Xin đừng quên những người đi tù vì yêu nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đôi dòng sầu văn của anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa con trai Mục sư Nguyễn Trung Tôn, một trong 6 người đang bị xét xử tại phiên toà bất công của Toà An Nhân Dân TP Hà Nội:

“Nhiều người nói rằng bố tôi và các bác trông rất hiên ngang và oai hùng. Tôi đồng ý, nhưng nếu các bạn nhìn kỹ hơn các bạn sẽ thấy:

– Bố tôi, mục sư Nguyễn Trung Tôn, bộ dạng hết sức thô kệch bởi vì đơn giản ông xuất thân là một người nông dân. Đằng sau ông là cả một gia đình nghèo khó gồm một mẹ già mù loà, một người vợ ốm đau tần tảo và hai người con thơ thiếu vắng sự che chở dậy dỗ của cha.

Ông phải đứng với tư thế nghiêng nghiêng lý do vì hai chân ông đã bị đánh cho đứt dây chằng trong một lần đi làm thiện nguyện trong miền Trung 5 tháng trước khi bị bắt. Mắt không phải đeo kính lệch kéo dài theo sống mũi bởi vì đôi mắt ông đã trải qua nhiều trận đòn đầy máu và nước mắt vì những công việc ông làm cho nhân quyền Việt Nam. Đó là chưa kể những năm tháng tù tội đã làm làn gia ông úa tàn với nấm rổ khắp nơi vì điều kiện thiếu ánh sáng và nước sạch trong tù.

– Bác tôi, Luật sư Nguyễn Văn Đài, tóc đã bạc vì những suy nghĩ đăm chiêu về kế hoạch phát triển dân chủ cho Việt Nam. Ấy mà! Cũng có thể là vì nỗi buồn chất chứa của một người con phải đổi chữ Hiếu lấy chữ Trung. Bác Đài đã chọn chữ Trung với nước để phải ngồi tù khi chữ Hiếu chưa vẹn… bố ruột bác đã từ trần khi bác đang bị giam giữ bất hợp pháp trong tù mà không được nhìn thấy mặt con một lần. Còn về phần bác Đài cũng không thể về dự đám tang của cha được.

Tôi không thể bắt mọi người đọc mãi những câu chuyện buồn này nên tạm dừng lại ở đây. Tất cả những gì tôi muốn nói với mọi người rằng, mỗi gương mặt trong phiên toà đó đều có một câu chuyện. Sau cái thần thái cứng rắn đó là những nỗi đau không nguôi ngoai của những người con yêu nước, vì hai chữ Việt Nam mà phải đối mắt với việc bị lao tù mòn mỏi.

Xin đừng quên bố tôi, xin đừng quên bác Đài, xin đừng quên 6 nhà hoạt động bị xét xử ngày hôm nay, và cũng xin đừng quên hàng trăm người khác đang chiến đấu với gông xiềng chế độ cho quyền lợi của dân tộc quốc gia.

“Dân chủ không phải là tội.”

Nguồn: FB Hội Anh Em Dân Chủ

* Tựa đề do BBT WebVT đặt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.