Việt Cộng Lội Ngược Dòng Trên Mạng Internet

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đầu tháng 7 năm 2008, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị Định 97 để quy định lại những hình phạt hành chánh liên quan đến những ai bị chế độ gọi là vi phạm trong việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ và thông tin trên Internet. Nghị Định này được coi là kết quả thai nghén hơn một năm trời của Bộ thông tin và Truyền thông nhằm sửa đổi lại Nghị định 55 về quản lý Internet ban hành vào năm 2001. Đến cuối tháng 7 năm 2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã dựa theo nội dung của Nghị Định 97 để ra một Thông Tư số 07/2008/TT-BTTTT về quản lý Internet, nhưng đặc biệt chú ý đến việc kiểm soát các trang nhật ký điện tử cá nhân, gọi là Blog, đang bùng phát mạnh mẽ trong vòng 2 năm (2007 và 2008) tại Việt Nam. Trong cuộc tiếp xúc với báo chí vào cuối tháng 9, Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông cho biết là hiện ở Việt Nam có khoảng 24 triệu người sử dụng Internet trong đó có khoảng 3 triệu Blogs xuất hiện và con số này đang mỗi ngày một gia tăng, tạo một ảnh hưởng rất lớn về mặt dư luận. Vì những thông tin của các Blogs trở nên quá nhanh và quá nhạy cảm nên ông Đỗ Quý Doãn cho biết là họ không thể buông lỏng quản lý và kể từ đầu tháng 12 năm 2008, Bộ này sẽ xử phạt những trang nhật ký điện tử (Blogs) có nội dung chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc…

Từ năm 1997 khi dịch vụ Internet xâm nhập và lan rộng tại Việt Nam, Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị Định mang số 21, do ông Võ Văn Kiệt ký nhằm quy định những kiểm soát gắt gao về sự trao đổi thông tin qua E Mail của những người trong nước. Đến năm 2001, Cộng sản Việt Nam lại ra Nghị định số 55 do ông Phan Văn Khải ký nhằm quy định chặt chẽ hơn về những trang Web và nhất là tung chỉ thị kiểm soát các dịch vụ thuê bao Internet. Khi những trang nhật ký điện tử (Blogs) bùng phát từ giữa năm 2007 với những thông tin đa dạng về tình hình Việt Nam, nhất là những tiết lộ mang tính “thâm cung bí sử” của chế độ Cộng sản Việt Nam, đã làm cho Hà Nội giật mình. Họ những tưởng đã khống chế được mọi luồng tin tức ở trong nước khi nắm chặt trong tay hơn 700 tờ báo và các phương tiện truyền thông đại chúng khác như đài phát thanh, truyền hình, các trang web…; nhưng sự ra đời của các Blog đã đưa thông tin vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chế độ Hà Nội.

JPEG - 51.4 kb

Từ năm 1997, Cộng sản Việt Nam đã phải ba lần sửa đổi những biện pháp kiểm soát Internet và hình phạt để chạy đua với sự phát triển của mạng Internet cho thấy là chế độ Hà Nội đã đi ngược dòng:

Thứ nhất, nhân loại đang ở vào thời đại của cuộc cách mạng tri thức, trong đó sự hiểu biết của con người cần phải được trao đổi để giúp nhau thăng tiến. Internet đang là phương tiện hữu hiệu nhất để giúp mở mang kiến thức. Tìm cách ngăn chận, kiểm soát để thống lĩnh mạng Internet vào trong tay một thiểu số quyền lực, Cộng sản Việt Nam không những đã đi ngược dòng của sự tiến hóa mà còn làm một công việc mang tính chất “lấy thúng úp voi”.

Thứ hai, Cộng sản Việt Nam hay nói đến mục tiêu theo đuổi cao đẹp là tạo dựng một xã hội công bằng và một đất nước văn minh, nhưng chính họ lại tìm cách kiểm soát Internet, đặc biệt là những trang nhật ký điện tử cá nhân – nơi góp phần chuyên chở rất nhiều những thông tin để mở mang kiến thức, học hỏi và xây dựng xã hội. Cộng sản Việt Nam đã không những đi ngược với chủ trương mà họ thường rêu rao lại còn đang biến Việt Nam thành một ốc đảo bần cùng và lạc hậu.

