Việt Nam tước quốc tịch của blogger là hành động thái quá

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xin giới thiệu đến quý độc giả bài quan điểm của ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc phụ trách Châu Á thuộc Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch), được đăng trên trang TheNewsLens ngày 14 tháng Sáu, 2017.

– – –

Hành vi của chính quyền Việt Nam tước quốc tịch Việt Nam của ông Phạm Minh Hoàng là một điều vô cùng thái quá.

Hành vi xúc phạm nhân quyền không thể biện minh được này đánh dấu một mức độ thấp hèn mới của Hà Nội về cách đối xử với giới đối kháng chính trị, bởi vì việc này có nghĩa rằng họ không đáng là người Việt Nam, tước bỏ bản sắc và quốc tính của họ qua một thủ đoạn bất ngờ.

Cộng đồng thế giới, nhất là các nhà viện trợ cho Việt Nam, phải nói với Hà Nội là hành vi này không thể tha thứ được, lá thư của Chủ tịch nước phải được thu hồi và hành động này phải được rút lại ngay lập tức.

Đây phải là một bài học cho những động thái trả đũa khắc nghiệt của chính quyền đối với giới hoạt động chính trị không thể xảy ra mà không bị mất mặt và mất uy tín đối với thế giới. Đã đến lúc phải hành động để bảo đảm là không có một nhà hoạt động chính trị Việt Nam nào khác bị trừng phạt nặng nề kiểu bị tước quốc tịch Việt Nam trong tương lai.

Ông Phạm Minh Hoàng, trong lứa tuổi 60, sinh ra tại Vũng Tàu mà bây giờ là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đi du học tại Pháp năm 1973. Ông trở lại Việt Nam dưới dạng một công dân Pháp năm 2000 và dạy môn khoa học ứng dụng tại Đại Học Bách Khoa Tp.HCM.

Ông Phạm Minh Hoàng viết blog dưới bút hiệu Phan Kiến Quốc, bị bắt ngày 13 tháng Tám, 2010 vì bị tình nghi là có liên hệ đến đảng Việt Tân bị cấm hoạt động, một tổ chức từng kêu gọi nổi dậy chống đối chính quyền cộng sản nhưng sau này đổi qua phương cách chống đối ôn hòa.

Ông bị kết án vào ngày 10 tháng Tám, 2011, với tội danh “có những hoạt động chống chính quyền”, theo điều 79 của Bộ luật hình sự. Ông bị án tù ba năm, sau đó bị quản chế tại gia 3 năm.

Trang blog của ông viết về nhiều đề tài xã hội và chính trị Việt Nam. Ông cổ võ cho quyền lao động và nhân quyền, hòa hợp dân tộc, tự do ngôn luận, và dân chủ.

Kể từ giữa năm 2016, nhà chức trách Việt Nam đã bắt giữ ít nhất hàng chục bloggers và nhà hoạt động và kết tội họ bằng những điều lệ mơ hồ về vi phạm an ninh quốc gia. Tính đến tháng Giêng 2017, Việt Nam có ít nhất 112 blogger và nhà hoạt động bị giam cầm chỉ vì thực thi các quyền tự do căn bản như tự do biểu đạt, tụ họp, lập hội và tôn giáo. Human Rights Watch đã từ lâu kêu gọi Việt Nam bãi bỏ những điều luật hình sự hóa các quyền biểu đạt ôn hòa.

Nguồn: TheNewsLens

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.