2 kb
Ông Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Đối Thoại Shangri-La Tháng 5, 2013.

Không những thế, trong cương vị thủ tướng, tức người đứng đầu ngành hành pháp, ông Nguyễn Tấn Dũng có nhiều cơ hội đi công du, tiếp xúc với truyền thông ngoại quốc hơn những vị lãnh đạo khác. Bên cạnh đó, có thể là do được các phụ tá “gà” cho, hoặc chính do đặc tính xảo ngôn của mình, ông Dũng đã phát ngôn được một số câu rất hợp tai với truyền thông quốc tế cũng như dư luận. Chẳng hạn như “tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược” ở Hội Nghi Đối Thoại Shangri-La (2013), hay “Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông” ở Phillipines (2014).

Ngoài ra, đối với trong nước thì những tuyên bố hay ho, chắc nịch, khách quan thì khó ai phủ nhận được, như một số điểm trong “thông điệp đầu năm 2014 của Thủ Tướng” cũng làm nức lòng những người khó tính nhất. Hiển nhiên những tuyên bố đó đã được truyền thông ngoại quốc tiếp nhận một cách thiện cảm.

Xin được trích lại vài điểm sau đây: “Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp song sinh”, “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”, “Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch”, “Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp cũng như những cơ chế chính sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh”, “Đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới”, v.v….

Không thể phủ nhận được là những tuyên bố như vừa kể đã tạo được tác động rất lớn đối với truyền thông ngoại quốc (ngoại trừ tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc) cũng như dư luận dân chúng Việt Nam.

Chỉ có một điều quan trọng, nhưng hay vuột khỏi trí nhớ nhiều người (kể cả truyền thông ngoại quốc) là, với nguyên tắc “tập trung dân chủ”, phải làm theo quyết định chung của mười mấy ông bà “vua tập thể” trong Bộ Chính Trị mà hầu hết đều mang đầu óc thủ cựu (nếu có tư tưởng tiến bộ thì không thể vào cơ chế này được), sợ mất đảng hơn mất nước, cũng như sợ đất nước tiến bộ người dân sẽ đòi hỏi lắm thứ mà đảng không thể cho để vuột tầm tay được; thì dù ai có tài thánh cũng chẳng thể thi thố gì được trong cái cơ chế đó. Huống hồ là ông Nguyễn Tấn Dũng học hành thì lem nhem, kiến thức lõm bõm, nên ông ta cũng như những người khác trong đảng thực ra chỉ thi hành, nói năng những gì được đảng phân công và cho phép.

Đại Hội 12 và tác động của truyền thông

Với những điều vừa trình bày ở trên, khi đến gần cuộc đua trong Đại Hội Đảng, ông Nguyễn Tấn Dũng nghiễm nhiên trở thành người có uy tín nhất trong ba ông lãnh đạo đảng đối với truyền thông ngoại quốc. Dù chẳng có một bằng cớ nào chứng thực điều này, nhưng bỗng dưng Ông Nguyễn Tấn Dũng có bộ mặt chống Trung Quốc rất sáng sủa và thân thiện đối với kinh tế thị trường.

Hiển nhiên nhận thức này đã tạo tác động không nhỏ đối với dư luận Việt Nam, đặc biệt là với tâm lý “cái gì của tây cũng tốt hơn, hay hơn”. (Ngay cả sau khi Đại Hội 12 đã kết thúc thì truyền thông ngoại quốc vẫn cho là phe bảo thủ thân Trung Quốc đã thắng, phe thân Tây Phương và thân doanh nghiệp đã thua.)

Vô số việc làm “vì Tàu và cho Tàu” của Nguyễn Tấn Dũng như “Bauxite Tây Nguyên”, cho thuê rừng đầu nguồn, cho người Trung Quốc được sở hữu đất đai nhà cửa tại những nơi xung yếu như cạnh sân bay bến cảng Việt Nam, cho người lao động Trung Quốc được vào Việt Nam tràn lan, cho thương lái Trung Quốc được trực tiếp vào Việt Nam thu gom hàng hoá đầu cơ lũng đoạn kinh tế Việt Nam, bán rẻ tài nguyên khoáng sản, mấy “quả đấm thép vỡ nợ”, v.v….. tất cả đều bị tâm lý không thích Trung Quốc che khuất, khi ông Nguyễn Tấn Dũng được so sánh với ông Nguyễn Phú Trọng, người được cho là thân Trung Quốc.

JPEG - 32 kb
Dự án Bauxite Tây Nguyên là một trong những việc ’vì Tàu và cho Tàu’ của Nguyễn Tấn Dũng.

Vì các lý do trên và cũng nhờ biết khai thác truyền thông cho cuộc chạy đua giành ghế trong Đại Hội 12, lần đầu tiên người ta đã thấy các phe nhóm trong đảng dùng báo chí và các trang mạng ngoài lề để củng cố cho vị thế của ông Nguyễn Tấn Dũng, tấn công ông Nguyễn Phú Trọng hoặc ngược lại. Tuy nhiên về tổng thể thì phải nói là dường như phe bênh vực ông Nguyễn Phú Trọng không có gì nhiều.

Trong khi đó thì người ta thấy vô số trang mạng ủng hộ ông Dũng. Những “nhà báo nổi tiếng”, “trí thức nổi tiếng”… trang facebook của họ có cả trăm ngàn “fan”. Một tiếng nói của họ ủng hộ ông Dũng là có cả ngàn, chục ngàn người hưởng ứng. Trang blog Nguyễn Tấn Dũng “làm mưa làm gió” trên mặt trận truyền thông, có hàng ngàn người truy cập cùng một lúc. Trong khi trang của ông Nguyễn Phú Trọng hầu như chẳng mấy ai để ý.

