Việt Nam: “Bến Thượng Hải” thế kỷ 21 (Phần 2)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc chơi của những ông lớn

“Giấc mộng Trung Hoa”

Con sư tử hung dữ Trung Hoa đã thức giấc và tham vọng bá quyền của nó chưa bao giờ lớn như bây giờ. “Hoàng đế” họ Tập đang khao khát “muôn năm”, vượt qua “cái bóng” của những tượng đài Mao, Đặng ở đất nước “đèn lồng đỏ treo cao” và trở thành “vĩ đại nhất” trong lịch sử của dân tộc Hán. Với “con đường tơ lụa” và “vành đai mới”, ông ta, hẳn có một mong muốn tột độ được nhìn thấy “mặt trời Trung Hoa không bao giờ lặn”. Mục tiêu của họ Tập không hề giấu giếm: thay thế vai trò lãnh đạo thế giới của người Mỹ vào năm 2030.

Động thái mới nhất của Trung Quốc trong những ngày gần đây là vô cùng đáng ngại. Bắc Kinh trang bị 700 thiết giáp cho quân đội hoàng gia Cambodia và những khoản viện trợ kinh tế vô cùng hào phóng cho chính quyền Hunsen với mục đích tách Cambodia hẳn khỏi ảnh hưởng của Mỹ và người láng giềng nhiều ân oán lịch sử – Việt Nam.

Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc trong năm 2017 đã có những công trình xây các kho lưu trữ ngầm, những nhà chứa máy bay, phòng thủ tên lửa, thiết bị radar trên Đá Subi. Ảnh: CSIS

Bắc Kinh còn đã và đang triển khai số lượng lớn máy bay hiện đại cùng các loại khí tài phòng không, không quân, hải quân với số lượng và sức mạnh chưa từng thấy ở những căn cứ hải không quân đã được hoàn thiện ở chuỗi đảo nhân tạo ngoài Biển Đông. Bảy căn cứ tiền đồn kiên cố được xây dựng với ngân sách hàng chục tỷ USD trong thời gian ngắn, trong đó có 3 căn cứ hải không quân lớn trên những đảo mà Trung Quốc chiếm được của Việt Nam và Philippines là Vành Khăn, Chữ Thập và Subi.

Bên cạnh đó, những hoạt động đầu tư của Trung Nam Hải trong việc xây dựng các căn cứ viễn chinh lớn dưới chiêu bài hợp tác kinh tế cũng vô cùng hiểm độc. Đáng chú ý nhất, phải kể đến dự án Dara Sakor – một cảng nước sâu có chiều dài 90km bờ biển của Cambodia được Trung Quốc thuê lại với thời hạn 99 năm tại vịnh Thailand do tập đoàn Thiên Tân – Tianjin Union Development Group (UDG) đang hoàn thành tại tỉnh Koh Kong, chỉ cách đảo Phú Quốc, Việt Nam một tầm đạn pháo.

Rõ ràng, sức hấp dẫn của những đồng Nhân dân tệ với Hunsen là rất lớn, đến mức, ông ta quên luôn bài học lịch sử về Khơ me Đỏ – “thể chế con đẻ” của Trung cộng – vẫn còn là nỗi ám ảnh diệt chủng cho dân tộc Cambodia.

Hàng núi tiền của Trung Quốc đã đổ vào Cambodia trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. Những hạ tầng ban đầu là resort, casino, sân bay, trường học, bệnh viện với những “miếng bánh” được chia đều cho những thành viên trong gia tộc Hunsen.

Nguồn vốn giai đoạn đầu lên tới 3,8 tỷ USD cho Dara Sakor được cấp bởi UDG – một công ty tài chính quân đội Trung Quốc. Dự án này sẽ dần dần được quân sự hóa với những phức hợp hậu cần khổng lồ cho hải không quân của PLA trong tương lai không xa và là căn cứ viễn chinh quan trọng bậc nhất ở hải ngoại trong khu vực Châu Á của Trung quốc.

Việc khống chế vịnh Thailand, uy hiếp trực diện các tỉnh Tây Nam-Việt Nam, tuyến đường biển huyết mạch quốc tế qua eo Malacca, cũng như bảo vệ lợi ích từ dự án kênh đào Kra trong tương lai, trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Bắc Kinh đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xúc tiến dự án đầy tham vọng: kênh đào Kra xuyên qua miền Nam Thailand – con kênh đào khổng lồ, dài 138 cây số sẽ đảo lộn trật tự địa kinh tế chính trị vùng Đông Nam Á, đem lại lợi ích lớn lao cho Trung Quốc, đẩy Singapore và Malaysia xuống thành thương cảng bậc 2 của khu vực.

Sự thận trọng của người Thái trong một thời gian dài đã làm cho dự án này vẫn còn nằm trên giấy. Tuy nhiên, bằng việc lật đổ bà Thủ tướng xinh đẹp thân phương Tây và với sự ủng hộ mạnh mẽ từ giới chức quân đội, dự án khổng lồ này sẽ sớm được triển khai.

