Ý nghĩa những cuộc phản kháng của nông dân tại Hưng Yên, Hải Dương, Đồng Nai

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ đầu năm 2009 cho đến nay, chúng ta đã nghe nói nhiều đến một số địa danh như Hải Dương, Hưng Yên, Đồng Nai đã xảy ra những cuộc nổi dậy của nông dân chống lại các hành vi áp chế của cán bộ nhà nước Cộng sản Việt Nam.

JPEG - 28.9 kb

Ngày 4 tháng 1 năm 2009, hơn 1000 nông dân thuộc thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền Huyện Cẩm Giang, Tỉnh Hải Dương đã chiếm trụ sở Ủy Ban nhân dân thôn Hoàng Xá để phản đối những cán bộ Thôn đã cấu kết lừa gạt nông dân cưỡng chiếm đất. Hơn 600 cảnh sát cơ động đã được điều động từ Hải Dương về ứng phó, tạo ra một cuộc xô xát dữ dội khiến cho nhiều công an bị thương.

Ngày 7 tháng 1 năm 2009, hơn 2000 nông dân tại ba xã Xuân Quang, Cao Cửu, Phùng Công thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hải Hưng đã tập trung trước văn phòng chính phủ phản đối việc nhà nước đã cưỡng chế chiếm hơn 5 ngàn hecta trồng lúa, hoa quả, cây cảnh,… với giá đền bù rẻ mạt, từ 60 ngàn đồng một mét vuông (2006) lên 135 ngàn một mét vuông (2009). Trị giá tương đương với 10 ký gạo theo giá thị trường. Trong khi chính mảnh đất này đã đùm bọc nuôi dưỡng hàng ngàn nông dân qua bao đời nay, với những huê lợi thu vào gấp nhiều lần trên mỗi mét vuông.

JPEG - 48.1 kb
Nông dân tại ba xã Xuân Quang, Cao Cửu, Phùng Công thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hải Hưng đã tập trung trước văn phòng chính phủ phản đối việc nhà nước đã cưỡng chế chiếm đất. (Nguồn: danlentieng.net)

Cũng trong ngày 7 tháng 1 năm 2009, hơn 500 người dân huyện Thanh Trì, Hà Nội đã cùng nhau phản đối công an huyện đã cưỡng chế không cho bà con nông dân nhóm chợ ngay gần khu di tích Ngọc Sơn để kiếm sống qua ngày trong tình hình kinh tế khó khăn.

Ngày 19 tháng 2 năm 2009, hơn 500 nông dân thuộc xã Long Hưng, Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã tụ tập trước văn phòng Chủ tịch xã để yêu cầu ngưng việc dời hài cốt các mồ mả và chấm dứt việc cưỡng chế chiếm khu đất này để xây dựng khách sạn. Chủ tịch xã bỏ trốn kêu cảnh sát 113 xuống can thiệp, tạo ra một cuộc ẩu đả và nông dân đã phóng hỏa đốt trụ sở xã.

Ngày 4 tháng 3 năm 2009, hơn 500 nông dân thôn Phú Yên và Thôn Nhật Tiến, huyện Chương Mỹ, Tỉnh Hà Đông, đã chống lại một nhóm cán bộ do lãnh đạo huyện Chương Mỹ phái đến để cưỡng chế đất của dân, tạo ra một cuộc náo loạn khiến giao thông tại trục đường Hà Đông – Xuân Mai bị tắt nghẽn nhiều tiếng đồng hồ.

JPEG - 54.8 kb
Người dân Xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội chống chính quyền cướp đất của dân. (Nguồn: Dân Lên Tiếng)

Các cuộc phản kháng của hàng trăm, hàng ngàn nông dân tại các địa phương nói trên cho đến nay vẫn còn tiếp tục. Đa số những cuộc phản kháng này liên quan đến ruộng đất – gia sản duy nhất của nông dân Việt Nam – đang gặp nguy cơ bị chiếm đoạt với giá rẻ mạt bởi sự a tòng của cán bộ Cộng sản từ điạ phương đến trung ương. Núp dưới chủ trương ‘quy hoạch hóa’, cán bộ cộng sản tại nhiều điạ phương đã cấu kết với một số nhà đầu tư lập ra một số dự án xây dựng ma để cưỡng chiếm ruộng đất, nhà cửa của người dân. Sau khi cưỡng chiếm đất xong, cán bộ địa phương lại a tòng với kẻ mạo danh đầu tư lúc đầu, đem bán giá cao hơn gấp nhiều lần cho những chủ đầu tư mới. Khi nông dân phát hiện ra việc bị chính quyền làm trung gian cưỡng chế bán giá rẻ mạt thì những cuộc phản kháng bùng nổ. Ngoài ra, cũng có những khu đất sau khi cưỡng chiếm xong, họ đã rào lại để chờ bán; trong khi nông dân bị cưỡng chiếm đất phải dời đi nơi khác mà tìm không ra nơi cư ngụ mới, ruộng đất cũ của mình vẫn tiếp tục bỏ hoang không quy hoạch như dự án đưa ra lúc đầu, họ càng thêm bất mãn và bùng nổ sự phản kháng.