Ngoài tính chất đi ngược dòng của những quyết định kiểm soát các trang Blogs, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam còn chứng tỏ họ đang lo sợ một nguy cơ mới, đó là không còn có thể giấu diếm những điều sai trái của chế độ đối với quần chúng và quốc tế, và lại càng không thể che giấu làn sóng chống đối của người dân đang càng ngày càng dâng cao và những bất ổn định chính trị đang ngày càng lan rộng.

Từ nhiều năm qua, khi nói đến phong trào đấu tranh ở trong nước, Cộng sản Việt Nam hay đổ lỗi cho những thế lực thù địch ở bên ngoài, nhất là của các tổ chức đảng phái người Việt tại hải ngoại, với chủ tâm nhằm trấn an nội bộ đảng Cộng sản và các nhà đầu tư ngoại quốc rằng Việt Nam đang có sự ổn định chính trị; những chống đối nếu có đều bị giật dây từ bên ngoài. Nhưng qua ba cuộc phản ảnh lớn lao của hàng triệu Bloggers tại Việt Nam về: 1/ Cuộc vận động biểu tình chống Trung Quốc của Thanh niên sinh viên và Trí thức nhân vụ Bắc Kinh thành lập Huyện Tam Sa để quản lý hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam từ tháng 12 năm 2007; 2/ Loan tải và cập nhật các tình hình đấu tranh của giáo dân Thái Hà kể cả việc công bố những hình ảnh đàn áp của công an Cộng sản Việt Nam đã góp phần kích động lửa đấu tranh của người dân ở trong và ngoài nước; 3/ Vụ lụt lội kéo dài một tuần lễ khiến cho thành phố Hà Nội chìm trong biển nước cùng với việc phê phán thái độ kẻ cả và khinh dân của lãnh đạo Hà Nội trong vụ lụt này đã làm cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bị ê mặt trước sự tang thương của các nạn nhân lũ lụt.

Ngoài ba cuộc vận động mang tính chất đồng bộ và ào ạt của các trang nhật ký điện tử cá nhân, những bài ý kiến, những tâm tình và nhất là những sưu tập tin tức về đời sống khốn khó của dân chúng bên cạnh những giàu sang của giới lãnh đạo, đã giúp cho mọi người nhìn thấy những nghịch lý của xã hội Việt Nam, hoàn toàn khác xa với những bản tin tuyên truyền trên các báo chí, truyền thanh, truyền hình của nhà nước. Chính những nội dung loan tải này của các Bloggers đã khơi dậy một làn sóng thông tin ngoài luồng, và mở ra một phong trào ‘dân báo’ (báo chí của người dân) để đối lập lại những thông tin bị bưng bít của Cộng sản Việt Nam.

Các chế độ độc tài thường hay tựa trên ba chân vạc để duy trì ách thống trị. Đó là 1/ Bạo lực qua bộ máy quân đội công an; 2/ Bưng bít thông tin qua kiểm soát báo chí, truyền thông; 3/ Giáo dục ngu dân qua việc kiểm soát học đường. Trong thời đại mở cửa ngày hôm nay, Cộng sản Việt Nam đã gãy mất chân giáo dục ngu dân vì kiểm soát không nổi. Họ chỉ còn lại hai chân vạc phải cố chống đỡ là bạo lực và bưng bít thông tin. Tuy nhiên với sự bùng phát của các trang Blog trong thời gian tới, những biện pháp cấm đoán hay kiểm soát của Bộ thông tin và Truyền thông Cộng sản Việt Nam sẽ không thể nào dập tắt được phong trào dân báo ở trong nước vì đó chỉ là hành động “lấy thúng úp voi” mà thôi.

Trung Điền
Dec 29 2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.