Có thể nói rằng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã rất thành công trên mặt trận truyền thông trong cuộc chạy đua giành ghế trong Đại Hội 12, và đây cũng chính là một trong những điều khiến ông thất bại trong cuộc giành ghế này. Tại sao?

Tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng thất bại?

Về lý do này thì đã có nhiều phân tích rất xác đáng, nhưng ít ai để ý đến tác động của truyền thông đối với quần chúng (không được bỏ phiếu) và đại biểu đảng (có quyền bỏ phiếu).

Cần phải nhớ lại mục tiêu bầu lãnh đạo đảng trong Đại Hội Đảng CSVN lần này thì mới thấy được một nghịch lý: Ông Nguyễn Tấn Dũng thất bại vì ông ta biết vận dụng truyền thông.

Từ nhiều tháng trước ông Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đi nhắc lại tiêu chuẩn bầu chọn lãnh đạo đảng. Quan trọng nhất trong các tiêu chuẩn đó là “bảo vệ Đảng”. Đây là tiêu chuẩn được đặt lên trước việc “bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa”, cuối cùng mới đến “bảo vệ nhân dân”.

Ngoài ra, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đặt ra một lô một lốc những tiêu chuẩn khác cho việc bầu chọn lãnh đạo đảng, phù hợp với tiêu chuẩn quan trọng nhất vừa nêu ở trên, mà dường như chỉ có một mình ông ta mới hội đủ.

JPEG - 41.2 kb

Ông Trọng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội (người Bắc), được nuôi dưỡng thuần tuý trong cái nôi Cộng Sản. Ông học tập dưới mái trường XHCN, học văn chương “cách mạng” ở đại học, học tiến sĩ ngành Xây Dựng Đảng ở Liên xô từ năm 80 là cái nôi của thành trì Cộng Sản. Nếu so với các Tổng Bí Thư khác từ Trần Phú, Lê Duẩn cho đến Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh…thì ông Trọng là người học hành, lý luận về Chủ Nghĩa Cộng Sản nhiều nhất, đầy đủ nhất. Ngay cả so với ông Hồ Chí Minh thì tiêu chuẩn này của ông Nguyễn Phú Trọng cũng cao hơn, vì ông Hồ đã sống ở các nước bản, chỉ được “giác ngộ” cộng sản sau này.

Qua các chức vụ trong đảng như Tổng Biên Tập Tạp Chí CS, Chủ Tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương, Bí Thư Hà Nội, Chủ Tịch Quốc Hội, Tổng Bí Thư Đảng, thì người ta thấy rằng con đường tiến lên Chủ Nghĩa Cộng Sản là con đường dành riêng cho ông Trọng.

Câu nói “Đến hết thế kỷ 21 không biết có xây dựng CNXH được hay không?” tuy bị chế diễu, nhưng có lẽ đó là câu nói thật lòng của ông ta. Ở một phương diện khác, câu đó cũng cho thấy “viễn kiến” của một lãnh tụ Cộng Sản.

Năm nay ông Trọng đã hơn 70 tuổi, vài năm hay một hai thập niên nữa ông chết, xuống âm phủ chắc ông tiếp tục xây dựng XHCN ở dưới đó (nếu có cõi âm ty).

JPEG - 118.2 kb

Đối với các đại biểu đảng được tham dự và bỏ phiếu trong Đại Hội 12, là những người được các cơ quan đảng lựa chọn từ trên xuống, thì ngoài sự so sánh về tiêu chuẩn lãnh đạo đảng như đã đề cập ở trên, chính những gì được loan truyền trên truyền thông tây phương và dư luận quần chúng càng khiến họ quyết tâm bảo vệ đảng hơn. Bởi vì bất cứ sự thay đổi quan trọng nào cũng có thể làm họ bị mất đi những quyền và lợi họ đang thụ hưởng nhờ đảng, kể cả cái sổ hưu. Do đó, xét cho cùng thì từ sự lựa chọn đại biểu đảng ở cấp cơ sở cho đến các tiêu chuẩn được đặt ra, đến các quy định bầu chọn trong Đại Hội, truyền thông ngoại quốc và dư luận xã hội trên các trang mạng không thể tạo được tác động nào, ngoài tác động ngược là dư luận quần chúng quá mạnh, mà đảng lãnh đạo thì không thể yếu hơn quần chúng được.

*****

Tóm lại, ít nhiều thì cũng phải thừa nhận ông Nguyễn Tấn Dũng quả là đã tạo nên và vận dụng được sự tác động giữa truyền thông quốc tế và dư luận trong nước để khuynh loát nội bộ đảng và châm thêm vào đà tấn công phe ông Nguyễn Phú Trọng.

Hẳn nhiên những nhà bình luận nổi tiếng như Carl Thayer, Jonathan London luôn luôn có những ảnh hưởng rất lớn đối với truyền thông và dư luận. Đây là một lợi thế của ông Nguyễn Tấn Dũng nếu Việt Nam là một quốc gia bình thường như những quốc gia khác, trong đó người dân có quyền bầu chọn người lãnh đạo một cách công minh.

Tiếc rằng Việt Nam không phải là nước bình thường. Chính vì sự không bình thường đó mà Việt Nam là nước “không chịu phát triển”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.