Việt Nam đang thiếu hay dư giáo sư?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 2 Tháng 2 vừa qua, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Trong danh sách này có 1.226 người đạt tiêu chuẩn, gấp 1,7 lần năm 2016 và 2,3 lần năm 2015. Trong đó có 85 người đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS), 1.141 người đạt phó giáo sư (PGS). Lập tức có nhiều nguồn bình luận trái chiều cho rằng bằng cấp tại Việt Nam vô giá trị và lượng GS, PGS nhiều như… lợn con.

Trong một bài trả lời trên báo, GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh GS nhà nước đã bác bỏ nhận định này, và cho rằng tỉ lệ GS của VN còn thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới. Trích dẫn vài con số thì Trung Quốc có gần 4 GS hoặc PGS trên 10.000 dân và 0,2 GS hoặc PGS trên 100 sinh viên, gấp 10 lần Việt Nam, tại Đức, nước này có 3 GS trên 10.000 dân và 1,7 GS trên 100 sinh viên. Năm 2015, nước Áo có 0,62 GS trên 100 sinh viên. Nói tóm lại là số GS ở Việt Nam vẫn còn ít so với các nước tiên tiến.

Việc so sánh này có phần thiếu chính xác. Ở hầu hết các nước tiên tiến thì việc “phong” cho ai là GS hay bất kỳ chức năng nào trong trường đều do cơ sở đó quyết định chứ không do nhà nước như ở VN, và điều này dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực.

Đây là điều mà nhiều GS nổi tiếng như Hoàng Tụy và Ngô Bảo Châu đều nhận thấy. Theo GS Châu thì “Ở ta, GS là một chức danh danh dự được nhà nước phong. Người được phong nhận được sự tôn trọng của xã hội nhưng ngược lại không có quyền hạn, nhiệm vụ nào rõ ràng với chức danh đó”. Và chính vì do Trường bổ nhiệm nên ở nước ngoài, họ chỉ căn cứ vào khả năng người thầy và nhu cầu nhà trường nên số lượng GS của họ cao hơn. Ở ta, căn cứ vào các phát biểu của cơ quan chức năng thì trở thành GS “cực kỳ khó”. Tuy nhiên, việc “chất lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm nay được tăng lên” không đồng nghĩa là đó là những tinh hoa của nền giáo dục, vì theo GS Châu, đó chỉ là chức danh được sự tôn trọng của xã hội. Nói toẹt ra là… vô bổ.

Chắc mọi người còn nhớ cách đây vài năm có đề nghị khắc tên các sinh viên mới có bằng tiến sĩ vào bia Quốc Tử Giám. Cũng may là ý tưởng điên rồ này đã bị phê phán nặng nề, nhưng điều này cũng cho thấy nhiều cái đầu khoa bảng đến mức bệnh hoạn vẫn còn tồn tại ở VN.

Tôi thì có suy nghĩ hơi khác. Vấn đề không nằm ở chất lượng hay số lượng nhưng ở chỗ những vị GS này có đóng góp gì cho giáo dục nói riêng và xã hội nói chung mới là điều quan trọng.

Trở lại việc phong hàm vừa qua. Nếu phải xin (được phong) thì sẽ có cho hoặc không. Trong 10 năm làm việc tại ĐH Bách Khoa Sàigòn, tôi quả thực ngán ngẩm với các thủ tục, các giấy tờ để nộp vào các chức danh GS, PGS. Tôi nghĩ phải đến vài trăm ký chứ không chơi.

Các ứng viên có lẽ phải bỏ một thời gian rất lâu để hoàn tất các thủ tục thì chẳng hiểu đầu óc và thời gian cho công việc của mình là giảng dạy và nghiên cứu. Tôi không nhớ đã đọc ở đâu nói rằng nếu Einstein có tái sinh và nộp đơn ở VN thì cũng sẽ bị loại.

Một khía cạnh khác, Hội đồng chức danh có căn cứ vào các yếu tố chính trị để quyết định hay không? Tôi không rõ, nhưng chắc chắn là những ứng viên có các suy nghĩ, nhận định hoặc hành vi “lề trái”, cổ súy cho dân chủ, nhân quyền… chắc chắn sẽ bị loại ngoài vòng giữ xe.