Và “Nước Mỹ trên hết”

Trung Quốc đã bước qua thời kỳ “ẩn mình chờ thời” của họ Đặng sau khi đã xây dựng được một nền tảng kinh tế và quân sự mạnh mẽ. Họ đã có nhiều thập kỷ “múa gậy vườn hoang”, từng bước quân sự hóa biển Đông dưới thời kỳ Đảng Dân chủ nắm quyền Nhà Trắng.

Có lẽ “giấc mộng Trung Hoa” sẽ sớm thực hiện được nếu như không có Donald Trump. Vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ có khuynh hướng mạnh mẽ chủ nghĩa dân túy, đầy cá tính và thông minh này đã liên tiếp ra những quyết sách cực kỳ thực dụng về kinh tế, cứng rắn trong đường lối chính trị, quân sự với mục tiêu “Make America Great again” và từng bước chặn đứng những bước chân của con sư tử Trung Hoa tham lam.

Là bậc thày lão luyện trên thương trường, cuộc chiến tranh thương mại âm thầm nhưng khốc liệt theo đúng kiểu “ăn miếng, trả miếng” sòng phẳng, đang được Trump tiến hành. Đối tượng chính của cuộc chiến thương mại của Trump không ai khác chính là Trung Quốc – quốc gia đã và đang làm giàu từ làm hàng giả, ăn cắp bản quyền trí tuệ, phá giá và lũng đoạn thị trường thế giới, biến hàng trăm triệu người dân Trung Quốc, Châu Phi, Trung Á, Đông Âu… thành đội quân nô lệ thực sự trong những công xưởng tồi tệ về điều kiện lao động và đồng lương rẻ mạt suốt nửa thế kỷ để làm giàu cho “mẫu quốc”.

Chỉ trong vòng 1 năm cầm quyền, Trump đã làm được khối lượng công việc bằng 4 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ trước đó cộng lại. Thâm hụt thương mại với Trung Quốc giảm nhanh chóng, doanh nghiệp Mỹ quay trở lại tổ quốc vì chính sách giảm thuế và lời kêu gọi “Make America Great Again”. Hàng loạt những chi tiêu và tài trợ các tổ chức quốc tế kém hiệu quả bị cắt bỏ và đầu tư vào hạ tầng, hải không quân và nghiên cứu khoa học tăng vọt, mang về hàng triệu việc làm cho người Mỹ… Nước Mỹ bước vào một kỷ nguyên mới với cảm hứng của chủ nghĩa dân tộc đầy kiêu hãnh “Nước Mỹ trên hết”.

Tại Châu Á, liên minh quân sự hùng mạnh: Tứ giác kim cương Mỹ – Nhật – Úc – Ấn đang lập lại bàn cờ địa chính trị khu vực. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, người Trung Quốc đã phải “nuốt bồ hòn làm ngọt” khi chứng kiến những hạm đội khổng lồ của người Mỹ lừng lững đi vào “vùng 12 hải lý” quanh các căn cứ của mình để “tuần tra và đảm bảo tự do hàng hải”.

USS Carl Vinson thuộc loại tàu sân bay hạt nhân hạng Nimitz, có thể mang đến 90 máy bay và hỗ trợ một dàn nhân sự lên đến hàng ngàn thủy thủ và phi công. Ảnh: Hải Quân Hoa Kỳ

Chỉ một phân nửa năng lực chiến đấu của đội tàu Carl Vinson cũng đủ sức thổi bay những căn cứ hải không quân của Trung Quốc xây dựng suốt 2 thập kỷ và biến con tàu Liêu Ninh thành bảo tàng quân sự dưới lòng biển. “Tứ giác kim cương” đang biến “chuỗi ngọc trai” của Bắc Kinh thành sợi dây xích han gỉ. Thông điệp của người Mỹ rất rõ ràng: Biển Đông không phải của Trung Quốc và tự do hàng hải ở vùng biển này là bất khả thay đổi.

Suốt 4 thập kỷ, Bắc Kinh sử dụng Triều Tiên như một Chí phèo chuyên nghề “rạch mặt ăn vạ” bằng vũ khí hạt nhân, làm mối đe dọa thường trực với Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như thu hút sự quan tâm của Quốc tế và Mỹ vào khu vực Đông Á. Những xung đột biên giới gần đây với Ấn Độ cũng chỉ là chiêu trò “giương Đông, kích Tây”. Mục tiêu quan trọng bậc nhất của Bắc Kinh luôn luôn là Biển Đông.

