Vợ chồng nhà văn Trần Khải Thanh Thủy bị hành hung

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hà Giang, thông tín viên RFA

2009-10-09

Được tin hai vợ chồng nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ và Đỗ Bá Tân bị hành hung vào lúc 8 giờ 30 tối 8-10, Hà Giang hỏi chuyện hai vợ chồng bà để tìm hiểu sự việc.

Bị đánh ngay trước nhà

Hà Giang: Chúng tôi vừa được biết tin là nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và phu quân vừa bị hành hung, xin cho biết việc này đã xẩy ra như thế nào ạ?

Cuộc phỏng vấn được thực hiện ngay tại đồn công an Trung Phụng-Khâm Thiên nơi họ vẫn bị câu lưu từ tối hôm qua đến nay.

Nhà Văn TKTT: Em đang ở đồn công an đây. Sáng nay, chị biết rồi đấy, sáng nay ngõ nhà em bị canh. Cả cảnh vệ, cả văn phòng, luôn luôn có một con chó săn nó theo em.

Hôm nay em ra Hải Phòng, nó cũng theo em tận đến Hưng Yên. Thế là nói báo với công an Hải Phòng. Đến khi em đến nơi, thì là nó vào tận xe nó kéo em xuống.

Chiều em về, em nằm ở nhà, thế là chúng nó đến, thế là chúng nó giằng túi của con bé để nó lấy cái chứng minh thư nó kiểm tra. Sáu, bẩy thằng công an, rồi là cảnh vệ nó đứng ở ngay sát ngõ nhà em, nó nhìn vào cửa nhà em.

Vì thế cho nên là ông xã nhà em mới bức xúc, mới bảo với chúng nó là làm sao thì cũng phải biết phân biệt chứ, biết phân biệt đúng sai chứ. Công an đang lớn tiếng với chồng em đây này. Chị ghi nhận vào.

Hà Giang: Hai người bị hành hung thương tích có nặng lắm không ạ?

Nhà Văn TKTT: Trưởng đồn công an, Trung Tướng Lê Tiến Dũng đang lớn tiếng với chồng em đấy! (có tiếng người sửa: “Trung tá”). Trung tá, vâng. Đấy, nó sai người đến hành hung nhà mình.

Ông xã nhà em chỉ có mua cháo về cho vợ thôi, mà nó đá tung cả cái hộp cháo của em, thế rồi nó dồn ông xã em vào góc cửa nhà hàng xóm nó đánh. Từ trên gác ba, em nghe thấy tiếng ông xã em kêu cứu, thế mà em mới chạy xuống dưới nhà, thế là hai thằng coi như là có dụng cụ, có vũ khí trên tay, để nó đánh vợ chồng em.

Con bé con là cứ khóc lạc giọng lên. Thế mà hiện tại là em vẫn bị chảy máu đầu. Họ kéo vào nhà em khoảng bẩy, tám người.

JPEG - 51.2 kb
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy bị đánh chảy máu đầu hôm 8-10-2009. Hình do gia đình cung cấp.

Hà Giang: Tại sao bị thương tích mà không cho đi băng bó, mà lại bị bắt ra đồn làm việc gì?

Nhà Văn TKTT: Kêu đưa em ra đồn để mà xem xét sự việc, rồi mà lấy giấy đi khám đi lấy giấy chứng thương. Thế rồi cuối cùng là ngồi bây giờ là đến 11 giờ kém rồi.

Hà Giang: Còn thương tích của phu quân Trần Khải Thanh Thủy thì ra sao ạ?

Nhà Văn TKTT: Đây ông xã nhà em đang ngồi đối chất với trưởng phường đây. Nhà em là bị hai kẻ côn đồ đến hành hung, đúng 8 rưỡi tối hôm nay, đấy!

Hà Giang: Xin cho biết tại sao hai vợ chồng bà tối nay đã bị hành hung, và những người đến hành hung là những người như thế nào ạ?

Nhà Văn TKTT: Nghĩa là sự việc nó bắt đầu là từ lúc xử các nhà dân chủ. Và em đi tham dự là em nghĩ là em có quyền công dân. Chẳng có ai đưa cho em một cái giấy nào cấm em không được ra khỏi khu cơ trú cả.

