October 4, 2019

Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN vừa ký ban hành tiếp Nghị Quyết 52 của Bộ Chính Trị về việc chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0. Ảnh: Báo Giao Thông

Giấc mộng ông Trọng, giấc mơ Tập Cận Bình

Từ nhiều năm qua, một số chuyên gia kinh tế và công nghệ đã tham dự nhiều buổi hội luận về chủ đề phát triển và công nghiệp hóa Việt Nam do các bộ tổ chức, đa số ý kiến đưa ra đều kiến nghị là phải cải cách thể chế và thay đổi nền tảng giáo dục. Đây mới là điều cốt yếu mà Bộ Chính Trị CSVN phải làm đầu tiên, trước khi nói đến việc hô hào cả nước tiến lên công nghệ 4.0

Buổi tiếp tân kỷ niệm 70 năm Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tối 30 tháng Chín tại Bắc Kinh. Ảnh: Tân Hoa Xã

Trung Cộng mừng thượng thọ 70!

Cuộc thương chiến Mỹ Trung xảy ra từ tháng Chín, 2018 và nhất là biến động tại Hong Kong xảy ra từ đầu tháng Sáu đến nay, đã khiến cho Tập Cận Bình và lãnh đạo Bắc Kinh phải thu nhỏ phạm vi tổ chức lễ diễn binh, kể cả việc không mời nguyên thủ các quốc gia tham dự, qua hai buổi lễ tiếp tân mừng quốc khánh vào tối ngày 30 tháng Chín, và cuộc diễn binh, diễn hành với hơn 120.000 binh lính và quần chúng tham gia vào sáng 1 tháng Mười. Theo dõi hai sự kiện này, có ba vấn đề được chú ý nhất.

Không khí ô nhiễm khiến Hà Nội trở nên không hấp dẫn đối với người nước ngoài. Ảnh: Facebook Việt Tân

Người nước ngoài rời bỏ Hà Nội vì ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Chất lượng không khí ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều thành phố khác tại Việt Nam ngày càng bị ô nhiễm đến mức báo động. Tình hình tệ hơn khi có thành phần bụi mịn PM2.5 quá cao. Điều đáng trách là chính quyền gần như bất lực trước tình trạng ô nhiễm không khí. Họ khuyến cáo chậm chạp, thông tin đến người dân không đầy đủ về tình trạng ô nhiễm. Đặc biệt là họ không đưa ra được kế hoạch cụ thể nhằm giảm bớt tình trạng ô nhiễm theo từng năm. Trong khi họ thu hàng trăm nghìn tỷ tiền thuế bảo vệ môi trường từ dân và các xí nghiệp.