October 6, 2019

Hình ảnh bầu trời Hà Nội hôm 27 tháng Chín, 2019. Ảnh: AFP

Mỹ, Anh và Đức ra ‘cảnh báo đỏ’ về ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Nhiều nước phương Tây như Mỹ, Anh và Đức mới phát đi “cảnh báo đỏ” về tình hình ô nhiễm không khí “nguy hiểm” ở các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP. HCM, khuyến cáo công dân của mình về tác động đối với sức khỏe của họ. “Mức độ ô nhiễm không khí ở mức cao, thậm chí là nguy hiểm, xảy ra ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn, có thể làm trầm trọng các bệnh về tim, phổi và hô hấp. Trẻ em, người già và những ai có tiền sử bệnh lý đặc biệt bị ảnh hưởng…” (thông báo của Đại Sứ Quán Anh ở Hà Nội hôm 1 tháng Mười viết).

Đấu đá bùng nổ với Hội nghị Trung ương 11

VN 360: Hội luận cùng ông Lý Thái Hùng – Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân. | So với những khóa trước, thì kỳ họp Trung ương đảng lần thứ 11 này (từ ngày 7 đến 13 tháng 10) được cho sẽ là “nhiều sóng gió nhất”. Đây là kỳ họp mà Ban chấp hành trung ương khóa 12 sẽ chính thức bàn về vấn đề nhân sự của khóa 13, tức là tập trung thảo luận và chọn lựa những ai ra đi, những ai ở lại, đồng thời chọn những ứng viên mới từ các bộ phận đảng và nhà nước để tham gia vào Ban chấp hành trung ương khóa 13.

Ô nhiễm không khí ở TP. Hà Nội và Sái Gòn liên tiếp ở mức báo động. Ảnh: Internet

Thiếu giải pháp chống ô nhiễm không khí: Quan liêu hay kém chuyên môn?

Ô nhiễm không khí không phải là thiên tai mà là hành vi của các nhóm lợi ích kinh tế tác động lên môi trường một cách thiếu kiểm soát và vô trách nhiệm, dưới sự tiếp sức của giới chức chính quyền – tước đoạt đi quyền được hít thở không khí trong lành của cả cộng đồng. Chấp nhận sống chung với ô nhiễm hay dứt khoát loại bỏ nó sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức về nhân quyền và cả thái độ “đòi lại quyền bị tước đoạt” của những nạn nhân.