Nhưng với Mỹ và những liên minh hùng mạnh, việc mở cùng một lúc 3 mặt trận ở Ấn Độ Dương, Biển Đông và bán đảo Triều tiên là “dư sức qua cầu”. Với sự có mặt của 6 Hàng Không Mâu Hạm lớp Nimitz ở Châu Á, cùng nền tảng vượt trội về mọi mặt, người Mỹ kiểm soát mọi diễn biến cuộc chơi. Bàn cờ cũ của 50 năm trước được bày lại với đầy đủ “kỳ thủ” quen thuộc nhưng tình thế mới hoàn toàn không cho Trung Quốc một cơ hội nào. Liên minh Xã hội chủ nghĩa không còn và những nước chư hầu như Việt Nam, Triều tiên, Cambodia… không có ý nghĩa nhiều trong “cuộc chơi của những ông lớn.”

Vai trò của Việt Nam

“Thông điệp” nặng 95.000 tấn mà Donald Trump gửi đến Đà Nẵng chắc chắn làm cho các lãnh đạo Trung Quốc phiền lòng. Việc hiện diện trở lại của biểu tượng sức mạnh Mỹ tại Đà Nẵng rất có thể là một chỉ dấu cho cuộc “trở cờ” của Hà Nội hoặc ít nhất là nỗ lực “dựa Mỹ, đối Trung”, làm khó cho bước đường thoán đoạt biển Đông của Trung Nam Hải.

Quan hệ Việt – Trung tuy đang ở “tuần trăng mật” khi liên tiếp ông Nguyễn Phú Trọng đã ký một loạt những văn kiện “bán nước toàn diện”, hàng hóa và người Trung Quốc có thể tự do thông thương, đi lại sang Việt Nam mà không bị kiểm soát và không cần visa, cán bộ Việt Nam ở 5 tỉnh vùng biên giới được đào tạo và “giới thiệu bổ nhiệm” bởi những “đồng chí Trung Quốc”, tuyến đường cao tốc chiến lược Hải Phòng – Côn Minh đang hoàn thành gấp rút cùng với cơ sở hạ tầng cho “hai hành lang, một vành đai”… Tuy vậy, chẳng có điều gì đảm bảo mối quan hệ như “răng với môi” được Bắc Kinh và Hà Nội thề nguyền với “16 chữ vàng và 4 tốt” sẽ tốt đẹp mãi.

Đại sứ Phạm Quang Vinh thăm tau sân bay USS George H.W. Bush hôm 21 tháng Hai, 2018. Ảnh: FB USS George H.W. Bush (CVN 77)

Có thể nhận thấy xu hướng “đa phương hóa” của Hà Nội khi những quan chức cấp cao của quân đội, ngoại giao CSVN gần đây rất thích được ghé thăm những biểu tượng sức mạnh Mỹ. Vào ngày 19 tháng 10, 2017, tướng Nguyễn Chí Vịnh đã háo hức leo lên chiến USS Carl Vinson và gần đây là ông đại sứ Phạm Quang Vinh hớn hở bắt tay chụp ảnh cùng vị Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Nam Á W. Patrick Murphy trên chiếc George H.W.Bush.

Sau 45 năm, người lính Mỹ rời khỏi Việt Nam kể từ 1973, sự hiện diện trở lại của họ ở một địa danh “nhạy cảm” như Đà Nẵng, thực sự là một chỉ dấu cho sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại quốc phòng và ngoại giao của Hà Nội.

Người Cộng sản gắn kết với nhau chẳng vì “lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng” mà chỉ vì hai chữ “lợi, dục”. Nên “hết tiền, hết gạo thì cũng hết ông tôi”. Hà Nội cần nhiều hơn những gì nhận được từ Bắc Kinh để đổi lại những gì bị lấy đi nhưng Bắc Kinh thì không muốn bỏ ra quá nhiều cho một “nàng kiều” quá lứa lỡ thì, đồng thời, muốn đòi cả “món nợ thể chế” trong quá khứ thay vì phải chi thêm. Có lẽ vì lý do đó, “cô gái đẹp Việt Nam” đang đi tìm một mối duyên mới “tiềm năng” và ít bị bạo hành hơn thay cho anh chồng Tàu keo bẩn, cục súc. Không cần phải bàn cãi, những đồng dollar luôn hấp dẫn hơn Nhân dân tệ và dù gọi Mỹ là “thế lực thù địch” thì phần lớn con cái quan chức Việt Nam vẫn chọn Mỹ là quốc gia số 1 để du học và định cư lâu dài.

Vai trò của thể chế CSVN sẽ lụi tàn, giống như vương triều nhà Thanh trong những năm cuối thế kỷ 19 ở Trung Quốc và với vị trí trung tâm của cuộc tranh giành lợi ích giữa những cường quốc, Việt Nam rất có thể trở thành một “bến Thượng Hải của thế kỷ 21.”

Bánh xe lịch sử đang tạo ra những bi kịch và cơ hội to lớn cho một cuộc đổi thay trên mảnh đất này. Từ sự kiện Hàng Không Mẫu Hạm Carl Vinson tới thăm Đà Nẵng, đồng hồ đếm ngược đã điểm, những cơn bão biển Đông sẽ mang đến tàn phá nhưng một cuộc tái sinh sẽ bắt đầu.

Tân Phong,
ngày 01.03.2018

Xem Phần 1

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.