Nhiều người cho đây là sự tham lam của cán bộ địa phương đã a tòng với một số con buôn địa ốc nhằm áp lực nông dân để mua lại ruộng đất của họ với giá rẻ mạt. Sự tham lam này chỉ có thể giải thích trong một vài vụ xảy ra mà thôi. Không thể nào sự tham lam của cán bộ trở thành một hiện tượng dây chuyền xảy ra ở nhiều nơi và liên tục trong nhiều năm vừa qua với phong trào dân oan khiếu kiện khắp toàn quốc. Đây phải coi là một chính sách “ăn cướp” của đảng Cộng sản Việt Nam, vừa do lòng tham, vừa nhằm triệt hạ những nguồn sống của nông dân để đẩy họ vào cuộc sống bấp bênh, phải dựa vào đảng và chính quyền để không trở thành lực lượng đối kháng.

Thay vì đi khiếu kiện theo hình thức cá nhân, nhóm, tại các văn phòng Trung ương chỉ tốn thời giờ và công sức, họ đã phản kháng bằng chính sự đứng dậy của số đông ngay tại địa phương, đối đầu trực tiếp với những cán bộ địa phương.

Đảng Cộng sản Việt Nam được hình thành và tiến chiếm chính quyền từ năm 1945 không phải nhờ vào lực lượng trí thức và công nhân mà chính là lực lượng nông dân. Trong suốt mấy thập niên vừa qua, Cộng sản Việt Nam luôn luôn tìm mọi cách khống chế nông thôn. Ngay cả ngày hôm nay, trong lúc cổ võ cho nền kinh tế thị trường hàng hoá, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn coi trọng vấn đề kiểm soát Tam Nông: nông thôn – nông nghiệp – nông dân. Hơn một nửa hạ tầng cơ sở của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đang nằm ở nông thôn. Chính vì thế mà họ phải giữ nông thôn trong gọng kềm của đảng. Để khống chế nông thôn, Hà Nội luôn luôn tiến hành hai chính sách song hành: 1/ Bưng bít thông tin và 2/ Phủ dụ bằng những bánh vẽ phát triển. Vì không có thông tin và vốn bản chất chân chất, mộc mạc, thụ động trong nhiều thập niên dài, nông dân dễ bị cán bộ cấp địa phương trấn áp và lừa đảo mà không dám phản kháng. Có nhiều nông dân biết mình bị lừa đảo nhưng chỉ phản kháng theo hình thức cá nhân với hiện tượng dân oan đã xảy ra trong nhiều năm qua. Để đối phó với thành phần dân oan, Cộng sản Việt Nam thường áp dụng hình thức hứa cuội hay giải quyết một vài vụ đặc thù rồi dùng đó phủ dụ hầu câu giờ.

Nông dân đã biết hình thức khiếu kiện của dân oan không hiệu quả nhiều. Thay vì đi khiếu kiện theo hình thức cá nhân, nhóm, tại các văn phòng Trung ương chỉ tốn thời giờ và công sức, họ đã phản kháng bằng chính sự đứng dậy của số đông ngay tại địa phương, đối đầu trực tiếp với những cán bộ địa phương. Đây không phải là hình thức phản kháng mới lạ của nông dân. Đã từng có nhiều vụ phản kháng tập thể xảy ra trong quá khứ ở Thái Bình, Thọ Đà, Bắc Giang, Tiền Giang, Đồng Nai nhưng không có sự liên tục vì thiếu thông tin. Ngày nay, nhờ mạng lưới Internet và điện thoại di động, lòng phẫn uất tới mức “tức nước vỡ bờ”, cùng với khả năng phối hợp, huy động số lượng đông đảo nông dân tham gia trong các cuộc phản kháng nên đã kéo dài nhiều ngày, liên tục ở nhiều nơi. Điểm đặc biệt là những cuộc phản kháng này đều nhắm vào ngay chính quyền địa phương để cô lập những phần tử lãnh đạo rồi sau đó mới tê liệt hóa phản ứng đàn áp của công an, cảnh sát cơ động.

Nói tóm lại, theo dõi những bản tin loan tải về các cuộc phản kháng của nông dân xảy ra ở nhiều tỉnh miền Bắc và Miền Nam gần đây, chúng ta nhận thấy nông dân đã bắt đầu thay đổi hình thức khiếu kiện sang hình thức trực diện ngay tại chỗ để bày tỏ những yêu sách chính đáng của mình, áp lực cán bộ địa phương phải giải quyết. Nông dân Hải Dương, Hưng Yên, Đồng Nai đã biết dùng thế “tiến thoái lưỡng nan” để áp lực chính quyền địa phương ngưng chính sách ăn cướp ruộng đất của dân.

Trung Điền
March 12 2009

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.