Đảng CSVN sẽ rã từ vụ Vũ Huy Hoàng!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong hệ thống cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam, mọi trách vụ trong bộ máy nhà nước, từ trung ương đến địa phương đều do đảng phân công. Những cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân Tỉnh, Thành, Quận Huyện và Quốc hội đều chỉ là hình thức.

Do đó việc kỷ luật một cán bộ tham ô không thể cách chức bên hệ thống nhà nước là xong vì những chức vụ này chỉ là do sự phân công từ đảng. Muốn làm rốt ráo và trong sạch đảng phải đi từ gốc của vấn đề. Đó chính là khai trừ và cắt đứt mọi quyền lợi mà họ có được từ những vị trí ở trong đảng. Nếu không làm như vậy mà chỉ dùng hình thức “kỷ luật hành chánh”, chỉ là bôi thuốc đỏ ngoài da để che đậy con bệnh nan y hết thuốc chữa.

Đây chính là mấu chốt dẫn đến nguy cơ tan rã của đảng Cộng sản Việt Nam trong vòng vài năm tới, mà vụ kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng đang mở đầu.

Sau khi để cho Trịnh Xuân Thanh trốn thoát, ông Nguyễn Phú Trọng đã dồn mọi công lực tấn công ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ công thương… để răn đe.

Ngày 3 tháng 11, 2016, dưới sự chỉ đạo của ông Trọng, Ban bí thư đã kết án ông Vũ Huy Hoàng 3 tội:

Thứ nhất là lợi dụng trách vụ bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải làm phó Tổng giám đốc tổng công ty bia, ruợu (Sabeco).

Thứ hai là đã đề nghị khen thưởng huân chương lao động hạng ba cho ông Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng trường đại học công nghiệp thực phẩm TP Sài Gòn.

Thứ ba là không chỉ đạo tốt công việc tuyển dụng, tiếp nhận, đánh giá, bổ xung, quy hoạch cán bộ ở Bộ công thương.

Nói một cách ngắn gọn là ông Trọng muốn kết tội ông Vũ Huy Hoàng đã dính đến các vụ buôn bán chức vụ ở Bộ công thương. Vì thế, Ban bí thư đã ra quyết định cách chức nguyên Bí thư ban cán sự đảng Bộ công thương của ông Hoàng và nghĩ rằng việc triệt tiêu ông Hoàng như vậy là xong.

Thế nhưng, trước khi được phân công ra làm Bộ trưởng Bộ công thương từ năm 2007 đến 2016, ông Vũ Huy Hoàng đã từng là Ủy viên trung ương đảng khóa X (2006-2011) và khóa XI (2011 – 2016).

Câu hỏi đặt ra là tại sao ông Nguyễn Phú Trọng không cho THU HỒI chức Trung ương đảng của ông Vũ Huy Hoàng để “xử lý nội bộ” mà lại tránh né giao cho Quốc hội, rồi Chính phủ loay hoay tìm biện pháp “xử lý hành chánh” để trở thành chuyện bầy nhầy.

Trung ương đảng là bộ phận đã PHÂN CÔNG cho ông Vũ Huy Hoàng ra làm Bộ trưởng Bộ công thương (2007-2016). Do đó nếu ông Hoàng đã có những việc làm sai trái ở Bộ công thương như Ban bí thư nhận định, tức là ông Hoàng đã không làm đúng trách nhiệm của một cán bộ lãnh đạo do Trung ương đảng giao phó, thì đảng chỉ việc truất phế ông ta ra khỏi vị trị trong trung ương đảng.

Như vậy, có nghĩa là mọi áo mũ trong đảng bị lột hết, và tất nhiên những trách vụ được phân công trong bộ máy quốc hội, chính phủ đều trở thành vô giá trị.

Câu hỏi đặt ra là tại sao ông Trọng không dùng Trung ương đảng để kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng?

Có thể ông Trọng cho rằng ông Vũ Huy Hoàng không còn là ủy viên Trung ương đảng của khóa XII (2016-2021) nên không thể đưa ra cho Trung ương đảng hiện nay biểu quyết kỷ luật. Nhưng nếu theo lý luận này thì việc để cho Ủy ban thường vụ quốc hội hay Thủ tướng chính phủ ra quyết định thu hồi chức nguyên Bộ trưởng của ông Hoàng cũng là vi phạm hiến pháp 2013, khi ông Hoàng chưa bị xét xử là có tội.

Sở dĩ ông Trọng tránh né không dùng cơ chế trung ương đảng để “xử lý” ông Vũ Huy Hoàng vì ông Trọng sợ lập lại điều mà Trung ương đảng khóa XI (2006-2011) đã làm là không biểu quyết kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị lần thứ 4 của Trung ương đảng, khiến ông Trọng phải bật khóc… vì không “trừng trị” được ông Dũng.

Rõ ràng là qua vụ kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng, người ta thấy là ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn không có khả năng lãnh đạo cuộc chiến chống tham nhũng như đã hô hào, ngược lại chính cách làm của ông Trọng đã cho thấy quyền lực của các phe nhóm đứng lên trên quyền lực của đảng.

Nói cách khác, phe ông Nguyễn Tấn Dũng còn quá mạnh. Họ đã dùng tiền bạc để khóa tay những ủy viên trung ương đảng khác và hạn chế quyền lực của ông Trọng. Sự đấu đá giữa hai phe Trọng – Dũng không còn là những tranh giành về quyền lực chính trị, mà tất cả đang tập trung vào những lợi ích kinh tế và sẽ dẫn đến bối cảnh thanh toán nhau để thủ lợi, không khác gì vụ thanh toán giữa 3 cán bộ ở tỉnh Yên Bái hôm 18 tháng 8, 2016.

Nói tóm lại, vụ kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng đã cho thấy là càng đánh tham nhũng, đảng CSVN càng rơi vào những bế tắc tự thân do chính guồng máy độc tài gây nên, và chính nó sẽ dẫn đến những rệu rã trong nội bộ vì các phe chỉ còn biết tranh nhau quyền lợi và sẵn sàng tháo chạy khi có biến động.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.