Và đó là điều tôi muốn bàn nhân chuyện phong hàm này là với thủ tục xin-cho trong một cơ chế chính trị hóa giáo dục như ở VN thì các GS có giỏi đến đâu đi chăng nữa cũng chỉ đào tạo ra một tầng lớp khoa bảng nhưng phi nhân bản, chỉ biết phục vụ cho quyền lợi cá nhân và “mũ ni che tai” trước mọi việc xảy ra chung quanh.

JPEG - 106.2 kb
Buổi lễ trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư và Phó giáo sư trước đây. Ảnh: http://vinhuni.edu.vn

Việc này ai cũng có thể thấy, từ việc tăng giá xăng, việc chốt các BOT khắp nơi, việc an toàn vệ sinh, việc tàn phá môi trường… chả có ai dám lên tiếng, đặc biệt là giới trí thức – phải gọi là giới khoa bảng mới đúng – nói gì đến chuyện chính trị, bảo vệ lãnh thổ hoặc nhân quyền.

Nhiều người lập luận rằng không nên lẫn lộn chính trị với học đường! Thế thì hãy điểm qua vài điều trong Luật giáo dục ngày 14-06-2005.

“Điều 2: Mục tiêu giáo dục: Đào tạo con người VN phát triển toàn diện, có đạo đức (…) trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.

“Điều 3: Nền giáo dục VN là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”.

“Điều 27: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất… hình thành nhân cách con người VN xã hội chủ nghĩa…”.

“Điều 40: Nội dung giáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản… và các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…”. Tóm lại, trong bộ Luật giáo dục, sặc một mầu chính trị.

Tôi không chủ trương đả kích cá nhân, nhưng nếu đã có một trình độ nhất định mà nói rằng “giáo dục phi chính trị” thì quả thật các nhà giáo này đã tự đặt mình ra ngoài thời sự và nhịp thở sức sống của xã hội. Cũng nên nhắc lại cho mọi người rằng Chu Văn An được tôn vinh là “người thầy của muôn đời” không chỉ vì ông là một nhà giáo tài năng, đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam mà còn vì ông đã nêu tấm gương sáng về đạo làm người trong đó Thất trảm sớ là một minh chứng rõ ràng nhất. Và Thất trảm sớ là một hành động chính trị.

Vấn đề của giáo dục VN ngày nay là tập hợp của muôn vàn khó khăn và là những câu hỏi không có lời giải. Những người quan tâm thì không khỏi lo lắng vì thấy trước mặt mình cả một “núi vấn đề”, đó là bệnh thành tích, học giả bằng thật, ngồi nhầm lớp, bệnh giả dối, bạo lực học đường, sự tụt hậu… và còn biết bao nhiêu cái “núi” khác. Động đến cái nào cũng thấy bất khả thi. Có viết về một trong những đề tài này chắc cũng tốn nhiều giấy mực.

Hồi còn ở trong nước và sinh hoạt chung với các thầy cô trong Hội Giáo chức Chu Văn An, anh chị em chúng tôi thỉnh thoảng trao đổi về các vấn nạn của giáo dục VN, và mười lần như một, câu kết luận của chúng tôi là: “Vấn đề thì ai cũng biết cả, lời giải ai cũng biết cả. Đó là chỉ chi đất nước có dân chủ thì mọi bài toán sẽ có lời giải. Những gì chúng ta bàn ở đây chỉ là nói cho vui”. Cay đắng thật.

Trở lại vấn đề phong hàm, nếu xem các lời bình trên báo chính thống thì mới thấy đại đa số người dân vẫn đánh giá thấp, thậm chí rất thấp bằng cấp VN nói riêng và cả hệ thống giáo dục nói chung. Không phủ nhận rằng đất nước không hiếm những tài năng nhưng tại sao chúng ta ngày nay lại “ngày càng thua Lào và Campuchia về mọi mặt”. Đây là kết luận dựa theo những số liệu Ngân hàng thế giới – World Bank và Diễn đàn kinh tế Thế giới – WEF đưa ra cách đây gần 1 năm. Và theo như một kỹ nghệ gia Việt Nam tuyên bố cách đây 3 năm thì “chúng ta đã lỡ cơ hội vào Top 3 của ASEAN và chỉ còn nước nán lại chạy đua với châu Phi…”.

Và nếu chúng ta còn tiếp tục lầm lũi đi theo cơ chế và suy nghĩ độc tôn như hiện tại thì có lẽ sắp tới chúng ta sẽ chẳng còn tìm ai ra để chạy đua.

Phạm Minh Hoàng
(2/2018)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.