Thế là cuối cùng, chúng nó thấy em chụp ảnh, chúng nó động lòng, và hôm nay là ngày mùng 8, là ngày xử các chiến sĩ dân chủ ở Hải Phòng đấy.

Đấy sự việc xẩy ra vào lúc 8 rưỡi. Mà bao nhiêu là bộ đội có, mặc quần áo bộ đội, dân phòng, cảnh vệ cũng có, mà đứng ngay trước mắt nhà em, mà mắt giả mù, tai giả điếc, không ai vào nói can một tiếng, cứ để cứ nhìn vợ chồng em bị hành hung. Đấy, cái xã hội cộng sản nó như thế đấy chị ạ.

Hà Giang: Những người hành hung vợ chồng Thanh Thủy họ mặc đồng phục, hay mặc quần áo bình thường?

Nhà Văn TKTT: Nó mặc quần áo bình thường. Và còn thì nó là dân phòng (?). Thế mà hai phòng nó xô ông chồng em sát vào cánh cửa nhà hàng xóm để nó đánh.

Em thấy ông ấy la lên như thế, em từ trên gác ba em chạy xuống. Mãi em mới mở được cửa ra, thế là cãi nhau với chúng nó. Thế là cuối cùng là nó lấy gạch, nó nện vào đầu em.

Chuyện ở đồn công an

Hà Giang: Vâng, tôi gọi phôn nhiều lần, nhưng mà đồn công an không trả lời. Xin vui lòng chuyển phôn để tôi nói chuyện với trưởng phòng công an được không ạ?

Nhà Văn TKTT: Vâng để xem họ có dám hay không đã.

Hà Giang: Vâng.

Nhà Văn TKTT: Đây đứng quanh đây chắc chẳng ai dám trả lời RFA đâu. À đây anh Dũng ơi, có phóng viên muốn hỏi anh đây, anh có trả lời được không?

Công An: Tôi yêu cầu anh chị làm những chuyện quyền lợi thì anh chị không làm, anh chị còn đòi hỏi cái gì? Tư cách của chúng tôi chỉ trả lời thẩm vấn của cơ quan nhà nước (?)

Nhà Văn TKTT: Đấy chị nghe rõ chưa?

Hà Giang: Vâng tôi nghe. Xin vui lòng cho tôi nói chuyện với nhà văn TKTT được không ạ?

Chồng TKTT: Hello?

Hà Giang: À, vâng, tôi là Hà Giang của đài Á Châu Tự Do, xin chào ông ạ?

Chồng TKTT: Xin lỗi bà thế này. Vợ chồng tôi, hiện nay là đang bị cơ quan an ninh của phường là đang giữ ở đây, cho nên cái vấn đề phỏng vấn này là hoàn toàn hết sức tế nhị và hạn chế. Tối nay 8 giờ tôi về đến nhà, tôi mua cháo cho vợ tôi thì là có kẻ hành hung tôi và gia đình tôi.

Sau khi chuyện đó xẩy ra thì là cơ quan công an vào yêu cầu vợ chồng tôi phải ra công an phường, và hiện nay vợ chồng tôi đang ngồi ở đây. Không biết là họ yêu cầu vợ chồng chúng tôi làm cái gì. Hôm nay với tính cách vợ chồng tôi bị gọi ra thì tôi không phải viết tường trình mà chúng tôi chỉ trả lời thẩm vấn của cơ quan an ninh.

Thế nhưng đến giờ phút này cơ quan an ninh không thẩm vấn chúng tôi thì chúng tôi không có cớ để trả lời. Bây giờ chúng tôi đang ngồi chờ và rất là sốt ruột. Vợ tôi thì nhịn đói suốt từ sáng giờ không được ăn.

Đó là cái điều vô cùng vô nhân đạo, bởi vì là mua cơm mua cháo về đến cửa thì bọn côn đồ nó hất cháo đi, đổ cháo đi của vợ tôi. Đó là những điều tôi chỉ trả lời vắn tắt để cho chị hiểu và thông cảm. Xin cám ơn chị rất nhiều.

Hà Giang: Vâng, cảm ơn ông và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.