June 23, 2020

So sánh các không ảnh chụp Biển Đông năm 1995 (trái) và Biển Đông năm 2017 (phải) thấy khác nhau rất nhiều. Ảnh: FB Chính Luận Trần Trung Đạo

Hậu quả của chính sách đối ngoại “đu dây” quốc phòng “ba không”

Cách mạng dân chủ Lithuania thành công vì tất cả cùng có một thái độ dứt khoát với chế độ CS và một mục đích “thoát Liên Sô.” Đừng quên, Lithuania giành được độc lập và bước vào tiến trình dân chủ hóa trước khi Liên Sô sụp đổ.

Việt Nam cũng thế. Đây là thời điểm lịch sử để những người yêu nước ở mọi nơi, mọi thành phần cùng bước ra ánh sáng để nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ chủ quyền đất nước bắt đầu bằng nỗ lực dân chủ hóa Việt Nam trong thời gian nhanh nhất.

Phạm Minh Hoàng: Vì sao có 71% người VN được hỏi, nói ‘đất nước của tôi có dân chủ’?

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng phân tích tại sao “Chỉ số Nhận thức Dân chủ” (DPI), được cho biết là một nghiên cứu khảo sát toàn cầu hàng năm, lớn nhất về dân chủ, vừa được đưa ra cho thấy, 71% người dân ở Việt Nam được hỏi, đã nói rằng “đất nước của tôi có dân chủ.”

Làm sao giảm bớt lo lắng trong cuộc sống với corona virus

Chương trình hội thoại “Nét Đẹp Trong Đời Sống” cùng Bác Sĩ tâm lý Đông Xuyến và Tiến Sĩ Trần Diệu Chân mong đem lại niềm vui, tinh thần lạc quan, niềm hy vọng, hạnh phúc cho người xem, để rồi tất cả chúng ta cùng nhau góp phần tạo những thay đổi tích cực trong đời sống cá nhân, và trong xã hội.

Chương trình kỳ này chia sẻ những điều có thể làm để giảm bớt lo lắng, bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho bản thân và gia đình trong cuộc sống khi mà chưa tìm ra thuốc trị hay thuốc ngừa Covid-19.

George Floyd và Lê Đình Kình: Hai cái chết, ngàn thái độ. Đồ họa: Luật Khoa

George Floyd và Lê Đình Kình: Hai cái chết, ngàn thái độ

Cái chết của người đàn ông Mỹ gốc Phi có tên George Floyd tiếp tục làm chấn động thế giới. Bị cảnh sát Hoa Kỳ đè ngạt thở trong gần tám phút liền, sự kiện George Floyd là giọt nước tràn ly đối với những bất công có hệ thống liên quan đến sắc tộc và màu da bên trong nền dân chủ Hoa Kỳ, và rộng hơn là ở các quốc gia dân chủ cấp tiến phương Tây.

Đại biểu Quốc Hội Phan Thị Hồng Xuân (Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM) đề nghị mạnh tay với người nhập cư xả rác, đưa họ về nơi cư trú, vì “sống ở đô thành không quen.” Ảnh: Báo Pháp Luật Việt Nam, 16/7/2019

Làm thế nào để Quốc Hội là của dân chứ không phải gần dân?

Muốn Quốc Hội là Của Dân thì điều đơn giản đầu tiên là ĐBQH phải Của Dân. Cho nên, câu hỏi làm thế nào Quốc Hội trở thành Của Dân dẫn đến bài toán làm thế nào để ĐBQH là Của Dân.

Đến lượt mình, muốn giải quyết bài toán ĐBQH là Của Dân thì ĐBQH phải được Dân tự nguyện bỏ phiếu lựa chọn.