March 14, 2020

Ngày 14 tháng 3 năm 2010, để nhắc nhớ đến 64 chiến sĩ hi sinh ở bãi đá Gạc Ma 14/3/1988 và vinh danh những người đã hy sinh bảo vệ biển đảo của tổ quốc bị nhà cầm quyền cố tình bỏ quên, một số anh chị em Việt Tân công khai xuất hiện tại cầu Thê Húc, trên Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội để phân phát mũ áo có ghi 6 chữ "HS.TS.VN". Ảnh: Tư liệu của Việt Tân

14/3/2020: Nhớ hải chiến Trường Sa, nhớ 10 năm Thê Húc

Sau mật ước Thành Đô năm 1990, những ngày như 19/1 hay 14/3 cần được quên lãng. Mọi hình thức nhắc nhở, vinh danh bị cho là “nhạy cảm” và thường bị cấm đoán.

Vậy mà cách đây 10 năm, ngày 14 tháng 3 năm 2010, một số người đã công khai xuất hiện tại cầu Thê Húc, trên Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, để vinh danh những người đã hy sinh để bảo vệ biển đảo của tổ quốc. Lần đầu tiên người Việt Nam biết đến 6 chữ “HS.TS.VN”.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO: Hướng dẫn & giải thích những hiểu sai về COVID-19

Những hướng dẫn cần thiết để phòng chống COVID-19 của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, WHO.

Các chuyên gia y tế cho biết về các triệu chứng, cách phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân và cho người xung quanh cũng như hướng dẫn cách đeo khẩu trang và giải thích những hiểu sai về virus SARS-CoV-2, loại virus corona chủng mới gây đại dịch viêm phổi COVID-19.

Các chuyên gia y tế trả lời các câu hỏi để hiểu rõ hơn về COVID-19 và những gì cần làm khi nghi ngờ bị nhiễm bệnh.

Toàn cảnh đá Gạc Ma (Johnson South Reef) Trung cộng đã tôn tạo, xây lắp chụp từ khoảng cách 5 km. Ảnh: Internet

Gạc Ma, trận chiến bị lãng quên

Tướng Lê Mã Lương cho biết: “Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như (nó) đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?”

Người dân Hà Nội hôm 14/3/2016 tưởng niệm 64 tử sĩ Gạc Ma bị Trung Quốc giết hại ngày 14/3/1988. Ảnh: AFP

Thảm sát Gạc Ma: Loan tin theo kiểu đu dây!

Anh Lê Minh Thoa, một người lính sống sót [vụ thảm sát Đá Gạc Ma, thuộc Quần đảo Trường Sa ngày 14/3/1988] nhớ lại, lính Việt Nam chết gần hết, xác họ trôi lơ lửng, máu tràn lan trên biển, máu của lính từ mạn tàu chảy xuống. Sau này khi anh xem lại đoạn phim về trận hải chiến này do Trung Quốc làm, anh vẫn nhớ như in cảnh tượng kinh hoàng ấy.